Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 112, 113: Một số thể loại văn học: Kịch, văn nghị luận

- Phân loại kịch

+ Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: Kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương ), kịch cổ điển (trước XX), kịch hiện đại (từ XX)

+Căn cứ vào tính chất : bi kịch, hài kịch, chính kịch (xung đột trong cuộc sống), kịch lịch sử

+ Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói, kịch hát múa, kịch thơ, kịch rối, kịch câm

 

 

ppt10 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 10 - Tiết 112, 113: Một số thể loại văn học: Kịch, văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 112-113MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC:KỊCH, VĂN NGHỊ LUẬN I. Kịch1. Khái lược về kịch: Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, có sự tham gia của nhiều người: đạo diễn, diễn viên, kĩ thuật âm thanh, ánh sáng, Kịch Dạ cổ hoài lang2. Đặc trưng- Đối tượng phản ánh: những mâu thuẫn xung đột trong đời sống xã hội và con người –> xung đột kịch.- Hành động kịch do nhân vật kịch thể hiện. - Nhân vật kịch: bằng lời thoại và hành động thể hiện tính cách, xung đột kịch, qua đó thể hiện chủ đề vở kịch.- Cốt truyện kịch: phát triển theo xung đột kịch, qua các giai đoạn: mở đầu – thắt nút – phát triển - điểm đỉnh – giải quyết- Ngôn ngữ kịch: Thể hiện trong lời thoại, mang tính hành động và khẩu ngữ: gồm: đối thoại, độc thoại, bàng thoại làm nổi bật tính cách nhân vật.Kịch Hồn Trương Ba da hàng thịtChèo: Quan Âm Thị Kính- Phân loại kịch+ Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: Kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương), kịch cổ điển (trước XX), kịch hiện đại (từ XX)+Căn cứ vào tính chất : bi kịch, hài kịch, chính kịch (xung đột trong cuộc sống), kịch lịch sử+ Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: Kịch nói, kịch hát múa, kịch thơ, kịch rối, kịch câm3. Yêu cầu đọc kịch bản văn học.- Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn - Tập trung vào lời thoại của nhân vật- Phân tích hành động kịch- Khái quát chủ đề tư tưởng, đánh giá giá trị của đoạn trích và toàn vở kịchII. Văn nghị luận1. Khái lược về văn nghị luận- Khái niệm: Nghị luận là một thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (xã hội, chính trị, văn học ) nhằm tranh luận, thuyết phục, bác bỏ, khẳng định, phủ nhậngiúp người đọc hiểu rõ vấn đề nêu ra.Phân loại:+ Căn cứ vào thời gian xuất hiện: Nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo, thư dụ), nghị luận hiện đại (tuyên ngôn, lời kêu gọi, xã luận, )-+Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận: Nghị luận xã hội – chính trị (chính luận), nghị luận văn học (phê bình,. nghiên cứu, phân tích) Tranh đọc Chiếu cầu hiền2. Yêu cầu đọc văn nghị luận- Tìm hiểu thân thế tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.- Phát hiện chính xác luận đề và hệ thống luận điểm.- Đánh giá giá trị của hệ thống luận điểm.- Tìm hiểu phương pháp luận chứng làm sáng tỏ luận điểm.- Tìm hiểu và đánh giá thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. - Tìm hiểu và đánh giá sự đặc sắc độc đáo riêng của người viết.

File đính kèm:

  • pptMOT SO THE LOAI VAN HOC KICH NGHI LUAN.ppt