Bài giảng Ngữ văn 10 - Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Trường THPT Nguyễn Trung Trực

 2. Về hoàn cảnh sử dụng:

 Nói là đối thoại trực tiếp, có tính chất tức thời, không được dàn dựng trước, không có cơ hội để gọt giũa, kiểm tra.

 (nên mới có lời khuyên: “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”)

 

ppt20 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Trường THPT Nguyễn Trung Trực, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT 	 GV : VÕ TẤN NGHĨA TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC – GÒ VẤP – TP. HCM I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói 1. Về chất liệu sử dụng:Nói là ngôn ngữ chuyển tải bằng âm thanh, trải dài theo thời gian và theo hướng một chiều.Ngôn ngữ nói có sử dụng ngữ điệu. (ngữ điệu là tập hợp của các yếu tố âm thanh: cao độ, trường độ, cường độ,) Ngoài ra, ngôn ngữ nói còn được sử dụng kèm theo các phương tiện phi ngôn ngữ,như: cử chỉ, điệu bộ,vẻ mặt, Nhờ có ngữ điệu và các phương tiện phi ngôn ngữ đi kèm, nên đã làm cho từ ngữ có sắc thái đa dạng hơn, có khi đối lập hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: Người mẹ ôm con trên tay, một tay véo vào má con, và nói: “ con tôi dễ ghét quá” → Nhờ có ngữ điệu và hành động “véo vào má” mà nội dung thông báo của lời nói trên phải hiểu ngược lại là “ con tôi dễ thương lắm”. 2. Về hoàn cảnh sử dụng: Nói là đối thoại trực tiếp, có tính chất tức thời, không được dàn dựng trước, không có cơ hội để gọt giũa, kiểm tra. (nên mới có lời khuyên: “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”) 3. Về các phương tiện ngôn ngữ: a) Ngữ âm: Sử dụng đúng và tốt hệ thống ngữ âm cụ thể, theo một chuẩn phương ngữ nhất định. Ví dụ: Vô đi, mầy không vô hả? Tao méc má nghen ! Chị cho em một trái. Trái gì? Tao làm gì có mà cho. Đây là sự thể hiện của ngôn ngữ nói ở địa phương Nam bộ: vô = vào, méc = mách, má = mẹ, trái = quả. Không cho phép sử dụng các thổ ngữ:Ví dụ: Méng = miếng, mẻn = nữa ( Ăn méng mẻn = ăn miếng nữa Có đi mẻn không? = có đi nữa không? Nọ chọi cái đọi chỗ mô = không thấy cái tô chỗ nào.) b) Từ ngữ: Ưa dùng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và màu sắc cảm xúc. Ví dụ: + Nóng quá mồ hôi mẹ, mồ hôi con bò ra khắp người. 	(nhiều mồ hôi) + Nhà nó trâu dắt ra, bò dắt vào, nồi 5 nồi 7 có cả. 	 (nhà nó giàu có, không thiếu thứ gì). Được sử dụng những từ ngữ của riêng phong cách hội thoại. Ví dụ: Thay vì nói: “đánh đau”.	 Thì lại nói là: “đánh sặc tiết”, “chẻ xác”, “lột da”, “lột xác”, “thượng thẳng chân hạ thẳng tay” Ngoài ra, còn được phép sử dụng các ngữ khí từ, cảm thán từ, thành ngữ.Ví dụ: - Tôi đưa chị về nhà nhé! (NKT: Nhé! – đề nghị và tranh thủ sự đồng ý) - Eo ôi ! Con rắn to quá ! (CTT: Eo ôi ! – chỉ sự ngạc nhiên, ghê tởm). c) Câu: Dùng các kiểu câu ngắn gọn, tỉnh lược các bộ phận, thậm chí tỉnh lược tất cả chỉ giữ lại các tiêu điểm thông báo. Ví dụ: - Ngày mai, lớp bạn có giờ Văn không? - Có. Đôi khi sử dụng cả những kiểu câu có yếu tố dư thừa. Ví dụ: Cháu là cháu dại lắm ! Không biết cháu nghĩ sao, chứ ăn một cái kẹo nó béo bổ vào người. Đằng này, trời ơi ! Đằng này, cháu lại đi hút thuốc láCả cách nói bỏ lửng. Ví dụ: Bá kiến: “Anh này lại say khướt rồi !”. Chí phèo: “Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ đi ở tù, mà nếu không được thìthìthưa cụ”. (Bá kiến có thể hiểu ngay ý định hung dữ của chí phèo thông qua cách nói bỏ lửng này. Vì có cái ngữ điệu đe dọa và cử chỉ, vẻ mặt, dáng điệu của Chí phèo mách bảo). II.Đặc điểm của ngôn ngữ viết 1. Về chất liệu sử dụng: Chữ viết, trải dài trong không gian, phản ánh đặc điểm tuyến tính của hệ thống chữ viết. Có sự tham gia của hệ thống dấu câu đặc thù của từng loại hình chữ viết, có hình ảnh minh họa, 2. Về hoàn cảnh sử dụng: Vì là giao tiếp gián tiếp nên viết có điều kiện dàn dựng, có cơ hội kiểm tra và gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ. Ví dụ: Để có một câu thơ hoàn chỉnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” trong bài “Tràng giang”, Huy Cận đã phải qua 7 lần lựa chọn sửa đổi: A. Một cánh bèo trôi đã lạc dòng. B. Một cánh bèo đơn lạc giữa dòng. C. Một chút bèo đơn lạnh giữa dòng. D. Một cánh bèo đơn lạnh giữa dòng. E. Một gót bèo xanh lạc mấy dòng. F. Gỗ lạc rừng xa cuộn xiết dòng. G. Củi một cành khô lạc mấy dòng. 3. Về các phương tiện ngôn ngữ:	 3.1 Chữ viết: Tuân theo chuẩn chính tả của một loại văn tự nhất định. Tuân theo những qui định hình thức của các văn bản pháp qui. 3.2. Từ ngữ: Tránh dùng những từ ngữ của riêng phong cách hội thoại. Chọn dùng những từ ngữ phù hợp với từng phong cách chức năng. 3.3. Về câu: Có thể dùng câu ghép dài, nhiều bậc. Có thể dùng câu tỉnh lược chủ ngữ và bổ ngữ. Tránh dùng câu tỉnh lược đồng thời cả chủ ngữ và vị ngữ mà không có tác dụng tu từ học.

File đính kèm:

  • pptDAC_DIEM_NGON_NGU_NOI_VA_NGON_NGU_VIET.ppt