Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 31: Tây tiến

1. Nghệ thuật:

Từ ngữ, hình ảnh, âm điệu độc đáo, mới lạ.

 Kết hợp bút pháp hiện thực với bút pháp lãng mạn.

Nội dung:

Với cảm hứng bi tráng, bài thơ đã ghi lại chặng đường gian khổ, anh hùng của một đơn vị anh hùng.

 Bài thơ thể hiện tình đồng đội thiêng liêng của Quang Dũng và những chiến sĩ Tây Tiến.

 Bài thơ góp phần khắc họa vẻ đẹp của hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn 12 - Tiết 31: Tây tiến, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Tây TiếnQuang DũngTiết 31 (Đọc giảng):I. Tiểu dẫn:1. Tác giả: Quang Dũng là nhà thơ- chiến sĩ. Hồn thơ tinh tế, lãng mạn, hào hoa. 2. Bài thơ Hoàn cảnh sáng tác : Năm 1848, khi nhà thơ đã chuyển đơn vị, nhớ về đoàn binh Tây Tiến- đơn vị cũ của mình. Vài nét về binh đoàn Tây Tiến : thành phần tham gia, địa bàn hoạt động, nhiệm vụ (SGK/75) II. Phân tíchĐoạn 1 (Từ câu 1 đến câu 14): Cuộc hành quân của binh đoàn Tây Tiến.Điệp ngữ “nhớ”: nỗi nhớ da diết, trào dâng, bao trùm cả bài thơNhững địa danh mà đoàn quân đã đi qua : Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường HịchTừ láy: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút... giàu chất tạo hìnhHình ảnh: sương lấp đoàn quân, heo hút cồn mây súng ngửi trời vừa hiện thực vừa lãng mạnÂm thanh: thác gầm thét, cọp trêu người đầy rùng rợn, bí hiểmDốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơi Câu 1: chủ yếu thanh trắc, gợi độ ghập ghềnh, cheo leo của đia hình miền Tây BắcCâu 4 : toàn thanh bằng, thể hiện trạng thái thanh thản khi chinh phục được đỉnh cao Câu 2: gợi độ cao của địa hình, tâm hồn lãng mạn đậm chất lính Câu 3: gợi sự hiểm trở của địa hìnhNhận xét: Thiên nhiên miền Tây Bắc: hùng vĩ, hiểm trở Đoàn quân Tây Tiến: hành quân vô cùng gian khổ nhưng vẫn lạc quan, tâm hồn lãng mạn Đoạn 2: (Từ câu 15 đến câu 22): Nhớ lại kỉ niệm tình quân dân Một số từ ngữ, hình ảnh: “bừng lên”, “hội đuốc hoa”, “kìa em”	Bốn câu thơ đầu tràn đầy nhạc điệu, thể hiện tâm hồn ngất ngây của những người lính trong đêm liên hoan văn nghệ ở doanh trại có sự tham gia của nhân dân địa phương.Một số hình ảnh: “chiều sương”, “hồn lau”, “hoa đong đưa”, “dáng người trên độc mộc”	Bốn câu thơ sau gợi không gian dòng sông trong buổi chiều miền Tây hoang dã, nên thơ, hào hùng.3. Đoạn 3 (Từ câu 23 đến 23): Cảm hứng bi tráng về cuộc đời chiến đấu gian khổ, hi sinh anh dũng của người chiến sĩ. Hình ảnh : không mọc tóc quân xanh màu lá dữ oai hùm (ẩn dụ) mắt trừng gửi mộng Hệ thống từ Hán Việt: đoàn binh, biên cương, viễn xứ, áo bào, độc hành=>trang trọng, giảm nhẹ đau thương * Bức chân dung về người lính Tây Tiến: Vẻ ngoài tiều tuỵ (do cuộc hành quân chiến đấu gian khổ) nhưng tâm hồn rất lãng mạn, mộng mơ, say lí tưởng. Cái chết của họ đẹp, bất tử. Đó là vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến. áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Hai câu thơ mang âm hưởng trầm hùng. 4. Đoạn kết (Bốn câu cuối): Lời thề của các chiến sĩ vệ quốc quân.Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôiAi lên Tây Tiến mùa xuân ấyHồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi 	Bốn câu thơ như lời thề của các chiến sĩ : Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Dù ngã xuống nhưng linh hồn của các chiến sĩ vẫn hành quân cùng đồng đội.III. Tổng kết1. Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh, âm điệu độc đáo, mới lạ. Kết hợp bút pháp hiện thực với bút pháp lãng mạn. 2. Nội dung: Với cảm hứng bi tráng, bài thơ đã ghi lại chặng đường gian khổ, anh hùng của một đơn vị anh hùng. Bài thơ thể hiện tình đồng đội thiêng liêng của Quang Dũng và những chiến sĩ Tây Tiến. Bài thơ góp phần khắc họa vẻ đẹp của hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh ! 

File đính kèm:

  • pptTay_Tien.ppt