Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 24: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

• Đọc văn bản mẫu trong sgk và cho biết đó có phải là một văn bản tự sự không? Tại sao?

• * Trong đọan văn có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm không? Hãy tìm những từ ngữ và hình ảnh thể hiện yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đọan trích đồng thời cho biết vai trò của nó trong việc nâng cao hiệu quả của đọan văn?

 

ppt17 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 24: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 TIẾT 24- LÀM VĂNMIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢMTRONG BÀI VĂN TỰ SỰI/Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự: 1/ Tìm hiểu ngữ liệu:* Đọc văn bản mẫu trong sgk và cho biết đó có phải là một văn bản tự sự không? Tại sao? * Trong đọan văn có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm không? Hãy tìm những từ ngữ và hình ảnh thể hiện yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đọan trích đồng thời cho biết vai trò của nó trong việc nâng cao hiệu quả của đọan văn?- Văn bản là một trích đọan tự sự vì có nhân vật và có sự việc - Trong đọan văn có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm ( cảnh đêm trăng thơ mộng cùng hình ảnh cô gái ngây thơ xinh đẹp và tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng của chàng mục đồng được thể hiện thông qua những từ ngữ, h/ả, âm thanh, màu sắcgợi tả và gợi cảm).- Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đọan văn giúp cho đọan văn trở nên sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ. 2/Hệ thống lại các kiến thức đã học: a.Khái niệm: * Qua tìm hiểu ngữ liệu cùng các kiến thức đã học ở lớp dưới, em hãy cho biết thế nào là miêu tả và thế nào là biểu cảm trong văn tự sự? Miêu tả Biểu cảm- Dùng chi tiết, từ ngữ, h/a làm cho người nghe, người đọc hình dung được sự vật hiện tượng một cách sinh động.-Dùng từ ngữ, h/ả để thể hiện tình cảm của nhân vật hay của người viết trước sự vật hiện tượng được miêu tảb/ Phân biệt giữa miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự với miêu tả và biểu cảm trong văn miêu tả và văn biểu cảm : * Theo em, giữa miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có gì giống và khác với miêu tả và biểu cảm trong văn biểu cảm và miêu tả? - Giống nhau: cùng miêu tả hay biểu đạt tình cảm thái độ của người viết. - Khác: Về mục đích của mỗi văn bản có sự khác nhau. *Miêu tảBiểu cảmTự sựMiêu tả cho rõ, cho hay sự vật, hiện tượngBày tỏ thái độ tình cảm của người viết Kể chuyện cho sinh động, hấp dẫn.*Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự?- Tính hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự được biểu hiện vào sự hấp dẫn qua những từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc có giá trị gợi tả, gợi cảm cao với người đọc, người nghe. II.Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự: 1/Thực hành : *Dựa vào văn bản mẫu để chọn và điền từ vào các câu trong bài tập ở sgk? -Câu a : từ “liên tưởng”. -Câub : từ “quan sát”. -Câu c : từ “tưởng tượng”.2/Khái niệm về :quan sát, liên tưởng, tưởng tượng :*Từ văn bản mẫu và bài tập điền từ trên, em hãy cho biết : thế nào là quan sát, liên tưởng, tưởng tượng? -Quan sát :Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hiện tượng.- Liên tưởng: Từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc có liên quan.-Tưởng tượng: là cách tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái chưa hề có trước mắt hay chưa hề được gặp. 3/ Vai trò của quan sát, liên tượng và tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm:* Theo em, các yếu tố quan sát, liên tưởng và tưởng tượng có vai trò gì trong việc miêu tả và biểu cảm của một bài văn tự sự? *Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người viết chỉ cần quan sát đối tượng mà không cần liên tưởng và tưởng tượng có được không? *Muốn tìm những cảm xúc để rung động để biểu cảm ta phải làm gì? Tại sao không chỉ biểu cảm từ bên trong trái tim của người kể? III/ GHI NHỚ : *Theo em, những kiến thức cơ bản nào cần phải ghi nhớ sau bài học? - Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ. - Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân.Đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quan gieo vào trong tâm trí của mình.VI/ LUYỆN TẬP :1/ Bài 1/ trang 76 :*Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1a và 1b? -Nhận xét vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong: a/ Đọan mở đầu của truyện cổ tích Tấm Cám: từ “Ngày xưa.làm việc nặng”. -Miêu tả  làm rõ cảnh ngộ bất hạnh của Tấm. -Biểu cảm gợi thân phận tội nghiệp, đáng thương của Tấm, căm ghét sự tàn bạo của mẹ con Cám. b/ Đọan 2: từ “Ngày nào bà lão cũng đi chợ thì lấy làm lạ”.-Miêu tả làm hiện lên hình ảnh của cô Tấm qua sự biến hóa thần kỳ từ quả thị : một cô Tấm xinh đẹp, đảm đang, khéo léo.-Biểu cảm :giúp thể hiện thái độ ngạc nhiên của bà lão, đồng thời gieo vào tình cảm của người đọc sự yêu mến với Tấm. c/ Đọan trích từ truyện “Lẵng quả thông” của nhà văn C.Pau -tốp -xki : *Chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đọan văn và cho biết vai trò của các yếu tố này trong việc nâng cao hiệu quả tự sự của đọan văn? - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm  có tác dụng đa dạng hóa và sinh động hóa nội dung tự sự trong đọan; đồng thời nó còn có vai trò liên kết chặt chẽ các sự việc được nói đến trong đọan trích. 2/ Bài tập 2/ trang 76 :*Đọc và cho biết yêu cầu của bài tập ?-Viết một đọan văn có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến tham quan du lịch mà em đã trải qua.- Yêu cầu : + Phải xác định được đối tượng được miêu tả -tự sự. +lập dàn ý sơ lược cho đọan văn. +Diễn đạt các ý thành đọan. @/HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ SỌAN BÀI*Hướng dẫn học bài: - Nắm vững kiến thức của bài học (nhất là cách dùng các phương tiện ngôn ngữ có tính nghệ thuật trên cơ sở quan sát, liên tưởng và tưởng để miêu tả và biểu cảm. - Vận dụng làm các bài tập : viết các đọan văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. -Hướng dẫn sọan bài : Sọan bài “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”. + Đọc diễn cảm 2 tác phẩm . + Nêu những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện cười.+ Tóm tắt nội dung của 2 câu truyện, và chỉ ra ý nghĩa phê phán cũng như nghệ thuật gây cười của từng tác phẩm.MONG CÁC EM HỌC THẬT CHĂM – LÀM BÀI TỐT!

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_8_tiet_24_mieu_ta_va_bieu_cam_tron.ppt
Bài giảng liên quan