Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 37: Văn học: Tỏ lòng
Hưng Đạo Vương rất hài lòng về chí khí, hoài bão, sự hiểu biết của chàng nông dân khôi ngô, tuấn tú, có dáng người chắc khỏe, mới chừng ngoài 20 tuổi này. Cũng từ đây, chính ông đã tạo ra bước ngoặt quyết định trong cuộc đời của Phạm Ngũ Lão, biến chàng trai đan sọt trở thành danh tướng công thần của triều Trần, của dân tộc, trở thành người con rể yêu quý, trợ thủ đắc lực, trung thành của ông. Chỉ một thời gian sau, ông lại tiến cử với nhà vua giao cho Phạm Ngũ Lão coi quân cấm vệ, bảo vệ vua và Cấm thành.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ 2, thứ 3 (1285-1287-1288), Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công lớn tại các trận: Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, Nội Bàng, Lạng Sơn. và được vua phong Kim Nghiêu Đại tướng quân. Từ năm 1294 đến 1318, Phạm Ngũ Lão lại 4 lần đánh thắng các quốc gia ở phía Tây và phía Nam đưa quân vào quấy phá nước ta. Năm 1302, nghịch thần Biếm nổi lên chống lại triều đình, cũng bị Phạm Ngũ Lão đập tan. Là một danh tướng là chỗ dựa tin cậy của 3 triều vua nhà Trần, vì thế, ông lần lượt được vua phong các hàm tước lớn: Thân vệ Đại tướng quân, Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu. Năm 1320, ông mất. Vua Trần Minh Tông vô cùng thương tiếc, cho nghỉ chầu 5 ngày đó là ân điển đặc biệt của vua dành cho ông.
Tuần : 13Tiết : 37Văn học Tỏ lòng(Thuật hoài) Phạm Ngũ LãoNguyễn Hữu NữaNguyễn Hữu Nữa Một danh tướng là chỗ dựa tin cậy của 3 triều vua Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, châu Thượng Hồng (nay thuộc Ân Thi, Hưng Yên). Nhà nghèo, “không một tấc đất cắm dùi”, bố mất sớm, mẹ già yếu, Phạm Ngũ Lão phải kiếm sống bằng nghề đan sọt. Nhưng ông phụng dưỡng mẹ chu đáo, hiếu thảo. Ông nổi tiếng thông minh, ham đọc sách và chịu luyện rèn nên đã tinh thông võ nghệ. Thế rồi cuộc hội thoại tình cờ giữa Phạm Ngũ Lão và Hưng Đạo Vương đã đem đến niềm vui của cả 2 người. Truyện kể rằng: “Một lần, Hưng Đạo Vương đưa quân đi tập trận. Khi về qua làng Phù Ủng, dân chúng hết thảy đều dẹp sang 2 bên, nhường đường, riêng Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi xếp bằng tròn, điềm nhiên đan sọt, mặc cho quân lính quát, thét thế nào cũng không nghe, đâm giáo vào đùi đến máu chảy đầm đìa cũng không biết. Thấy sự lạ, Hưng Đạo Vương xuống voi, cúi nhìn chàng thanh niên đang đan sọt mà như vô hồn, vô cảm. Ông hỏi: Nguyễn Hữu Nữa - Nhà ngươi quê ở đâu, bị giáo đâm như thế không biết đau sao mà vẫn ngồi như vậy? Bấy giờ, Phạm mới giật mình, sực tỉnh, kính cẩn nhìn người hỏi, vội thưa: - Bẩm Đức Ông, tôi họ Phạm... tôi mãi nghĩ mấy câu trong binh thư, không biết có quân của Đức Ông trẩy qua, làm trở ngại việc quân, xin Đức Ông xá tội cho. - Hẳn tráng sĩ biết quân Mông - Nguyên đã chinh phục hàng chục nước ở Đông - Tây, nhà Tống cũng bị đẩy xuống phía Nam... nay chúng đang gấp rút xâm lược nước ta một lần nữa. - Bẩm Đức Ông, kẻ thứ dân này, tuy ở nơi thôn dã, song cũng biết được giặc Mông - Nguyên đã động binh, rắp tâm xâm lược nước ta. - Tráng sĩ đã tỏ ra là người thao lược, ta rất quý trọng. Ta muốn đưa về trang Ấp Vạn Kiếp giúp ta huấn luyện quân sĩ, mong tráng sĩ vui lòng (Bách khoa trí thức phổ thông, trang 233).Nguyễn Hữu Nữa Hưng Đạo Vương rất hài lòng về chí khí, hoài bão, sự hiểu biết của chàng nông dân khôi ngô, tuấn tú, có dáng người chắc khỏe, mới chừng ngoài 20 tuổi này. Cũng từ đây, chính ông đã tạo ra bước ngoặt quyết định trong cuộc đời của Phạm Ngũ Lão, biến chàng trai đan sọt trở thành danh tướng công thần của triều Trần, của dân tộc, trở thành người con rể yêu quý, trợ thủ đắc lực, trung thành của ông. Chỉ một thời gian sau, ông lại tiến cử với nhà vua giao cho Phạm Ngũ Lão coi quân cấm vệ, bảo vệ vua và Cấm thành. