Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu

 Phùng – nghệ sĩ nhiếp ảnh, được phân công đến một vùng ven biển miền Trung để chụp ảnh lịch. Sau nhiều ngày phục kích, anh chụp được một “cảnh đắt trời cho”: cảnh một chiếc thuyền ngoài xa trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh hết sức kinh ngạc: từ chính trong chiếc thuyền, một gã đàn ông vũ phu đã đánh đập người vợ hết sức dã man; đứa con trai, xông vào đánh lại bố. Lạ lùng thay, những ngày sau, cảnh tượng đánh đập vũ phu đó vẫn tiếp tục diễn ra. Phùng xông vào can thiệp. Sau đó, Phùng nhờ Đẩu mời người đàn bà đến. Theo lời mời của Đẩu người đàn bà hàng chài đã đến toà án. Đẩu và Phùng khuyên bà bỏ người chồng vũ phu, độc ác đó. Nhưng thật bất ngờ: người phụ nữ đã một mực từ chối lời khuyên cùng giải pháp của Đẩu và Phùng, nhất quyết xin không bỏ lão chồng vũ phu. Chị kể lại cuộc đời mình, gia cảnh của chị và người chồng. Sau khi nghe được câu chuyện của người đàn bà hàng chài, Đẩu và Phùng đã bừng sáng lên những nhận thức mới.

 

 

