Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tiết thứ 84: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Đặc điểm giống nhau:

Sử dụng ngôn ngữ được gọt giũa để diễn đạt dụng ý của người viết.

Văn bản 1: Lời kể kết hợp với miêu tả và sử dụng hàng loạt từ ngữ gợi hình ảnh: “sông lớn, cầu dài, gió tanh, sông xám, hơi lạnh thấu xương .” -> Gợi sự rùng rợn trên đường đi đến Minh Ti.

Đặc điểm khác nhau:

 

 

ppt21 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tiết thứ 84: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Nhiệt liệt chào mừngcác thầy côvà toàn thể các em học sinhGiáo viên: Hoàng Thị Kim TrangTrường: THPT Mạc Đĩnh ChiNgày dạy: 02/4/2009Bài tập trắc nghiệmCâu 1: Trong đoạn trích “Trao duyên” vì sao Kiều phải lạy Vân rồi mới nói chuyện trao duyên?Kiều thích quan trọng hoá vấn đềB. Đây là chuyện nhờ vả quan trọng, thiêng liêngC. Có làm vậy thì Vân mới nhận lờiD. Đây là một nghi lễ không thể thiếu khi nhờ vảCâu 2: Dòng nào nói đúng nghệ thuật nổi bật của đoạn trích “Trao duyên”:Miêu tả tâm lý nhân vật, sử dụng lời thoại và độc thoại của nhân vậtB. Ngôn ngữ trong sáng, sử dụng nhiều điển tích, điển cốC. Nghệ thuật trần thuật và sử dụng đối thoại giữa các nhân vậtD. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện để khắc hoạ tính cách nhân vậtCâu 3: Đoạn trích “Nỗi thương mình” nói về tâm trạng của Kiều khi nào?Khi ở lầu Ngưng Bích C. Trước khi Mã Giám Sinh đưa nàng đến Tú BàB. Khi bị Sở Khanh lừa D. Sau khi buộc phải tiếp khách ở lầu xanh của Tú BàCâu 4: Dòng nào nói đúng nội dung của đoạn trích “Nỗi thương mình”?Nỗi buồn đau của Kiều ở chốn lầu xanh và niềm thương nhớ gia đình da diếtThân phận đau đớn, tủi nhục của Kiều ở chốn lầu xanh và ý thức về nhân phẩm của nàngC. Tâm trạng đau xót của Kiều ở chốn lầu xanh và ước mơ giải thoát của nàng khỏi vũng bùn nhơD. Sự chấp nhận của Kiều ở chốn lầu xanh và tâm trạng bi quan của nàngBADBPhong cách ngôn ngữ nghệ thuậtTiết: 84I. Ngôn ngữ Nghệ thuật:1. Khái niệm:Xét các ví dụ sau:Ví dụ 1: Sen là một loại cây mọc dưới nước, lá to tròn, hoa có màu hồng hoặc trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn. (Từ điển Tiếng Việt)Ví dụ 2:Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhị vàngNhị vàng bông trắng lá xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn (Ca dao Việt Nam)Nhận xét ngôn ngữ được sử dụng ở hai văn bản trên? Theo em ngôn ngữ nào mang tính nghệ thuật hơn? Tại sao?Nhận xét:- Văn bản 1: Ngôn ngữ cô đọng, chính xác, không bóng bảy.- Văn bản 2: Ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi tả, tăng sức biểu cảm. -> Ngôn ngữ nghệ thuật: Là ngôn ngữ có tính chất gợi hình, gợi cảm có độ trau chuốt cao và được dùng trong các văn bản nghệ thuật.2. Phân loại ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật:*Xét ba ví dụ sau:Ví dụ 1: “ở đó có một con sông lớn, trên sông bắc một cây cầu dài ước hơn nghìn thước, gió tanh, sông xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh, tóc đỏ, hình dáng nanh ác. Hai con quỷ dùng gông dài, thừng lớn, gông trói Tử Văn mà giải đi rất nhanh. (Trích: Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên)Ví dụ 2: “Gà eo óc gáy sương năm trống Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên Khắc giờ đằng đẵng như niên Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa” (Trích: Chinh phụ ngâm)Ví dụ 3: “Này thầy tiểu ơi Thầy như táo rụng sân đình Em như gái dở đi rình của chua Thầy tiểu ơi.” (Trích chèo: Quan Âm thị Kính)Đặc điểm giống nhau:- Sử dụng ngôn ngữ được gọt giũa để diễn đạt dụng ý của người viết.Đặc điểm khác nhau:Văn bản 1: Lời kể kết hợp với miêu tả và sử dụng hàng loạt từ ngữ gợi hình ảnh: “sông lớn, cầu dài, gió tanh, sông xám, hơi lạnh thấu xương.” -> Gợi sự rùng rợn trên đường đi đến Minh Ti.Văn bản 2: Sử dụng các từ ngữ gợi hình ảnh, từ láy, biện pháp so sánh ->Diễn tả thấm thía nỗi cô đơn của người chinh phụ.Văn bản 3: Từ ngữ cá thể hoá, thể hiện tâm trạng, tính cách của nhân vật, có câu hát đệm tạo nên âm điệu của chèo.Nhận xét:Văn bản 1: Ngôn ngữ tự sựVăn bản 2: Ngôn ngữ thơVăn bản 3: Ngôn ngữ sân khấu Bảng phân loại ngôn ngữ sử dụng trong văn bản nghệ thuật Loại ngôn ngữ Thể loại Đặc điểmNgôn ngữ thơCác thể thơ, ca dao, hò vè..Giàu hình ảnh, nhạc điệu.Ngôn ngữ tự sựTruyện ký, tiểu thuyết.Miêu tả, trần thuật. Ngôn ngữ sân khấuKịch, chèo, tuồngNgôn ngữ nhân vật thể hiện tâm trạng, cá tính. 3. Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật:* Xét ví dụ sau:Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhị vàngNhị vàng bông trắng lá xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùnBài ca dao trên cho anh (chị) biết những điều gì?