Bài giảng Sơ cấp cứu đuối nước

+ Nếu nạn nhân bất tỉnh, nhưng còn thở: Gọi người đến trợ giúp

 Đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để tránh nguy cơ ngạt thở và giúp chất nôn không trào ngược đường thở nếu nạn nhân nôn (tư thế nằm nghiêng an toàn).

 Kiểm tra và moi hết dị vật trong miệng và đường thở của nạn nhân.

 

ppt23 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Sơ cấp cứu đuối nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
TẬP HUẤN 
CÔNG TÁC SƠ CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC 
TUYÊN TRUYỀN VIÊN: VŨ THỊ PHƯƠNG BẮC 
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC TIỀN PHONG 
 HỘI CHỮ THẬP ĐỎ HUYỆN GIA LÂM 
 Theo bạn, tai nạn đuối nước ở trẻ có thể xảy ra ở những đâu? 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÓ THỂ GÂY TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ 
 Những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ? 
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐUỐI NƯỚC 
* Nguyên nhân khách quan: 
 Do thiên tai, lũ lụt. 
* Nguyên nhân chủ quan: 
- Nhận thức về tai nạn đuối nước ở trẻ em còn thấp. 
- Không biết bơi, không biết các nguyên tắc an toàn khi bơi. 
- Bị ngã, úp mặt vào nước: nước nông trẻ em ko tự thoát ra được hoặc bị động kinh (do gia đình không trông giữ trẻ cẩn thận) 
- Bị rơi hoặc ng ã xuống chỗ nước sâu, nước xoáy nguy hiểm (do người lớn không để ý) 
- Bị chuột rút khi đang bơi, đang ở dưới nước (do không khởi động kĩ trước khi xuống nước) 
- Môi trường sống trong gia đình và cộng đồng không an toàn: bể nước, giếng không nắp; trẻ chơi tự do ở ao hồ. 
CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT 
* Bất tỉnh do ngừng thở, ngừng tim 
* Nạn nhân đang chới với dưới nước hoặc sắp có nguy cơ bị chìm. 
* Có dấu hiệu bị sặc nước: ho dữ dội, sặc sụa, mặt đỏ hoặc tím, khó thở, hoặc ngừng thở. 
THỜI ĐIỂM VÀNG TRONG SƠ CẤP CỨU ĐUỐI NƯỚC 
Phút thứ 1 nạn nhân mất thở (có thể cứu sống được) 
Phút thứ 2 - 3 nạn nhân ngừng thở dưới nước (vẫn có thể cứu sống) 
Phút thứ 4 nạn nhân mất cảm giác và ngừng tim (có thể cứu sống) 
Phút thứ 5 - 7 nạn nhân rơi vào trạng thái chết lâm sàng (nhưng vẫn hy vọng cứu sống) 
Phút thứ 8 -10: chết não hoàn toàn (khó có thể cứu sống). 
* Đuối nước sẽ dẫn đến ngạt thở, ngừng tim. 
* Ngừng thở, ngừng tim dẫn đến tử vong. 
(?) Trong thời gian bao lâu chúng ta có thể cứu sống nạn nhân sau khi ngừng thở, ngừng tim? 
 Khi bị đuối nước, trong khoảng thời gian từ 0 – 6 phút nạn nhân đã rơi vào tình trạng nguy hiểm. Nếu được cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian này, sẽ mang lại cơ hội sống sót cho nạn nhân. 
 Chúng ta nên làm những gì để cấp cứu nạn nhân bị đuối nước? Có nên sốc nạn nhân lên vai theo phương pháp dân gian không? Vì sao? 
- Lay gọi nạn nhân 
 + Nếu nạn nhân vẫn tỉnh, chỉ lo sợ hoảng hốt: An ủi, thay quần áo, ủ ấm, cho uống nước ấm hoặc nước đường 
 CÁCH XỬ LÍ KHI CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ ĐUỐI NƯỚC 
- Đưa nạn nhân ra khỏi nước ( lưu ý không được sốc nước vì sốc n ước chỉ là giải pháp đư a n ước khỏi dạ dày, có khả năng làm nước chảy vào khí quản gây tắc nghẽn đ ường thở ) 
- Áp dụng qui trình ABCDE : 
A: Kiểm tra đường thở 
B. Hô hấp 
C: Tuần hoàn 
D: Thần kinh và sự tỉnh táo 
E: Bộc lộ toàn thân và kiểm tra các tổn thương khác 
 + Nếu nạn nhân bất tỉnh, nhưng còn thở: Gọi ng ười đến trợ giúp 
 Đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để tránh nguy cơ ngạt thở và giúp chất nôn không trào ngược đường thở nếu nạn nhân nôn (tư thế nằm nghiêng an toàn). 
 Kiểm tra và moi hết dị vật trong miệng và đường thở của nạn nhân. 
+ Nếu nạn nhân bất tỉnh, ngưng thở: lập tức hồi sinh tim phổi cho nạn nhân để duy trì sự sống 
 B ước 1 : Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền phẳng, cứng. Ngửa đầu, nâng cằm nạn nhân để làm thông đường thở 
 Bước 2 : Thổi ngạt cho nạn nhân 2- 5 lần. 
B ước 3 : Ép tim cho nạn nhân 
 Quỳ vuông góc với nạn nhân. 
 Hai bàn tay đan vào nhau, gốc bàn tay thuận đặt ở nửa dưới trục xương ức của nạn nhân. 
 Ấn xuống lồng ngực nạn nhân bằng 1 tay (nếu nạn nhân ở lứa tuổi HS tiểu học) , độ sâu 1/3 bề dày thành ngưc, theo chu kỳ 30 lần ép tim và thổi ngạt 2 lần (1 chu kỳ). 
* Lưu ý: 
 - Sau 5 chu kỳ, kiểm tra mạch và hơi thở của nạn nhân 1 lần. Giữa 2 lần ép không quá 5 giây. 
 - Tiếp tục hồi sinh tim phổi đến khi nạn nhân thở được. 
 Bước 4 : Ủ ấm cho nạn nhân 
 Sau khi thực hiện ép tim và thổi ngạt nạn nhân có phản ứng, thì thay quần á o khô cho nạn nhân hoặc dùng khăn ủ ấm v à cho uống nước ấm. Sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế. 
 Chúng ta cần làm gì để trẻ em tránh xảy ra tai nạn đuối nước? 
CÁCH PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC 
* Những điều nên làm 
 - Phát triển kỹ năng biết bơi và tập huấn sơ cấp đuối nước. 
 - Khi bơi phải có người lớn cho phép, giám sát; bơi những nơi an toàn; khởi động kỹ trước khi xuống nước. 
 - Lên bờ ngay khi trời tối, mưa to, sấm chớp. 
 - Làm hàng rào chỗ ao hồ, đậy miệng bể, lu, giếng 
CÁCH PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC 
 * Những điều không nên làm 
 - Không đi tắm ở sông, suối, ao, hồ . khi không có người lớn đi cùng. 
 - Không chơi đùa nghịch gần sông, suối, ao, hồ tránh bị ngã rơi xuống. 
 - Không tự ý điều khiển ghe, xuồng. 
 - Không tắm bơi sau khi ăn. 
Chân thành cảm ơn! 
Chúc các đồng chí một ngày vui vẻ và hạnh phúc! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_so_cap_cuu_duoi_nuoc.ppt
Bài giảng liên quan