ppt20 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Đọc vănCHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Nguyễn Minh ChâuĐọc mục Tiểu dẫn và tóm tắt những nét chính về tác giả, kể tên những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu?CHIẾC THUYỀN NGOÀI XAI.Giới thiệu chung:1.Tác giả :- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê ở Nghệ An+ Trước năm 1975, sáng tác của NMC đậm chất sử thi và thiên hướng trữ tình lãng mạn: nhà văn mải mê tìm kiếm những hạt ngọc long lanh trong tâm hồn những con người bình thường.+ Từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cho cảm hứng thế sự của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới. Nguyễn Minh Châu trở thành “người mở đường tinh anh và tài năng nhất của VHVN thời kì đổi mới” (Nguyên Ngọc). Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. + Tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1967), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972),  Các tập truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1685), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989).Chân dung Nguyễn Minh Châu:Em hãy cho biết xuất xứ và bố cục của đoạn tríchCHIẾC THUYỀN NGOÀI XAI. Giới thiệu chung:2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: “Chiếc thuyền ngoài xa” (8 - 1983), rút từ tập truyện ngắn cùng tên (1987) của Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm tiêu biểu cho xu hướng chung của VHVN thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường. b. Bố cục: - Phần 1: “Từ đầu → chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. - Phần 2: Còn lại: Câu chuyện của người đàn bà làng chài. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XAI. Giới thiệu chung:2. Tác phẩm:c. Tóm tắt truyện: Phùng – nghệ sĩ nhiếp ảnh, được phân công đến một vùng ven biển miền Trung để chụp ảnh lịch. Sau nhiều ngày phục kích, anh chụp được một “cảnh đắt trời cho”: cảnh một chiếc thuyền ngoài xa trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh hết sức kinh ngạc: từ chính trong chiếc thuyền, một gã đàn ông vũ phu đã đánh đập người vợ hết sức dã man; đứa con trai, xông vào đánh lại bố. Lạ lùng thay, những ngày sau, cảnh tượng đánh đập vũ phu đó vẫn tiếp tục diễn ra. Phùng xông vào can thiệp. Sau đó, Phùng nhờ Đẩu mời người đàn bà đến. Theo lời mời của Đẩu người đàn bà hàng chài đã đến toà án. Đẩu và Phùng khuyên bà bỏ người chồng vũ phu, độc ác đó. Nhưng thật bất ngờ: người phụ nữ đã một mực từ chối lời khuyên cùng giải pháp của Đẩu và Phùng, nhất quyết xin không bỏ lão chồng vũ phu. Chị kể lại cuộc đời mình, gia cảnh của chị và người chồng. Sau khi nghe được câu chuyện của người đàn bà hàng chài, Đẩu và Phùng đã bừng sáng lên những nhận thức mới. Nét đặc sắc của cốt truyện ?* Nét đặc sắc của cốt truyện: - Đặt các nhân vật trong những tình huống rất bất ngờ. - Mỗi tình huống chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.CHIẾC THUYỀN NGOÀI XAII. Đọc - hiểu văn bản 1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: a. Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng: Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì?II. Đọc - hiểu văn bản  1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: a. Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng: Là bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” trong buổi sớm mờ sương “có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Đó là một bức ảnh tuyệt đẹp: “ Giống như một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”. Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp. Phùng coi đó là cảnh “đắt trời cho” mà không phải lúc nào nghệ sĩ cũng “chộp” được. Khung cảnh ấy khiến cho tâm hồn người nghệ sĩ rung động thật sự và một cảm xúc thẩm mĩ đang dấy lên trong lòng Phùng. Trong một khoảnh khắc của cuộc sống, nghệ sĩ Phùng đã cảm nhận được cái chân, cái thiện của cuộc đời, anh cảm thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi => cái đẹp có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Nhưng ngay khi tâm hồn đang bay bổng trong những rung cảm thẩm mĩ, đang tận hưởng hạnh phúc của những khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn thì NS Phùng kinh ngạc khi phát hiện ra một nghịch cảnh đau thương. Đó là nghịch cảnh nào ?II. Đọc - hiểu văn bản  1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: b. Phát hiện thứ hai: cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Phùng đã kinh ngạc đến mức đứng há hốc mồm ra nhìn; chết lặng..; không dám tin vào mắt mình. Anh ngạc nhiên vì anh không thể ngờ rằng: Đằng sau cái đẹp kì diệu kia của tạo hoá là cái ác, cái xấu, cái nghiệt ngã của cuộc sống. Đây là một cảnh tượng phi thẩm mĩ (.), phi nhân tính (.). Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống. => Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: Cuộc đời không đơn giản, mà chứa nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.CHIẾC THUYỀN NGOÀI XAII. Đọc - hiểu văn bản3. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài đã giúp những người như Phùng hiểu: a. Về người đàn bà hàng chài: Một phụ nữ nghèo khổ (ngoài 40 tuổi, thô kệch, mặt rỗ, khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt, quần áo rách rưới, bạc phếch) -> gây ấn tượng mạnh về cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn. - Cuộc sống: cùng chồng bươn chải trên biển để nuôi con, thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ (). Bị đánh đau đớn , nhưng không hề kêu một tiếng; cũng không phản kháng, không chạy trốn. Người đàn bà nhẫn nhịn cam chịu mọi đớn đau, cực khổ vì cuộc sống mưu sinh trên biển cần có người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề và vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên “phải sống cho con chứ không phải sống cho mình”→ Một người mẹ giàu lòng yêu thương con. Lòng yêu thương con của chị còn được thể hiện qua chi tiết: sau này, khi các con đã lớn bà xin chồng lên bờ đánh mình, khi thằng Phác phát hiện ra bi kịch gia đình bà ôm chầm nó, vái lạy nó) → Bà cảm thấy đau đón vì rốt cuộc đã không sao tránh được cho con cái khỏi bị tổn thươngCHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - Nhìn chồng với sự thấu hiểu, cảm thông (.) → Đây là hình ảnh đẹp của một người phụ nữ Việt Nam có tâm hồn đẹp đẽ, nhẫn nhục, cam chịu, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, giàu đức hi sinh và lòng vị tha,II. Đọc - hiểu văn bản3. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài: câu chuyện của người đàn bà giúp Phùng hiểu về: a. Người đàn bà hàng chài b. Người đàn ông: Thô bạo, dữ dằn. Chính gánh nặng mưu sinh biến người chồng tha hóa dần trở thành kẻ vũ phu, thô bạo. c. Chánh án Đẩu: Có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều Anh căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ.d. Về bản thân Phùng:CHIẾC THUYỀN NGOÀI XAII. Đọc - hiểu văn bản 3. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài: Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài và cách ứng xử khác nhau của các nhân vật, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: Đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự vật, hiện tượng đời sống trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XAII. Đọc – hiểu văn bản4. Các nhân vật khác: a. Chị thằng Phác: Một cô gái yếu ớt mà can đảm (.). Cô bé là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến tòa án huyện. b. Thằng Phác: Rất thương mẹ. Phác thương mẹ theo kiểu một đứa con còn nhỏ, theo cái cách một đứa con trai vùng biển: nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”, “nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”. ..CHIẾC THUYỀN NGOÀI XAII. Đọc – hiểu văn bản5. Vài nét về nghệ thuậta. Cách xây dựng cốt truyện độc đáo: - Tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống: + Phùng phát hiện ra vẻ đẹp của “chiếc thuyền ngoài xa” trên biển mờ sương.+ Phùng lại phát hiện ra tiếp theo sau đó là sự thật tàn nhẫn bên trong chiếc thuyền.+ Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện đã nói rõ nguyên nhân của “ nghịch lí” đó. - Các tình huống truyện cứ thế, nối tiếp nhau trong mạch truyện và được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào, ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.b.Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm: - Ngôn ngữ của người kể chuyện: Thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc xảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. - Ngôn ngữ nhân vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XAII. Đọc – hiểu văn bảnc. Chủ đề: Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.III. Kết luận Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật về sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và: một cách nhìn đa diện nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề - tư tưởng của tác phẩm.

File đính kèm:

  • pptChiec_thuyen_ngoai_xa.ppt