* Nhận xét:Chức năng thông tinChức năng thẩm mĩNơi sinh sống, cấu tạo, màu sắc, sự trong sạch của cây sen -> Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen.Thể hiện vẻ đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn ngay ở những môi trường có nhiều cái xấu. * Sơ đồ chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật:Thông tinThẩm mĩĐặc điểm, tính chất của sự việc, hiện tượngBiểu hiện cái đẹp khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩChức năngKết luận:Ngôn ngữ nghệ thuật: là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ. II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật1. Tính hình tượng:Xét ví dụ sau:Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhị vàngNhị vàng bông trắng lá xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn (Ca dao Việt Nam) - Là khái niệm chỉ ra cách diễn đạt cụ thể, hàm súc và gợi cảm trong một văn cảnh nhất định. Là cách sử dụng ngôn ngữ để tái hiện hình ảnh trong cảm nhận và trong tưởng tượng của người đọc, người nghe.Văn bản 1: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay aiVăn bản 2: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng sonChỉ ra những hình tượng nghệ thuật trong hai văn bản sau? ý nghĩa của những hình tượng đó?Văn bản 1: Hình tượng “Tấm lụa đào”: Cách nói so sánh -> sắc đẹp, tuổi xuân, giá trị người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.Văn bản 2: Hình tượng “Bánh trôi nước”: Hình ảnh ẩn dụ -> Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. -> Khẳng định vẻ đẹp hình thức và phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đặc trưng của tính hình tượng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?- Tính hình tượng có thể được thực hiện hoá thông qua các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm, nói tránh, nói quá ....- Tính hình tượng làm cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa. 2. Tính truyền cảm:Xét hai ví dụ sau:Văn bản 1: Tôi rất thương mình!Văn bản 2: “Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” (Ca dao Việt Nam)Cách diễn đạt ở văn bản nào có tính truyền cảm?Nhận xét: Trong văn bản 2: Cách nói hình ảnh “Đình bao nhiêu ngói” -> Diễn tả nỗi thương nhớ da diết, sâu lắng của đôi trai gái trong ca dao.Tính truyền cảm: Người nói (viết) không chỉ diễn đạt cảm xúc mà còn gây hiệu quả lan truyền cảm xúc; tức là làm người nghe, người đọc cũng buồn vui, tức giận, yêu thương.....3. Tính cá thể hoá:Xét các ví dụ sau:Văn bản 1: “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như từng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào” (Thu vịnh – Nguyễn Khuyến) Văn bản 2: “Em không nghe mùa thu Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô” (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư) Văn bản 3: “Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)Ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt chung của cộng đồngMỗi nhà văn, nhà thơ khi sử dụng ngôn ngữ họ lại có khả năngthể hiện một giọng riêng, một phong cách riêngkhông dễ bắt chước, pha trộnTínhcá thểhoáIII. Luyện tập1. Bài tập 1: Sách giáo khoa/101Gợi ý trả lời: Những biện pháp tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, tượng trưng.2. Bài tập 2: Sách giáo khoa/101Gợi ý trả lời: Tính hình tượng được xem là tiêu biểu nhất trong các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vì: Là phương tiện và mục đích sáng tạo nghệ thuật Trong hình tượng ngôn ngữ đã có những yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm- Các lựa chọn từ ngữ, sử dụng câu để xây dựng hình tượng nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo nghệ thuật3. Bài tập 3: Phân tích tính hình tượng và tính truyền cảm thể hiện trong đoạn thơ sau: “Anh không xứng là biển xanh Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng Bờ cát dài phẳng lặng Soi ánh nắng pha lê Bờ đẹp đẽ cát vàng Thoai thoải hàng thông đứng Như lặng lẽ mơ màng Suốt ngàn năm bên sóng” (Biển – Xuân Diệu)Gợi ý trả lời:+ Tính hình tượng: (Chú ý những từ ngữ miêu tả cảnh bờ biển): màu sắc, hình dáng, trạng thái giao hoà của bờ cát, ánh nắng, hàng thông, sóng biển+ Tính truyền cảm: Cảm xúc say mê cảnh đẹp, tình cảm chân thành của nhân vật trữ tình ở trạng thái mơ màng, hoà quyện của vạn vật.IV. Củng cố:Câu 1: Ngôn ngữ nghệ thuật còn gọi là:A. Ngôn ngữ văn chươngB. Ngôn ngữ văn họcC. Ngôn ngữ thơD. Cả A và BCâu 2: Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là gì?A. Giải trí + tuyên truyềnB. Thông tin + thẩm mĩC. Nhận thức + giao tiếpD. Giáo dục + tuyên truyềnCâu 3: Khi nói: “Đây là giọng thơ của Tố Hữu, kia là giọng thơ Chế Lan Viên. Đây là ngôn ngữ Nguyễn Tuân, còn kia là văn Vũ Trọng Phụng” ..... người ta muốn nói tới?A. Tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuậtB. Tính cá thể hoá của ngôn ngữ nghệ thuậtC. Tính truyền cảm của ngôn ngữ văn họcD. Tính đa nghĩa của ngôn ngữ văn chươngDBBxin trân trọng cảm ơn các thầy cô đã về dự tiết học hôm nay

File đính kèm:

  • pptTiet_84_Phong_cach_ngon_ngu_nghe_thuat.ppt