Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 40: Nhàn

§ - “khôn” và “dại” : cách nói ngược nghĩa, đùa vui của nhà thơ.

§ ẩn chứa triết lý dân gian nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía : dại mà khôn, khôn mà dại.

§ ( “khôn mà hiểm độc là khôn dại, dại vốn hiền lành ấy dại khôn” –Thơ Nôm 94).

§ => Quan niệm “dại- khôn” của nhà thơ xuất phát từ trí tuệ của nhân dân và triết lý của bậc ẩn sĩ nắm vững lẽ biến dịch, thấu hiểu quy luật của tạo hóa và quy luật của cuộc đời.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 40: Nhàn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 40 – Đọc văn Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm )I/ Tìm hiểu chung :1/ Tác giả : Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491- 1585): - Là người học giỏi, có lối sống thanh cao và có trí tuệ uyên thâm. - Thơ ông tự nhiên, giản dị, linh họat,đặc biệt là cách nói ý vị, nội dung răn đời sâu sắc.2/ Xuất xứ và hòan cảnh sáng tác bài thơ “Nhàn” - Bài thơ “Nhàn” trích từ “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và được tác giả sáng tác khi về ở ẩn tại quê nhà. II/ Đọc hiểu : 1.Đọc và giải nghĩa từ khó : - Đọc diễn cảm bài thơ thể hiện tâm thế nhẹ nhàng, thong thả và hóm hỉnh của nhà thơ.- Các từ cần lưu ý về nghĩa : Thơ thẩn, dại- khôn, lao xao- vắng vẻ, cội cây, phú quý, chiêm bao2. Nội dung bài thơ : Bài thơ là sự thể hiện bức chân dung của nhà thơ từ ba góc độ : cuộc sống, tâm hồn, trí tuệ. Vẻ đẹp cuộc sống của thú nhàn :*Cuộc sống thuần hậu (câu 1-2). + “mai, cuốc, cần câu” : liệt kê các công cụ lao động quen thuộc gắn với cuộc sống lao động của một lão nông + mộtmộtmột cách dùng số từ tính đếm rành rọt. + nhịp thơ (2/2/3) đều đặn và chậm rãi. +Cùng cách dùng từ láy “thơ thẩn” thể hiện phong thái ung dung, nhàn nhã của nhà thơ.=> Hai câu thơ đưa ta về với cuộc sống nhàn cư, ẩn dật theo cách sống của các danh Nho thời lọan cốt để cho tâm hồn, cốt cách được thanh thản và trong sạch. *Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao (câu 5-6):+ Măng trúc, giá đỗ : những thức ăn quê mùa, dân dã của người bình dân.+ Tắm hồ, tắm ao : cách tắm của người dân quê. - Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi; nhịp thơ 4/3 với lối liệt kê đan xen (thu, đông, xuân, hạ); việc lặp lại 2 từ “ăn”, “tắm” gợi tả một lối sống đạm bạc thanh cao của nhà thơ trong sự hòa nhập với thiên nhiên tạo vật. Hai câu thơ như một bức tranh tứ bình về cảnh sinh họat bốn mùa : Xuân, hạ, thu, đông.Tómlại, bốn câu thơ là bức chân dung cuộc sống thuần hậu, đạm bạc mà thanh cao của nhà thơ. b. Vẻ đẹp nhân cách của người nhàn: - “Ta dại” - “người khôn”“nơi vắng vẻ”- “ chốn lao xao”+Cách ngắt nhịp 2/5, nhịp nhàng nhưng dứt khóat.=>Hai câu thơ là bức chân dung của một tâm hồn đẹp, sống vui vẻ, an nhàn và thanh thản , không màng đến danh lợi của nhà thơ. nt đối (đối ý, đối lới, đối thanh)Đối lập giữa nhân cách và danh lợi- “khôn” và “dại” : cách nói ngược nghĩa, đùa vui của nhà thơ.  ẩn chứa triết lý dân gian nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía : dại mà khôn, khôn mà dại.( “khôn mà hiểm độc là khôn dại, dại vốn hiền lành ấy dại khôn” –Thơ Nôm 94). => Quan niệm “dại- khôn” của nhà thơ xuất phát từ trí tuệ của nhân dân và triết lý của bậc ẩn sĩ nắm vững lẽ biến dịch, thấu hiểu quy luật của tạo hóa và quy luật của cuộc đời. c. Vẻ đẹp trí tuệ của người nhàn: - Hai câu cuối : “Rượu, đến cội cây,ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”  Bằng nhãn quan tỏ tường, với cái nhìn thông tuệ, nhà thơ tìm đến say chỉ là để tỉnh.Với tác giả : công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao – ngược lại, nhân cách của con người mới là giá trị đích thực và còn mãi.Tóm lại, hai câu thơ không chỉ là sự thể hiện trí tuệ sáng suốt, uyên thâm của nhà thơ ; mà còn là lời tổng kết về lối sống nhàn, ẩn chứa ý nghĩa răn dạy kín đáo, nhẹ nhàng của nhà thơ. dùng điển tích –> Phú quý chỉ là giấc chiêm bao - Gịong thơ nhẹ nhàng hóm hỉnh.- Cách nói ẩn ý, ngược nghĩa.- Ngôn từ mộc mạc, giản dị mà sâu sắc III/ Ghi nhớ ( sách giáo khoa )@/ Những đặc sắc về nghệ thuậtcủa bài thơVI/ Luyện tập :  Viết đọan cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”.* Hướng dẫn sọan bài : “Độc Tiểu Thanh ký”của Nguyễn Du theo định hướng và phân công sau :1/ Giới thiệu những điểm cơ bản về nhà thơ Nguyễn Du và hòan cảnh sáng tác – nhan đề, bố cục của bài thơ.2/ Trình bày cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của từng phần bố cục của bài thơ.

File đính kèm:

  • pptten_bai_giang.ppt