Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Ôn tập bài thơ Tiểu đội xe không kính

Ý 2: Vẻ đẹp của người lính lái xe

 - Ý 1.2. Tư thế ung dung , bình tĩnh, tự tin: Đó là tư thế tuyệt đẹp, tư thế của cái Ta làm chủ giữa chiến trường đầy hiểm nguy, ác liệt; xe dẫu bị tàn phá đến mức hư hỏng, nặng nề nhưng không gì ngăn cản nổi tinh thần của người chiến sĩ cầm lái. Tư thế “ nhìn thẳng” thể hiện bản lĩnh kiên cường, cứng cỏi, gan góc.

 - Ý 2.2. Tâm hồn sôi nổi, trẻ trung, yêu đời: Ngồi đằng sau vô lăng những chiếc xe không kính người lính mới có cảm giác “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim”. phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, với bao nguy hiểm phía trước nhưng người lính vẫn không hề bận tâm, họ cảm thấy dường như đó là điều thích thú vì có thể mở rộng tâm hồn mình giao hòa cùng vẻ đẹp của thiên nhiên.

 - Ý 3.2. Tinh thần lạc quan; thái độ coi thường mọi gian khổ, hiểm nguy: Khó khăn, thử thách ngày càng trở nên dồn dập, cụ thể, trực tiếp hơn “ bụi phun”, “ mưa tuôn mưa xối” nhưng vượt lên mọi khó khăn, thử thách ấy là thái độ bình thản, coi thường mọi gian khổ, hiểm nguy. Cấu trúc “không có. Ừ thì . Chưa cần” lặp lại đã thể hiện được cách nói hài hước, hóm hỉnh của người lính cùng nụ cười ngạo nghễ của người chiến thắng.

 - Ý 4.2. Tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, cao cả: Cái “bắt tay” là biểu

hiện ấm lòng của tình đồng chí gắn bó keo sơn.

 

