Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản: Hịch tướng sĩ

- Thể loại: Hịch: Là thể văn nghị luận xưa được vua chúa tướng lĩnh dùng để cổ động, thán

phục, kêu gọi đấu tranh

- Hịch tướng sĩ được sáng tác 1285 để khích lệ tướng sĩ học tập binh thư yếu lược trước cuộc

kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2

pdf11 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 17/11/2023 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản: Hịch tướng sĩ, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
VĂN BẢN : HỊCH TƯỚNG SĨ
(Trần Quốc Tuấn)
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH :
- HD HS tìm hiểu từ khó sgk/58
1. Tác giả : SGK/58
2. Tác phẩm :
- Thể loại: Hịch: Là thể văn nghị luận xưa được vua chúa tướng lĩnh dùng để cổ động, thán 
phục, kêu gọi đấu tranh 
- Hịch tướng sĩ được sáng tác 1285 để khích lệ tướng sĩ học tập binh thư yếu lược trước cuộc 
kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2
3. Bố cục: 4P
- P1( Từ đầu ... lưu tiếng tốt): Nêu những gương sáng trong lịch sử.
- P2( Tiếp ... cũng vui lòng): Miêu tả sự ngang ngược, tàn ác của kẻ thù.
- P3( Tiếp ... có được không): Phân tích sự phải trái đúng sai.
- P4( Còn lại): Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nêu những gương sáng trong lịch sử.
=> Cách nêu từ xa -> gần -> Nay ngắn gọn làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ, vì vua, vì 
nước của họ.
- Mục đích: Nhằm thuyết phục người đọc tin tưởng bộc lộ tình cảm của mình với sự tôn vinh 
ngưỡng mộ của người viết gương snág trong lịch sử
=> Khích lệ lòng trung quân ái quốc của quân sĩ đời Trần trước kẻ thù xâm lược.
2. Sự ngang ngược và tàn ác của kẻ thù
-> Những hình ảnh “uốn lưỡi cú diều” “thân dê chó” để chỉ quân Nguyên – Mông. Thể hiện sự 
căm hờn và khinh bỉ của tác giả.
- Ngôn từ gợi hình, gợi cảm so sánh kẻ thù với các loài hổ giọng văn mỉa mai châm biếm 
-> Gợi cảm xúc và sự căm phẫn cho người đọc, người nghe. Kẻ thù hiện lên rất vô đạo và bạo 
ngược.
- Lòng yêu nước, sự căm thù giặc cảu tác giả được thể hiện: quên ăn, mất ngủ, đau đớn thắt tim 
“ Ta thường đến bữa... vui lòng”
=> Trần Quốc Tuấn đã nêu lên mối ân tình giữa mình và tướng sĩ để khích lệ ý thức trách 
nhiệm của mỗi người với đất nước.
3. Phân tích thái độ của các tướng sĩ.
- Trần Quốc Tuấn chỉ rõ những việc làm tưởng chừng nhỏ nhặt: chọi gà, cờ bạc...dẫn đến cảnh 
mất nước nhà tan.
-> Cách nói của tác giả khi như sỉ mắng khi dùng cách nói châm chọc mỉa mai
4. Sự khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ
- Trần Quốc Tuấn 1 lần nữa vạch rõ ranh giới giữa 2 con đường chính và tà, sống – chết để 
thuyết phục tướng sĩ.
- Trần Quốc Tuấn biểu lộ thái độ dứt khoát: Địch – Ta
=> Tác dụng thanh toán thái độ trù trừ của tướng sĩ
=> Đoạn văn có giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quan tâm chiến đấu của mọi người.
- Câu kết bài hịch bỗng trở về với giọng tâm tình, tâm sự, bày tỏ gan ruột của vị chủ tướng hết 
lòng hết sự vì vua vì nước, của người cha hiền hết lòng yêu thương tướng sĩ dưới quyền
III. Ghi nhớ : sgk/61
IV: Luyện tập
- Đọc diễn cảm bài Hịch
---------------------------------------------------------------
HÀNH ĐỘNG NÓI
I. Hành động nói là gì?
1. Ví dụ :
- HS đọc đoạn trích sgk/62
* Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm đẩy Thạch Sanh đi thế mạng cho mình.
* Có đạt được mục đích: Câu nói thể hiện chi tiết: Chàng vội vã .kiếm củi nuôi thân.
* Lý Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng lời nói.
