Bài giảng Ngữ văn 10 - Nhà Rông (Tây Nguyên)
*Làng – nhà Rông – lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Văn hóa làng sản sinh ra văn hóa lễ hội và văn hóa nhà Rông, lễ hội dân gian truyền thống tôn vinh quyền uy của nhà Rông còn nhà Rông lại là điều kiện và môi trường để thể hiện lễ hội. Cả hai đều có ý nghĩa duy trì lẫn nhau và nằm trong nhau. Trong khi đó thì lễ hội là đất sống của gần như tất cả các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền từ các lễ thức, phong tục, tập quán đến các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, trang phục, ngôn ngữ, ứng xử bởi thế nên nhà Rông lại càng có vị trí hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhà Rông vừa có giá trị văn hóa vật thể (hữu hình), lại vừa có giá trị văn hóa phi vật thể (nội dung bên trong, nơi thể hiện lễ hội). Những hình ảnh bếp lửa nhà Rông bập bùng, những ghè rượu cần cột thành dãy hai bên bếp, âm thanh trầm hùng của cồng chiêng, những vòng xoang uốn lượn và gương mặt rạng rỡ của các già làng, các chàng trai cô gái trong lễ hội ở nhà Rông thể hiện một không gian văn hóa hết sức mộc mạc, đầm ấm, quây quần trong sự cố kết cộng đồng không thể tách rời làm nên bản sắc phong phú, độc đáo của văn hóa Tây Nguyên truyền thống dưới mái nhà Rông.
NHÀ RÔNG(Tây Nguyên)1.Kiến Trúc:+Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô... và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn.+Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường, có kiến trúc cao. +Nhà Rông thường dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao 15 – 16m, nhưng có những ngôi chỉ cao 7-8m Tính đa dạng trong kiến trúc của mỗi dân tộc ở Tây Nguyên còn là ở kết cấu của ngôi nhà. Nhà Rông của người Tây Nguyên không dùng đến sắt thép. Các chỗ nối, chắp đều được chặt, đẽo cẩn thận rồi dùng mây, lạt tre để buộc.Từng mối buộc của các dân tộc cũng khác nhau. Cầu thang lên Nhà Rông, các dân tộc thường đẽo 7 đến 9 bậc. Trên đầu cầu thang của mỗi dân tộc khác nhau. Người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn, người Ja Rai là hình quả bầu đựng nước, người Xê Đăng, Jẻ Triêng là hình núm chiêng hay mũi thuyền, có Nhà Rông trên nút đầu của cầu thang lại tạo dáng hình ngực thiếu nữ Kể từ ngày Nhà Rông được khánh thành, con trai làng chưa vợ đều phải đến đây ngủ để bảo vệ.+Hai loại nhà Rông xuất hiện ở Tây Nguyên gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái). Nhà Rông trống, tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao, có mái to, cao chót vót. Có nhà cao đến 30m. Nhà Rông trống được trang trí rất công phu.-> Bởi vậy, kiến trúc dân gian của nhà Rông hết sức độc đáo và mỗi dân tộc mang một kiểu cách khác nhau. Tất cả được xây dựng bằng đôi tay tài hoa, bằng cả trí tuệ và sức lực của cộng đồng. Nhà Rông gắn chặt với tâm lý, tình cảm và sinh hoạt xã hội, tôn giáo của đồng bào Tây Nguyên. Xa nhà Rông thì nhớ, đến với nhà Rông thì vui. Nhà Rông là trái tim của buôn làng đời đời không thể nào xoá nhoà trong tâm trí người Tây Nguyên.2.Vai trò:*Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên thì nhà Rông chứa một vai trò quan trọng. Quan trọng bởi bên cạnh giá trị vật chất, nó là nơi ẩn chứa những yếu tố tâm linh rất bền vững của văn hóaTây Nguyên. Mà không chỉ là tâm linh, nó là máu, mồ hôi, nước mắt, là vinh quang kiêu hãnh, là dư ba những ước vọng cao cả của con người trước thiên nhiên, trước vũ trụ. Người ta thường đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây Nguyên qua nhà Rông. *Nhà Rông chỉ gắn với làng, không có nhà rông cấp tỉnh cấp huyện hoặc nhà rông liên làng, là bởi nó gắn với sinh hoạt và tín ngưỡng của một cộng đồng cư dân nhất định.*Nhà Rông là nơi diễn ra các lễ hội dân gian, là nơi tiếp đón khách quí đến thăm buôn làng. Nhà Rông là nơi hội họp của các già làng, phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan đến cộng đồng. 3. Ý nghĩa:*Nhà Rông được coi là linh hồn của làng,nơi hội tụ khí thiêng của đất trời, sông núi, là nơi lưu giữ những giá trị thiêng liêng của buôn làng của văn hóa Tây Nguyên. Buôn làng có nhà Rông như được tiếp thêm sức sống. Theo tư duy truyền thống của đồng bào các dân tộc thì nhà Rông là một thành tố không thể thiếu trong đời sống cộng đồng (văn hóa làng). Nhà Rông bao quát mọi tinh hoa văn hóa sáng tạo của con người trong môi trường sinh thái tự nhiên, vừa hùng vĩ vừa tiềm ẩn những yếu tố tâm linh, là biểu hiện của văn hóa rừng và sự cố kết cộng đồng người gắn với thiên nhiên.