Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

2/ Bài 3-6: Tiếng hát yêu thương, nghĩa tình.

 Bài 3:

- Câu mở đầu: dùng lối đưa đẩy, gợi cảm hứng “Trèo.” sự vô lý nhưng diễn đạt trạng thái tâm hồn chàng trai: chua xót đến ngẩn ngơ.

- “Ai làm.” lời trách móc, oán giận người chia rẽ tình yêu.

- Hỏi khế để bộc lộ lòng mình, khế chua - hay lòng chua xót: lời than da diết, thấm thía.

- Hình ảnh ẩn dụ chỉ sự cách trở của đôi ta, chẳng bao giờ được gặp nhau.

 

 

ppt12 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Chào mừng các bạn đến với bài thuyết trình của Nhóm 3Nhóm trưởng: Vuõ ThaéngCa dao than thaân, yeâu thöông tình nghóaLời vào bài mới: - Nếu truyện cổ tích gieo vào lòng ta niềm tin cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, rằng người ở hiền nhất định sẽ gặp lành, thì ca dao giúp ta hiểu được đời sống tư tưởng, tình cảm của người bình dân xưa.Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là một bộ phận phong phú nhất trong kho tàng văn học dân gian, nó phản ánh đầy đủ những sắc thái, những cung bậc khác nhau trong đời sống tâm hồn người VN với những đặc trưng nghệ thuật rất đặc thù.	I/ Tìm hiểu chung về ca dao:1/ Khái niệm: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, nhằm diễn tả thế giới nội tâm con người.2/ Phân loại: - Theo nội dung chủ đề: Ca dao than thân.	 Ca dao yêu thương tình nghĩa. Ca dao hài hước, trào phúng.3/ Đặc trưng nghệ thuật:- Thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.- Ngôn ngữ gần gũi, giản dị, giàu hình ảnh so sánh , ẩn dụ.- Diễn đạt bằng một số công thức đậm sắc thái dân gian.II/ Đọc- hiểu chi tiết:1/ Bài 1-2: Thân phận người phụ nữ. Điểm chung:+ Mở đầu: mô típ “ thân em” : chỉ cuộc đời số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.+ Tự khẳng định sắc đẹp, phẩm hạnh của mình.+ Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ. Nét riêng:+ Tấm lụa đào - giữa chợ: khác chi món hàng, số phận bấp bênh, phụ thuộc, trông chờ vào sự may rủi, không tự mình quyết định hạnh phúc của mình.+ Củ ấu gai: trong trắng >< ngoài đen: nỗi niềm cay đắng, ngậm ngùi, xót xa cho thân phận bởi giá trị thực, bản chất bên trong không được ai biết đến, hoăc có khi bị lãng quên.2/ Bài 3-6: Tiếng hát yêu thương, nghĩa tình. Bài 3: - Câu mở đầu: dùng lối đưa đẩy, gợi cảm hứng “Trèo...” sự vô lý nhưng diễn đạt trạng thái tâm hồn chàng trai: chua xót đến ngẩn ngơ.- “Ai làm...” lời trách móc, oán giận người chia rẽ tình yêu.- Hỏi khế để bộc lộ lòng mình, khế chua - hay lòng chua xót: lời than da diết, thấm thía.- Hình ảnh ẩn dụ chỉ sự cách trở của đôi ta, chẳng bao giờ được gặp nhau.Tình yêu đôi lứa bị dang dở nên đau đớn, chua xót. Càng xa cách càng nhớ thương, đợi chờ.Vẻ đẹp của tình yêu đích thực, của tình yêu chung thủy, mãnh liệt, dù tình duyên không thành nhưng nghĩa tình thì mãi mãi không phai.Bài 4: 10 câu đầu: Nghệ thuật nhân hóa (khăn, đèn); hoán dụ (mắt); điệp ngữ: “thương nhớ ai”.Nỗi niềm nhớ thương bộc lộ kín đáo mà sâu sắc, mãnh liệt. 2 câu cuối: Niềm lo âu, lo sợ.Tâm trạng chung của người phụ nữ ngày xưa, yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh. Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái. Bài 5: Dải yếm: vật thân thiết gần gũi của người con gái trở thành chiếc cầu tình yêu mà cô gái chủ động mời mọc, vượt qua ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Hiện tượng cầu dải yếm: là hiện tượng đặc sắc, độc đáo và lãng mạn nhất- cầu tình yêu -niềm mong ước của cô gái thật táo bạo, mãnh liệt.Ước muốn gặp gỡ yêu thương của người con gái.- Một số câu ca dao cũng sử dụng hình ảnh chiếc cầu ẩn dụ táo bạo: “Hai ta cách một con sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang” “Gần đây mà chẳng sang chơi Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu” Bài 6: Thể thơ: song thất lục bát (có biến thể sáng tạo ở câu 8, tăng thêm đến 13 tiếng) . Khẳng định sắt son lòng chung thủy.Muối - gừng: tượng trưng cho sự gắn bó, tình cảm thủy chung của người Việt. Một số câu ca dao sử dụng hình ảnh muối – gừng: “Tay bưng đĩa muối với gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” Gắn bó, thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa. Tình người có trải qua mặn mà cay đắng mới sâu đậm vững bền.III/ Tổng kết bài học:1/ Nội dung: - Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân được bộc chân tình, sâu sắc.2/ Nghệ thuật: - Dùng các mô típ nghệ thuật- hình ảnh biểu tượng, lối so sánh, ẩn dụ...Cám ơn các bạn đã nhiệt tình ủng hộ

File đính kèm:

  • pptPP_ca_dao_than_than_yeu_thuong_tinh_nghia.ppt