* Việc làm của Lý thông là 1 hành động vì nó có tính mục đích.
2. Ghi nhớ: SGK trang 62
II. Một số kiểu hành động nói thường gặp:
1. Ví dụ : sgk/63
VD1:
- Con trăn.. đã lâu: Trình bày
- Nay em ..tội chết: Đe doạ
- Thôi, bây giờ trốn ngay đi: Đuổi khéo
- Có chuyện gìlo liệu: Hứa hẹn
VD2
a. Lời của cái Tí: Hỏi
=>Cảm thán, bộc lộ cảm xúc.
b. Lời của chị Dậu: Con sẽ ăn Đoài => Báo tin.
* Tóm lại : Các hoạt động nói:
- Trình bày, đe doạ, đuổi khéo, hứa hẹn
- Hỏi, báo tin, bộc lộ cảm xúc
2.Ghi nhớ: SGK trang 63
II. Luyện tập
1.Bài tập 1 sgk/63:
- Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích kích lệ tướng sĩ học tập binh thư yếu lược 
do ông biên soạn -> Khích lệ lòng tự tôn dân tộc
- Câu thể hiện mục đích của hoạt động nói:
“ Nếu các ngươi chuyền tập sách này tứ là kẻ nghịch thù”
2.Bài tập 2 sgk/63 - 64:
a. Mỗi câu với các mục đích: 
- Hành động hỏi
- Hành động cảm ơn
- Hành động trình bày
- Hành động bộc lộ chính xác
- Hành động tiếp nhận
- Hành động cầu khiến.
b. 2 câu với mục đích: Nhận định, khẳng định – hứa, thề.
c. 11 câu với mục đích : Báo tin, hỏi, xác nhận, cảm thán, miêu tả, kể.
3.Bài tập 3 sgk/ 64:
- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau -> điều khiển, ra lệnh.
- Anh hứa đi -> ra lệnh
- Anh xin hứa -> lời hứa
* Củng cố – HS hệ thống, khái quát những kiến thức cơ bản cần nắm vững về hoạt động nói.
- Học thuộc 2 ghi nhớ.
- Hoàn chỉnh các bài tập trong sgk
Chuẩn bị : Ôn lại văn nghị luận.
Viết đoạn văn nghị luận ngắn bàn về câu nói của M.Faraday: "Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn 
tình người ở lại ". Hạn chót nộp : 18/4 nhé!
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
HÀNH ĐỘNG NÓI ( tiếp theo )
 Lấy ví dụ về cách dùng trực tiếp và cách dùng gián tiếp.
VD :Cách dùng trực tiếp 
Hãy đi ngay kẻo muộn ! 
( Câu cầu khiến thực hiện hành động điều khiển )
VD :Cách dùng gián tiếp.
A nói : Tớ mua cái cặp những 2000 cơ đấy !
B bĩu môi : 2000 cơ đấy ?
( câu nghi vấn thực hiện hành động bác bỏ )
I. Cách thực hiện hành động nói.
 1. Ví dụ : SGK
 2. Nhận xét : 
- Giống nhau : đều là câu trần thuật, kết thúc bằng dấu chấm.
- Những câu giống nhau về mục đích nói :
+ 3 câu đầu mục đích là trình bày.
+ 2 câu sau mục đích là cầu khiến.
- Hành động nói tương ứng:
+ Câu 1,2,3 trình bày.
+ Câu 4,5 cầu khiến.
- Câu trần thuật thực hiện hành động nói là trình bày đó là cách dùng trực tiếp.
-Câu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiến đó là cách dùng gián tiếp. 
 3. Ghi nhớ : SGK
II. Luyện tập .
Bài tập 1:
Câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn. 
- Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào cũng có ? 
( Thực hiện hành động khẳng định )
- Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ? 
( Thực hiện hành động phủ định )
- Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?
(Thực hiện hành động khẳng định) 
Bài tập 2: 
Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hàng động cầu khiến, kêu gọi.
Tác dụng : tạo sự đồng cảm sâu sắc, khiến cho nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng 
của mỗi người.
Bài tập 5: 
Hành động c là hợp lí nhất.
 IV Củng cố - Dặn dò.
 1. Củng cố : Nêu cách dùng hành động nói ?
 2. Dặn dò : Học bài, làm BT 3,4.
 Chuẩn bị bài : Ôn tập về luận điểm ( xem lại kiến thức về văn nghị luận và văn bản Tinh thần 
yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh .)

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ngu_van_lop_8_van_ban_hich_tuong_si.pdf