Bài giảng Tiết 13 : Hóa trị (tiết 4)

-Hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 SGK/ 42 để tìm hóa trị của Al, P, S trong hợp chất.

- So sánh các tích : x . a ; y . b trong các trường hợp trên ?

Đó là biểu thức của qui tắc hóa trị . hãy phát biểu qui tắc hóa trị ?

-Qui tắc này đúng ngay cả khi A, B là 1 nhóm nguyên tử .

Vd: Zn(OH)2

Ta có: x.a = 1.II và y.b = 2.I

Vậy nhóm –OH có hóa trị là bao nhiêu ?

doc4 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 13 : Hóa trị (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn : /9/2009; Ngày dạy: /10/2009
Tiết 13 :	 HÓA TRỊ
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành.
- Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
- Kí hiệu hóa học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố.
- Khái niệm đơn chất, hợp chất.
-Phân biệt được kim loại và phi kim.
-Biết được trong 1 mẫu chất nguyên tử không tách rời nhau mà liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền nhau.
A. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
* Học sinh biế t:
-Hóa trị là gì ? Cách xác định hóa trị. Làm quen với hóa trị của 1 số nguyên tố và 1 số nhóm nguyên tử thường gặp.
-Biết qui tắc về hóa trị và biểu thức.Áp dụng qui tắc hóa trị để tính hóa trị của 1 nguyên tố hoặc 1 nhóm nguyên tử.
2.Kĩ năng:
* Rèn cho học sinh:
-Kĩ năng lập CTHH của hợp chất 2 nguyên tố, tính được hóa trị của 1 nguyên tố trong hợp chất.
-Kĩ năng hoạt động nhóm . 
3.Thái độ:
Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh.
B.Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : 
	Bảng ghi hóa trị của 1 số nguyên tố và nhóm nguyên tử SGK/ 42,43
2. Học sinh: 
Đọc SGK / 35 , 36 . 
C.Hoạt động dạy – học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và sửa bài tập 
-Yêu cầu HS:
+ Viết CT dạng chung của đơn chất và hợp chất ?
+ Nêu ý nghĩa của CTHH ?
+ Sửa bài tập 2,3 SGK/ 33,34?
-3-4 HS trả lời câu hỏi và làm bài tập.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định hóa trị của 1 nguyên tố hóa học. 
-Người ta qui ước gán cho H hóa trị I. 1 nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói đó là hóa trị của nguyên tố đó.
-Ví dụ: HCl
Trong CT HCl thì Cl có hóa trị là bao nhiêu ?. 
Gợi ý: 1 nguyên tử Cl liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H ?
-Tìm hóa trị của O,N và C trong các CTHH sau: H2O,NH3, CH4.hãy giải thích?
-Ngoài ra người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi ( oxi có hóa trị là II)
-Tìm hóa trị của các nguyên tố K,Zn,S trong các CT: K2O, ZnO, SO2.
-Giới thiệu cách xác định hóa trị của 1 nhóm nguyên tử.
Vd: trong CT H2SO4 , H3PO4 hóa trị của các nhóm SO4 và PO4 bằng bao nhiêu ?
-Hướng dẫn HS dựa vào khả năng liên kết của các nhóm nguyên tử với nguyên tử hiđro .
-Giới thiệu bảng 1,2 SGK/ 42,43 gYêu cầu HS về nhà học thuộc.
¶Theo em, hóa trị là gì ? 
-Kết luân gghi bảng.
-Nghe và ghi nhớ.
- Trong CT HCl thì Cl có hóa trị I. Vì 1 nguyên tử Cl chỉ liên kết được với 1 nguyên tử H.
-O có hóa trị II, N có hóa trị III và C có hóa trị IV.
-K có hóa trị I vì 2 nguyên tử K liên kết với 1 nguyên tử oxi.
-Zn có hóa trị II và S có hóa trị IV.
-Trong công thức H2SO4 thì nhóm SO4 có hóa trị II . 
-Trong công thức H3PO4 thì nhóm PO4 có hóa trị III.
-Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
I.HÓA TRỊ CỦA 1 NGUYÊN TỐ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH BẰNG CÁCH NÀO ?
1.CÁCH XÁC ĐỊNH:
 2.KẾT LUẬN
Hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử, được xác định theo hóa trị của H chọn làm 1 đơn vị và hóa trị của O chọn làm 2 đơn vị.
Vd:
+NH3gN(III)
+ K2OgK (I)
Hoạt động 3 : Tìm hiểu qui tắc về hóa trị 
- CT chung của hợp chất được viết như thế nào?
-Giả sử hóa trị của nguyên tố A là a và hóa trị của nguyên tố B là b
gCác nhóm hãy thảo luận để tìm được các giá trị x.a và y.b . tìm mối liện hệ giữa 2 giá trị đó qua bảng sau:
CTHH
x . a
y . b
Al2O3
P2O5
H2S
-Hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 SGK/ 42 để tìm hóa trị của Al, P, S trong hợp chất.
- So sánh các tích : x . a ; y . b trong các trường hợp trên ?
gĐó là biểu thức của qui tắc hóa trị . hãy phát biểu qui tắc hóa trị ?
-Qui tắc này đúng ngay cả khi A, B là 1 nhóm nguyên tử .
Vd: Zn(OH)2 
Ta có: x.a = 1.II và y.b = 2.I 
Vậy nhóm –OH có hóa trị là bao nhiêu ?
-Hoạt động theo nhóm trong 5’ 
CTHH
x . a
y . b
Al2O3
2 . III
3 . II
P2O5
2 . V
5 . II
H2S
2 . I
1 . II
-Trong các trường hợp trên:
x . a = y . b
-Rút ra qui tắcvà ghi vở : tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
-Nhóm – OH có hóa trị là I.
II. QUI TẮC HÓA TRỊ :
1. QUI TẮC
Ta có biểu thức: 
x . a = y . b
*Kết luận: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Hoạt động 4: Vận dụng 
-Vd1: Tính hóa trị của S có trong SO3 . 
Gợi ý:
+ Viết biểu thức của qui tắc hóa trị 
+ Thay hóa trị của O,chỉ số S và O gtính a 
-Vd2: Hãy xác định hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau:
a.H2SO3 c.MnO2
b.N2O5 d.PH3 
-Lưu ý HS: Trong hợp chất H2SO3 , chỉ số 3 là chỉ số của O còn chỉ số của nhóm =SO3 là 1.
-Yêu cầu 1 HS lên sửa bài tập, chấm vở bài tập 1 số HS.
Qui tắc : 1.a = 3.II 
ga = VI
Vậy hóa trị của S có trong SO3 là: VI.
-Thảo luân nhóm làm nhanh bài tập trên.
a.Xem B là nhóm = SO3 
g SO3 có hóa trị II
b.N có hóa trị V
c.Mn có hóa trị IV
d.P có hóa trị III
2.VẬN DỤNG
a.Tính hóa trị của 1 nguyên tố 
Vd 1: Tính hóa trị của S có trong SO3 
Giải: 
Qui tắc: 
1.a = 3.II 
ga = VI
Vậy hóa trị của S có trong SO3 là: VI.
Hoạt động 5:Củng cố 
+ Hóa trị là gì ?
+ Phát biểu qui tắc hóa trị và viết biểu thức ?
-3 HS trả lời
D.Hướng dẫn hs học tập ở nhà: 
-Học bài.
-Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 37,38

File đính kèm:

  • docT.13 - h+¦a trß+ï.doc
Bài giảng liên quan