pptx7 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Ôn tập bài thơ Tiểu đội xe không kính, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ÔN TẬP BÀI THƠ “ BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH ” CỦA PHẠM TIẾN DUẬT 
Kiến thức cần nhớ: 
 I. Tác giả: 
 - Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông từng có những năm tháng sống gắn bó với tuyến lửa Trường Sơn, viết nhiều bài thơ mang hơi thở trực tiếp của cuộc chiến tranh; ông viết nhiều, viết hay về Trường Sơn, từng được ca tụng là “con chim lửa của rừng Trường Sơn huyền thoại”. 
 - Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung mà ngang tàng, tinh nghịch. 
 II.Tác phẩm 
1. Ý nghĩa nhan đề: 
 - “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một nhan đề mới lạ, độc đáo, sáng tạo ; gợi mở chủ đề tp. 
 - Hình ảnh “tiểu đội xe không kính” gợi hiện thực tàn khốc của cuộc chiến tranh. Trước nhan đề tác giả thêm vào hai chữ “bài thơ” tưởng như có chỗ thừa ra nhưng đó là dụng ý: khai thác chất thơ ngay từ trong hiện thực tàn khốc của cuộc chiến tranh. 
- Nhan đề “BVTĐXKK” góp phần làm nổi bật nội dung, chủ đề của bài thơ: Từ hình ảnh những chiếc xe không kính làm nổi bật vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ cứu nước.. 
2 . Hoàn cảnh ra đời: 
 - Bài thơ “ BTVTĐXKK” được viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go, ác liệt. 
 - Tác phẩm đạt giải Nhất trong cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức năm 1969, được đưa vào trong tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa” của tác giả. 
3 . Giá trị bài thơ: 
 a. Nghệ thuật : 
 - Kết hợp linh hoạt thể thơ bảy chữ với 8 chữ. 
 - Xây dựng hình ảnh thơ độc đáo. 
 - Ngôn ngữ thơ tự nhiên, khỏe khoắn, giàu tính khẩu ngữ 
 - Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc. 
b . Nội dung : Từ hình ảnh những chiếc xe không kính làm nổi bật vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ cứu nước.. 
4. Các ý cơ bản: 
 * Ý 1: Hình ảnh những chiếc xe không kính: 
 - Hình ảnh “ những chiếc xe không kính” được giới thiệu qua lời thơ thật tự nhiên, mang đậm chất khẩu ngữ. Cách lí giải nguyên nhân cũng rất tự nhiên cùng 2 động từ mạnh đặt trên một dòng thơ “ bom giật, bom rung” đã tái hiện được sự tàn phá khốc liệt của bom đạn kẻ thù. 
 - Những chiếc xe còn bị bom đạn kẻ thù tàn phá cho đến mức hư hỏng, nặng nề hơn thế nữa “ không có kính” , “không có đèn, không có mui xe” ... 
=> Đây không phải là hình ảnh hiếm có trong chiến tranh nhưng lần đầu tiên được PTD đưa vào trong thơ một cách chân thực – một hiện thực thô ráp, trần trụi nhưng lại hết sức mới lạ, độc đáo (Liên hệ) 
Ý 2: Vẻ đẹp của người lính lái xe 
 - Ý 1.2. Tư thế ung dung , bình tĩnh, tự tin: Đó là tư thế tuyệt đẹp, tư thế của cái Ta làm chủ giữa chiến trường đầy hiểm nguy, ác liệt; xe dẫu bị tàn phá đến mức hư hỏng, nặng nề nhưng không gì ngăn cản nổi tinh thần của người chiến sĩ cầm lái. Tư thế “ nhìn thẳng” thể hiện bản lĩnh kiên cường, cứng cỏi, gan góc. 
 - Ý 2.2. Tâm hồn sôi nổi, trẻ trung, yêu đời: Ngồi đằng sau vô lăng những chiếc xe không kính người lính mới có cảm giác “ gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim”... phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, với bao nguy hiểm phía trước nhưng người lính vẫn không hề bận tâm, họ cảm thấy dường như đó là điều thích thú vì có thể mở rộng tâm hồn mình giao hòa cùng vẻ đẹp của thiên nhiên. 
 - Ý 3.2. Tinh thần lạc quan; thái độ coi thường mọi gian khổ, hiểm nguy: Khó khăn, thử thách ngày càng trở nên dồn dập, cụ thể, trực tiếp hơn “ bụi phun”, “ mưa tuôn mưa xối” nhưng vượt lên mọi khó khăn, thử thách ấy là thái độ bình thản, coi thường mọi gian khổ, hiểm nguy. Cấu trúc “ không có... Ừ thì ... Chưa cần ” lặp lại đã thể hiện được cách nói hài hước, hóm hỉnh của người lính cùng nụ cười ngạo nghễ của người chiến thắng. 
 - Ý 4.2. Tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, cao cả: Cái “ bắt tay” là biểu 
h iện ấm lòng của tình đồng chí gắn bó keo sơn. 
Ý 5.2. Lòng yêu nước, nhiệt huyết tuổi trẻ, ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất nước: “ trái tim” là hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp, nơi hội tụ vẻ đẹp tâm hồn người lính; chứa đựng bản lĩnh kiên cường, hiên ngang với niềm tin vào ngày thống nhất Bắc Nam. 
B. Luyện đề: 
Đề 1: Trình bày cảm nhận của em về 4 khổ thơ đầu bài thơ “BTVTĐXKK” của Phạm Tiến Duật. 
Tìm hiểu đề: 
 - Dạng đề: Nghị luận về một đoạn thơ 
 - Vấn đề cần NL: ND+NT của 4 khổ thơ đầu bài thơ “BTVTĐXKK” 
 - Phạm vi dẫn chứng: 4 khổ thơ đầu bài thơ 
 + Có thể liên hệ một số câu thơ viết cùng đề tài 
2. Dàn ý 
Mở bài: 
giới thiệu nhà thơ PTD và bài thơ “BTVTĐXKK” 
giới thiệu vị trí đoạn thơ, cảm nhận chung về giá trị đoạn thơ 
- Trích dẫn đoạn thơ (HD cách trích dẫn) 
Thân bài: 
 Ý 1. Khái quát (đề tài? Phong cách? H/c ra đời? Giá trị tp?) 
Ý 2. Hình ảnh những chiếc xe không kính (2 câu thơ đầu) 
- Hình ảnh “ những chiếc xe không kính” được giới thiệu qua lời thơ thật tự nhiên, mang đậm chất khẩu ngữ. Cách lí giải nguyên nhân cũng rất tự nhiên cùng 2 động từ mạnh đặt trên một dòng thơ “ bom giật, bom rung” đã tái hiện được sự tàn phá khốc liệt của bom đạn kẻ thù. 
=> Đây không phải là hình ảnh hiếm có trong chiến tranh nhưng lần đầu tiên được PTD đưa vào trong thơ một cách chân thực – một hiện thực thô ráp, trần trụi nhưng lại hết sức mới lạ, độc đáo (Liên hệ) 
Ý 3. Vẻ đẹp của người lính lái xe 
- Ý 1.3. Tư thế ung dung , bình tĩnh, tự tin: Đó là tư thế tuyệt đẹp, tư thế của cái Ta làm chủ giữa chiến trường đầy hiểm nguy, ác liệt; xe dẫu bị tàn phá đến mức hư hỏng, nặng nề nhưng không gì ngăn cản nổi tinh thần của người chiến sĩ cầm lái. Tư thế “ nhìn thẳng” thể hiện bản lĩnh kiên cường, cứng cỏi, gan góc. 
 - Ý 2.3. Tâm hồn sôi nổi, trẻ trung, yêu đời: Ngồi đằng sau vô lăng những chiếc xe không kính người lính mới có cảm giác “ gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim”... phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, với bao nguy hiểm phía trước nhưng người lính vẫn không hề bận tâm, họ cảm thấy dường như đó là điều thích thú vì có thể mở rộng tâm hồn mình giao hòa cùng vẻ đẹp của thiên nhiên. 
- Ý 3.3. Tinh thần lạc quan; thái độ coi thường mọi gian khổ, hiểm nguy: Khó khăn, thử thách ngày càng trở nên dồn dập, cụ thể, trực tiếp hơn “ bụi phun”, “ mưa tuôn mưa xối” nhưng vượt lên mọi khó khăn, thử thách ấy là thái độ bình thản, coi thường mọi gian khổ, hiểm nguy. Cấu trúc “ không có... Ừ thì ... Chưa cần ” lặp lại đã thể hiện được cách nói hài hước, hóm hỉnh của người lính cùng nụ cười ngạo nghễ của người chiến thắng. 
Ý 4. Đánh giá, liên hệ mở rộng 
* Kết bài: 
 - Khẳng định giá trị đoạn thơ -> nâng cao giá trị bài thơ, những đóng góp của nhà thơ đối với nền văn học dân tộc. 
Đề 2: Trình bày cảm nhận của em về 4 khổ thơ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. 
 (HD xây dựng dàn ý) 
* Về nhà: Hoàn thành bài viết cho 2 đề. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_on_tap_bai_tho_tieu_doi_xe_khong.pptx