Bài giảng Tập huấn nâng cao về năng lực về đánh giá học sinh tiểu học

Điều 10. Đánh giá định kì kết quả học tập

1. Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì.

 

ppt76 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 4788 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tập huấn nâng cao về năng lực về đánh giá học sinh tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ… góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. - Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học... - Giúp cha mẹ học sinh tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình. - Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục (nội dung cơ bản của điều 3) Về trang liên kết TT30 NỘI DUNG 2 (tiếp theo) 1. Nghiên cứu các ví dụ về nhận xét trong đánh giá thường xuyên (bộ công cụ do Bộ GD biên soạn) theo phân công sau: Nhóm 1 và 2 nghiên cứu môn Tiếng Việt; Nhóm 3 và 4 nghiên cứu môn Toán; Nhóm 5 nghiên cứu môn Lịch sử, Địa lí; Nhóm 6 nghiên cứu môn Khoa học; Nhóm 7 nghiên cứu môn TN-XH; Nhóm 8 nghiên cứu môn Âm nhạc (giáo viên dạy Âm nhạc ở các nhóm chuyển về nhóm 8). 2. Yêu cầu nghiên cứu: + Nghiên cứu trong giới hạn 4 tuần để có các cơ sở cho nhận xét của một tháng theo ba nội dung sau: a) Nội dung nhận xét b) Cách nhận xét c) Hình thức nhận xét + Trong mỗi tuần cần nghiên cứu hai nội dung cơ bản sau: Nội dung nhận xét, ví dụ về nhận xét và biện pháp hỗ trợ. Lưu ý: Cần phân biệt nhận xét trong tuần (là những nhận xét hàng ngày). Đây là nội dung quan trọng làm cơ sở cho hoạt động thực hành tiếp theo do đó các nhóm cần nghiên cứu sâu nội dung yêu cầu đề ra Minh hoạ ảnh trang công cụ Về trang nội dung 2 TT30 Ảnh Minh hoạ trang công cụ Trở về trang phân nhóm Về trang nội dung 2 TT30 HOẠT ĐỘNG 4 THỰC HÀNH XÂY DỰNG NỘIDUNG NHẬN XÉT THƯỜNG XUYÊN Sang hoạt động 5 Về hoạt động 3 TT30 NỘI DUNG TỔNG QUÁT CỦA HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 4 1. Nhiệm vụ: Căn cứ theo nội dung phân công các nhóm nghiên cứu bộ công cụ của hoạt động 3. Các nhóm thực hành xây dựng nội dung nhận xét các bài trong 4 tuần, của một tháng cụ thể (theo định hướng đã nghiên cứu nội dung nhận xét trong bộ công cụ). Riêng môn Tiếng Việt tập trung vào phân môn Tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn (nhóm trưởng tự phân công các thành viên hoàn thành 3 nội dung yêu cầu trên). 2. Do các bài trong tháng nhiều do đó các nhóm chia thành nhiều tổ hoàn thành từng bài nhưng cả tổ phải tổng hợp trên giấy A0 (hình thức cụ thể như bộ công cụ đã ví dụ). 3. Cử đại diện nhóm (người phát ngôn của nhóm) để trình bày, chia sẻ trước lớp. Minh hoạ thông tin Thời gian 35 phút TT30 Thông tin phản hồi (trợ giúp) Để đưa ra được nhận xét cụ thể và kèm theo các biện pháp hỗ trợ chúng ta thấy xuất hiện một số những khó khăn cần được giải quyết: Tổng hợp nội dung sau khi thảo luận, chia sẻ Trở về trang nhiệm vụ TT30 Xác định nội dung sẽ nhận xét (một cách cụ thể theo các nội dung sau): + Căn cứ theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học. + Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học. + Căn cứ vào thực tế của lớp học. Cách nhận xét (căn cứ vào thực hiện nhiệm vụ): + Căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ. + Căn cứ vào các sản phẩm học tập của học sinh. + Căn cứ sự tiến bộ theo tiến trình nội dung bài học. Hình thức nhận xét: + Nhận xét bằng lời (hàng ngày, hàng tuần nhận xét bằng lời là chủ yếu). + Nhận xét bằng cách ghi vào vở HS hay ghi phiếu thông tin (kết hợp giữa bằng lời và ghi cho một số đối tượng HS). + Nhận xét bằng cách ghi vào sổ theo dõi CLGD (bắt buộc ghi hàng tháng theo điều 7, 8 và điều 9). Trở về TT30 NỘI DUNG TỔNG QUÁT CỦA HOẠT ĐỘNG Nghiên cứu điều 10 về Đánh giá định kì Nội dung hoạt động Nghiên cứu bố cục một ma trận đề về kiểm tra định kì Thông tin phản hồi và chia sẻ trước lớp HOẠT ĐỘNG 5 (đánh giá định kì) Kết nối ND Kết nối ND Phản hồi thông tin khi lớp chia sẻ xong Sang hoạt động 6 Về hoạt động 4 TT30 Điều 10. Đánh giá định kì kết quả học tập 1. Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì. 2. Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh: a) Mức 1: học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; b) Mức 2: học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học; c) Mức 3: học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. 3. Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân. Về hoạt động 5 Tiếp theo TT30 1. Tổ chức xây dựng ma trận đề KTĐK: Xây dựng đề kiểm tra định kì phải phù hợp với Chuẩn kiến thức, kĩ năng do đó trước khi tổ chức ra đề kiểm tra định kì Hiệu trưởng phải chỉ đạo các khối, lớp lập ma trận cấu trúc hệ thống đề về: + Các mạch kiến thức được quy định tại Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học; + Xây dựng tỉ lệ % đối với 3 mức độ về đề kiểm tra định kì (được quy định tại khoản 2, điều 10 của Thông tư số 30). Xác định các mức độ cho trắc nghiệm khách quan và tự luận; + Các hình thức, bố cục cho đề kiểm tra định kì. 2. Hệ thống ma trận đề KTĐK: - Khung ma trận đề: mỗi ô trong khung nêu: Nội dung kiến thức, kĩ năng cần đánh giá; Hình thức các câu hỏi; Số lượng câu hỏi; Số điểm dành cho các câu hỏi. - Khung ma trận câu hỏi: mỗi ô trong khung nêu: Hình thức các câu hỏi; Số thứ tự của câu hỏi trong đề; Số điểm dành cho các câu hỏi. Về hoạt động 5 Xây dựng đề kiểm tra định kì Xem khung ma trận đề và câu hỏi TT30 Ví dụ về khung ma trận đề Về hoạt động 5 Tiếp theo Ví dụ về khung ma trận câu hỏi TT30 Minh hoạ ma trận đề (môn toán cuối năm học, lớp 5) TNKH (Trắc nghiệm khách quan); TL (Tự luận) Về hoạt động 5 Tiếp theo TT30 Minh hoạ ma trận đề (môn toán cuối học kì I, lớp 5) Về hoạt động 5 Tiếp theo TT30 Minh hoạ ma trận đề (môn toán cuối học kì I, lớp 2) Về hoạt động 5 Tiếp theo TT30 Minh hoạ ma trận đề (môn toán cuối năm học, lớp 2) Về hoạt động 5 Tiếp theo TT30 Minh hoạ ma trận đề (môn toán cuối học kì I, lớp 3) Về hoạt động 5 Tiếp theo TT30 Minh hoạ ma trận đề (môn toán cuối năm học, lớp 3) Tiếp theo Về hoạt động 5 TT30 Minh hoạ ma trận đề (môn toán cuối học kì I, lớp 4) Tiếp theo Về hoạt động 5 TT30 Minh hoạ ma trận đề (môn toán cuối năm học, lớp 4) Tiếp theo Về hoạt động 5 TT30 Xét minh hoạ ma trận đề môn Toán (lớp 5) như trên ta thuyết minh các mạch kiến thức và tỉ lệ các mức độ nhận thức (theo khoản 2, điều 10) như sau: Thông tin phản hồi về ma trận đề 1. Về các mạch kiến thức: Trong yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng có 4 mạch kiến thức cần kiểm tra nhưng cách lập ma trận đề trên người lập đã lồng ghép 1 mạch kiến thức vào 3 mạch còn lại. Quan điểm này được thể hiện như sau: + Nếu 4 mạch kiến thức phân thành 4 phần (4 hàng ngang) thì cấu trúc đề đều phải có câu (bài) kiểm tra tương ứng do đó số câu (bài) sẽ có số lượng nhiều hơn. + Trong trường hợp minh hoạ trên đã lồng ghép 1 mạch kiến thức vào 3 mạch còn lại nên 4 mạch trong 3 phần (3 hàng ngang) do đó số câu (bài) sẽ có số lượng ít hơn. Do đó cần lưu ý: Bất cứ cách lập ma trận đề theo hình thức nào thì phải đảm bảo các yêu cầu đủ số lượng mạch kiến thức theo Chuẩn KT-KN môn học yêu cầu. 2. Về tỉ lệ các mức độ nhận thức (theo khoản 2, điều 10) của cấu trúc ma trận đề trên Mức 1: 5 điểm (trắc nghiệm khách quan: 4 điểm; tự luận: 1 điểm). Mức 2: 3 điểm (trắc nghiệm khách quan: 1 điểm; tự luận: 2 điểm) Mức 3: 2 điểm (trắc nghiệm khách quan: 0 điểm; tự luận: 2 điểm) Như vậy về cơ bản mức 1 đạt 50%; mức 2 đạt 30% và mức 3 đạt 20%. Các tỉ lệ này không nên rập khuân máy móc, cứng nhắc mà cần xem xét các đối tượng học sinh để lập mức độ ma trận cho mỗi loại đề. Căn cứ vào ma trận đề đã lập để ra đề kiểm tra định kì đảm bảo các mạch kiến thức và các mức độ nhận thức theo yêu cầu cần đạt của Chuẩn KT-KN môn học. Về hoạt động 5 Sang hoạt động 6 TT30 HOẠT ĐỘNG 6 THỰC HÀNH NỘI DUNGSỬ DỤNG SỔ THEO DÕICHẤT LƯỢNG VÀ HỌC BẠ Về hoạt động 5 TT30 SỔ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG (GV chủ nhiệm) TT30 SỔ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG (GV chủ nhiệm) TT30 SỔ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG (GV chủ nhiệm) TT30 SỔ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG (GV chủ nhiệm) TT30 HỌC BẠ TIỂU HỌC TT30 HỌC BẠ TIỂU HỌC TT30 HỌC BẠ TIỂU HỌC TT30 HỌC BẠ TIỂU HỌC TT30 HỌC BẠ TIỂU HỌC TT30 Chúc thầy, cô mạnh khoẻ Xin trân trọng cảm ơn! BCV: Vũ Ngọc Kính ngockinh109@yahoo.com.vn  TEL: 0905949109 TT30 THÔNG TƯ SỐ 30/2014/TT-BGDĐT Ngày 28 tháng 8 năm 2014 TT30 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Điều 2. Đánh giá học sinh tiểu học Điều 3. Mục đích đánh giá Điều 4. Nguyên tắc đánh giá Điều 5. Nội dung đánh giá Điều 6. Đánh giá thường xuyên Điều 7. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập … Điều 8. Đánh giá TX sự hình thành và phát triển NL … Điều 9. Đánh giá TX sự hình thành và phát triển PC … Điều 10. Đánh giá định kì kết quả học tập Điều 11. Tổng hợp đánh giá Điều 12. Đánh giá học sinh khuyết tật … Điều 13. Hồ sơ đánh giá Điều 14. Xét hoàn thành chương trình lớp học Điều 15. Nghiệm thu, bàn giao CL giáo dục học sinh Điều 16. Khen thưởng Điều 17. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, PGD Điều 18. Điều 19. Điều 20. Về hoạt động 2 Về hoạt động 3 Về hoạt động 4 Về hoạt động 5 Về hoạt động 6 Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Văn bản này quy định về đánh giá học sinh tiểu học bao gồm: nội dung và cách thức đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá. 2. Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tiểu học. Điều 2. Đánh giá học sinh tiểu học Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. TT30 Điều 3. Mục đích đánh giá 1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. 2. Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. 3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh. 4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục. TT30 Điều 4. Nguyên tắc đánh giá 1. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. 2. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. 3. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất. 4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh. TT30 Chương II NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ Điều 5. Nội dung đánh giá 1. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. 2. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh: a) Tự phục vụ, tự quản; b) Giao tiếp, hợp tác; c) Tự học và giải quyết vấn đề. 3. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh: a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước. TT30 Điều 6. Đánh giá thường xuyên 1. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. 	 2. Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện. TT30 Điều 7. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học 1. Tham gia đánh giá thường xuyên gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh. 2. Giáo viên đánh giá: a) Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau: - Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học; - Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh; - Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ; b) Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành; TT30 Điều 7. (tiếp theo) c) Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng; d) Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên; đ) Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên. 3. Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn: a) Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên; b) Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ. 4. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá: Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư. TT30 Điều 8. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh 1. Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau: a) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc; b) Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận; c) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết. 2. Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển năng lực; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các năng lực riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ. Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. TT30 Điều 9. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh 1. Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau: a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng; b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai; c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện 

File đính kèm:

  • pptBai giang tap huan TT30.ppt