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ 2, thứ 3 (1285-1287-1288), Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công lớn tại các trận: Tây Kết, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, Nội Bàng, Lạng Sơn... và được vua phong Kim Nghiêu Đại tướng quân. Từ năm 1294 đến 1318, Phạm Ngũ Lão lại 4 lần đánh thắng các quốc gia ở phía Tây và phía Nam đưa quân vào quấy phá nước ta. Năm 1302, nghịch thần Biếm nổi lên chống lại triều đình, cũng bị Phạm Ngũ Lão đập tan. Là một danh tướng là chỗ dựa tin cậy của 3 triều vua nhà Trần, vì thế, ông lần lượt được vua phong các hàm tước lớn: Thân vệ Đại tướng quân, Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu. Năm 1320, ông mất. Vua Trần Minh Tông vô cùng thương tiếc, cho nghỉ chầu 5 ngày đó là ân điển đặc biệt của vua dành cho ông.Nguyễn Hữu Nữa Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) : - Là con rể của Trần Hưng Đạo. - Có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. - Được ca ngợi là người toàn tài.Nguyễn Hữu NữaNguyễn Hữu NữaPhiên âmHoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.Nam nhi vị liễu công danh trái,Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. Dịch nghĩa Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu, Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu. Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh, Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.Dịch thơ Múa giáo non sông trải mấy thu,Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.Công danh nam tử còn vương nợ,Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. BÙI VĂN NGUYÊN dịchTỏ lòngNguyễn Hữu NữaCâu 1 : Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch ? Phiên âm Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Dịch nghĩa Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu Dịch thơ Múa giáo non sông trải mấy thuNguyễn Hữu NữaHoành sóc giang sơn kháp kỉ thuNguyễn Hữu NữaCâu 2 : Nhận xét câu thơ dịch so với câu thơ nguyên tác ?Phiên âmTam quân tì hổ khí thôn ngưuDịch nghĩa Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu Dịch thơ Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâuNguyễn Hữu Nữa Vừa cụ thể hoá sức mạnh vật chất, vừa hướng tới sự khái quát hoá sức mạnh tinh thần của đội quân mang hào khí Đông A.Nguyễn Hữu NữaHào khí Đông A:Tâm hồn, khí phách dân tộc thời Trần+ Tư tưởng độc lập tự cường, tự hào dân tộc+ Ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lượcĐây còn là lối chơi chữ: Chữ “Đông” + boä A = chữõ “Trần” Hào khí Đông A: Hào khí thời Trần Nguyễn Hữu Nữa+ Theo em, cụm từ “khí thôn ngưu” còn có thể hiểu theo cách nào khác? Hãy nêu cách hiểu ấy.Nguyễn Hữu NữaCâu 3 :Phiên âmNam nhi vị liễu công danh tráiDịch nghĩa Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danhDịch thơ Công danh nam tử còn vương nợNguyễn Hữu NữaCâu 4 :Phiên âmTu thính nhân gian thuyết Vũ hầuDịch nghĩa Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầuDịch thơ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầuNguyễn Hữu Nữa Ngày1-11-1320, Phạm Ngũ Lão mất tại phủ đệ của vua ban, hưởng thọ 65 tuổi. Ông làm tướng phụng sự nhà Trần gần 50 năm, qua ba đời vua. Thượng hoàng Trần Anh Tông đọc bài viếng Thượng tướng quân có đoạn: Dẹp giặc Lào, Chiêm tỏ tướng tài,Võ thần mấy kẻ được chen vai.Dưới cờ một dạ nên công lớn,Gia Cát trời Nam lại có hai.Nguyễn Hữu Nữa+ Qua nỗi lòng của người anh hùng Phạm Ngũ Lão, các em rút ra được bài học gì cho bản thân mình ?Bài học :+ Sống phải có lí tưởng, hoài bão cao đẹp.+ Nỗ lực để thực hiện hoài bão.+ Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của dân tộc.Nguyễn Hữu Nữa III. Tổng kết 1. Nghệ thuật : - Kết cấu cô đọng, hàm súc. - Giọng thơ linh hoạt. 2. Nội dung : Khắc hoạ được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.Nguyễn Hữu NữaNguyễn Hữu NữaĐền Ủng tại làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão.Nguyễn Hữu Nữa Lễ hội đền Ủng ở xã Phù Ủng (ÂnThi) được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 13 tháng giêng âm lịch là một trong những hoạt động văn hoá lớn mở đầu cho lễ hội đầu xuân hằng năm ở tỉnh Hưng Yên. Nguyễn Hữu NữaXIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!Nguyễn Hữu Nữa TƯ LIỆU "Thuật hoài" của Điện suý Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt - như một Anh hùng ca - mãi mãi còn vang danh sử Việt. Đời sau cảm nhận được tráng chí chói trời Nam, một thuở hào hùng đầy "Khí thôn Ngưu, Đẩu": "Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”. Học giả Trần Trọng Kim đã để lại bản dịch nắm bắt được phần nào nguyên nghĩa của bài thơ: "Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân hùng khí nuốt sao Ngưu.Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Nguyễn Hữu Nữa Trở lại với ba chữ "khí thôn Ngưu"... Trước hết, thuật ngữ đầy đủ của chính nó "Khí thôn Ngưu, Đẩu" hoặc có khi "Khí xạ Đẩu, Ngưu" do vần điệu văn thơ đòi hỏi mà người xưa tuỳ nghi sử dụng... Ngay cả bỏ bớt chữ Đẩu như trường hợp bài thơ đang nói, cũng không làm xoá đi gốc chữ. Nhưng Ngưu, Đẩu đến từ đâu? Phải chăng đấy là hai chòm sao đặc biệt? Tại sao Ngưu, Đẩu thường đi đôi trong thuật ngữ thiên văn? Nguyễn Hữu Nữa Vòng Hoàng Đạo trên bầu trời chia thành các khoảng cách tương đối không đồng đều, định vị hai tám chòm sao gọi vẫn gọi chung Nhị thập bát tú: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chuỷ, Sâm, Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Trong đó vị trí thứ 8 chòm sao Đẩu, và thứ 9 chòm sao Ngưu kế cận, đi đôi. Chúng chủ trì hai "phân dã" trực tiếp liên quan phương đông bắc và đông bắc kiêm bắc, dưới mặt đất tương ứng,... Nguyễn Hữu Nữa Học thuật Thiên văn quan tượng thường sử dụng hai chòm Ngưu, Đẩu để dự đoán vận mệnh anh tài, tướng soái. Án theo góc độ quan sát riêng của một nước, một địa bàn quản hạt rộng lớn... Khi thấy hai sao lu mờ, u ám bất thường do phạm phải ánh sáng sao khác bắn vào, lấn lướt gọi là "Khí xạ Đẩu, Ngưu" . Vẫn chưa tệ hại bằng "Khí thôn Ngưu, Đẩu" không những bị lấn lướt lu mờ mà chìm khuất dưới ánh sáng sao khác trùm lên, phủ nuốt. Là lúc dự đoán sự tệ hại ở mức độ kinh hoàng. Anh tài đều tuyệt lộ. Điềm bại binh không cứu vãn. Nguyễn Hữu Nữa Vâng, quân ta như ánh sao chói lọi làm "Khí thôn Ngưu, Đẩu" - từ lâu vẫn tượng trưng cho hào kiệt, tướng soái "Thiên triều" trên bầu trời kiêu hãnh. Chữ "thôn" - nuốt - trong thôn tính, động từ mà "Thiên triều " chưa bao giờ từ bỏ mộng áp đặt lên sơn hà cõi Việt. Với Phạm Ngũ Lão, cách chơi chữ của ông không còn bình thường như - cuộc chơi - người đời làm thơ để uống rượu tiêu sầu, hoặc thú tài điệu thi nhân lấy văn chương tỏ đôi chút tư tưởng cao xa so mấy người dung tục. Không, ông tuyệt nhiên không đứng vào hạng ấy. Hạng làm thơ dù chuyên môn rồi cũng chỉ để làm thơ. Nguyễn Hữu Nữa Không chỉ qua chiến công giữ nước mà thôi, ông còn sử dụng văn chương để hiên ngang lấy lại công bằng. Phạm Ngũ Lão đã trả món nợ chữ "thôn" cho lịch sử Việt Nam, cho tự ái dân tộc và cả cho con cháu, hậu duệ - nhỡ có ai - còn tự ti về một nước Nam bé nhỏ. Với chỉ một bài thơ để lại kia - quá đủ, quá nhiều - giá trị đã tự nói, tự giải nghĩa với đời sau, rằng với ông có nhất thiết cần viết gì thêm nữa? Nguyễn Hữu Nữa
File đính kèm:
- To_long.ppt