Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão

 2. Hai câu đầu : hai hình ảnh :

 Câu 1:

 • Hoành sóc ( múa giáo - dịch thoát ) : cầm ngang ngọn giáo : khắc họa tư thế hiên ngang, lẫm liệt, vững chãi của người lính - tráng sĩ  người trai thời Trần.

 • Trãi mấy thu : thời gian ngắn ngủi ( từ 1282 đến 1284)

 

 

ppt13 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TỎ LÒNG(Thuật hoài)PHẠM NGŨ LÃO I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ (1255 -1320)- Quê : Phù Ủng – Ân Thi – Hưng Yên.- Xuất thân: bình dân. - Lúc đầu được tin dùng trong nhà, sau là con rể Hưng Đạo Vương .- Là người có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông . Làm đến chức Điện Súy thượng tướng quân .- Là võ tướng nhưng thích đọc sách ngâm thơ , được mệnh danh “ văn võ toàn tài ” - Tác phẩm chính ( SGK tr.153) . II. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC: - Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến , quyết thắng của đời Trần khi giặc Nguyên – Mông chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai . - Phỏng đoán Phạm Ngũ Lão sáng tác vào cuối 1284 để tỏ chí mình - một võ tướng ( 30 tuổi) IV. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN : 1. Vài nét về cách hiểu bài thơ: - Một số bản phiên âm: “kháp” là “cáp” SGK sửa “kháp” dựa vào Tự điển Hán Việt. - Nhan đề : + Thuật : kể, bày tỏ + Hoài : nỗi lòng → Bày tỏ khát vọng, hoài bão trong lòng. - Chủ thể trữ tình: vị tướng chỉ huy quân đội trấn giữ non sông. III. THỂ LOẠI: Thất ngôn tứ tuyệt Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu 2. Hai câu đầu : hai hình ảnh : Câu 1: • Hoành sóc ( múa giáo - dịch thoát ) : cầm ngang ngọn giáo : khắc họa tư thế hiên ngang, lẫm liệt, vững chãi của người lính - tráng sĩ  người trai thời Trần. • Trãi mấy thu : thời gian ngắn ngủi ( từ 1282 đến 1284) IV. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN : Câu 2: • Tam quân ( ba quân ): quân đội. • Tì hổ (so sánh), khí thôn ngưu: khí thế dũng mãnh như hổ báo, sẵn sàng giết giặc dữ → “Sát Thát”. Nghệ thuật ước lệ được chọn lọc và kết tinh.=> Mang tính sử thi, hoành tráng phù hợp cảm hứng của thời đại: sự tự nguyện , tinh thần đoàn kết tạo sức mạnh của đội quân thời Trần, cảm xúc mãnh liệt và sảng khoái, tự hào của tác giả. Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu. Câu 3 : • Công danh : sự nghiệp và tiếng thơm muôn đời • . vương nợ : thân trai phải trả nợ nước.  Quan niệm về chí làm trai. + Quan niệm nhân sinh thời phong kiến có ảnh hưởng tư tưởng “ trọng nam khinh nữ”. + Tích cực: vì nó đòi hỏi trách nhiệm kẻ làm trai với đất nước đặc biệt là lúc này đang có họa ngoại xâm. Câu 4 : •  ”thẹn” : mắc cỡ • . Vũ Hầu (điển tích): quân sư của Lưu Bị - mưu trí tuyệt vời - hết mực trung thành với chủ.  Khát vọng hoài bão sánh ngang Vũ Hầu : Lời thề suốt đời tận tụy với chủ tướng Trần Hưng Đạo - khao khát lập công đuổi giặc giữ nước.  Một nhân cách lớn . V. KẾT LUẬN: - Bài thơ không chỉ tái hiện hình ảnh , khí thế chiến đấu của những chàng trai thời Trần mà còn thể hiện được “Hào khí Đông A” và lí tưởng cao cả của tác giả. - Chỉ với 28 chữ → nhiều vấn đề , nhiều góc độ. - Bài thơ tiêu biểu cho nội dung của văn học giai đoạn thế kỉ X – XIV: khẳng định và ngợi ca dân tộc. B. BÀI TẬP NÂNG CAO: - Bài thơ “Nợ nam nhi “ của Nguyễn Công Trứ thể hiện lí tưởng nam nhi của người xưa - trả nợ công danh: + Nợ quân thân : nợ vua và nợ cha + Thực hiện lí tưởng vì dân, vì nước để được phong tước - Lí tưởng của Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Công Trứ: + Đều xem công danh là món nợ nam nhi + Đều lấy việc trung quân, báo quốc làm lẽ sống. + Cùng ước mơ được phong tước vị cao.→ Lí tưởng công danh cao cả và hấp dẫn : cả hai ông đều là những danh nhân lịch sử đạt công danh đáng hâm mộ. 

File đính kèm:

  • pptTo_long.ppt