*Nhà Rông là hình ảnh thu nhỏ của các thành tố văn hóa truyền thống của một làng, một tộc người. Nó chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số thì “Dân tộc – Làng – Nhà Rông” là mối quan hệ không thể tách rời, cũng như làng của người Kinh gắn với cây đa, bến nước, sân đình. Nhà Rông hùng vĩ vươn lên bầu trời với hình dáng như một lưỡi búa khổng lồ biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng làng, thể hiện tinh thần thượng võ, đầy uy quyền, như là chế ngự không gian và thời gian để khẳng định chủ quyền, lãnh địa của làng.4.Văn hóa:*Làng – nhà Rông – lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Văn hóa làng sản sinh ra văn hóa lễ hội và văn hóa nhà Rông, lễ hội dân gian truyền thống tôn vinh quyền uy của nhà Rông còn nhà Rông lại là điều kiện và môi trường để thể hiện lễ hội. Cả hai đều có ý nghĩa duy trì lẫn nhau và nằm trong nhau. Trong khi đó thì lễ hội là đất sống của gần như tất cả các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền từ các lễ thức, phong tục, tập quán đến các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, trang phục, ngôn ngữ, ứng xử bởi thế nên nhà Rông lại càng có vị trí hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhà Rông vừa có giá trị văn hóa vật thể (hữu hình), lại vừa có giá trị văn hóa phi vật thể (nội dung bên trong, nơi thể hiện lễ hội). Những hình ảnh bếp lửa nhà Rông bập bùng, những ghè rượu cần cột thành dãy hai bên bếp, âm thanh trầm hùng của cồng chiêng, những vòng xoang uốn lượn và gương mặt rạng rỡ của các già làng, các chàng trai cô gái trong lễ hội ở nhà Rông thể hiện một không gian văn hóa hết sức mộc mạc, đầm ấm, quây quần trong sự cố kết cộng đồng không thể tách rời làm nên bản sắc phong phú, độc đáo của văn hóa Tây Nguyên truyền thống dưới mái nhà Rông.5.Nét tiêu biểu:+Nhà Rông Tây Nguyên không khác biệt nhiều so với nhà rông của các dân tộc thiểu số dải Trường Sơn. Nóc nhà có 2 mái, nơi chỏm đầu dốc có một đôi sừng. Quan sát thật kỹ mới thấy những chi tiết khác với nhà ở: Chạy dọc trên sóng nóc nhà là một dải trang trí đặc biệt. Sàn nhà thường được ghép bằng những tấm đan bằng tre lồ ô, nứa hoặc cây giang. Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Hàng lan can này chính là chỗ dựa của những ché rượu cần khi làng tổ chức lễ hội. Hoa văn trang trí trên vách có 2 màu đỏ và xanh. Người Băhnar thường sử dụng cặp sừng trâu, cây cột ở gian chính giữa được chạm khắc tinh vi (s’drang mặt nar-mặt Trời) sao tám cánh, hình thoi, chim, người Đây là công trình kiến trúc và nghệ thuật tập thể của cả cộng đồng dân làng.6.Sinh hoạt nhà rông:Nhà Rông là một trong những di sản văn hoá rất tiêu biểu, gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên, với kĩ thuật đơn giản, kiến trúc khá đa dạng tạo nên vẻ đẹp đặc sắc trước hết ở kiểu dáng, nó không chỉ hấp dẫn bởi kiểu dáng đẹp cùng các hình thức trang trí đặc sắc mà còn đặc biệt ở tập quán sử dụng; nó hàm chứa những giá trị tinh thần và ý nghĩa tâm linh đặc biệt, vừa thiêng liêng cao quý, vừa đậm đà sâu lắng trong mỗi thành viên cũng như toàn thể cộng đồng.Nhà Rông là một trong những di sản văn hoá rất tiêu biểu, gắn với lịch sử cư trú lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên, với kĩ thuật đơn giản, kiến trúc khá đa dạng tạo nên vẻ đẹp đặc sắc trước hết ở kiểu dáng, nó không chỉ hấp dẫn bởi kiểu dáng đẹp cùng các hình thức trang trí đặc sắc mà còn đặc biệt ở tập quán sử dụng; nó hàm chứa những giá trị tinh thần và ý nghĩa tâm linh đặc biệt, vừa thiêng liêng cao quý, vừa đậm đà sâu lắng trong mỗi thành viên cũng như toàn thể cộng đồng.Bài trình chiếu đến đây là kết thúc!
File đính kèm:
- Ngu_van_10_Thuyet_minh_nha_rong_Tay_Nguyen.ppt