Bài giảng Vật lý 7 - Bài 11: Độ cao của âm

 Thí nghiệm 3.

 Một đĩa nhựa được đục lỗ cách đều nhau và được gắn vào trục của một động cơ chạy bằng pin (hình 11.3). Chạm gốc miếng bìa vào một hàng lỗ nhất định trên đĩa đang quay (hình 11.4) trong 2 trường hợp:

- Đĩa quay chậm.

- Đĩa quay nhanh.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 3920 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Vật lý 7 - Bài 11: Độ cao của âm, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Kiểm tra bài cũ. 1. Khi nào một vật được gọi là nguồn âm? Nêu 2 ví dụ về nguồn âm mà em biết. 2. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? * Trả lời: 1. Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. - Ví dụ: trống, đàn….. 2. Các nguồn âm có chung đặc điểm là đều dao động. Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM. I/ Dao động nhanh, chậm - tần số. Thí nghiệm 1. Treo 2 con lắc có chiều dài 40 cm và 20 cm, kéo chúng lệch ra khỏi vị trí đứng yên ban đầu rồi thả cho chúng dao động như hình 11.1. Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.I/ Dao động nhanh, chậm - tần số. C1 : Hãy quan sát và đếm số dao động của từng con lắc trong 10 giây và ghi kế quả vào bảng sau: Dao động nhanh hơn. Tùy thí nghiệm cụ thể Dao động châm hơn Tùy thí nghiệm cụ thể Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu Hz Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.I/ Dao động nhanh, chậm - tần số. C2: Từ bảng trên, hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động lớn hơn? Trả lời . Con lắc b có tần số dao động lớn hơn. * Nhận xét.Dao động càng……….., tần số dao động càng……… nhanh Lớn (Và ngược lại) Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.II/ Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) Thí nghiệm 2. - Cố định một đầu hai thước thép đàn hồi có chiều dài khác nhau (30 cm và 20 cm) trên mặt hộp gỗ ( hình 11.2). Lần lượt bật nhẹ đầu tự do của 2 thước cho chúng dao động. - Quan sát dao động và lắng nghe âm phát ra rồi trả lời câu C3. Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.II/ Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) C3: Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống: - Phần tự do của thước dài dao động ………. âm phát ra…....... - Phần tự do của thước ngắn dao động ………..âm phát ra ………. cao thấp nhanh chậm Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.II/ Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) Thí nghiệm 3. Một đĩa nhựa được đục lỗ cách đều nhau và được gắn vào trục của một động cơ chạy bằng pin (hình 11.3). Chạm gốc miếng bìa vào một hàng lỗ nhất định trên đĩa đang quay (hình 11.4) trong 2 trường hợp: - Đĩa quay chậm. - Đĩa quay nhanh. Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.II/ Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) C4: Hãy lắng nghe âm phát ra và điền từ thích hợp trong khung vào chổ trống. - Khi dĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động ………., âm phát ra ………. - Khi dĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động …………., âm phát ra ………. cao thấp nhanh chậm Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.II/ Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) * Kết luận. - Từ kết quả thí nghiệm 1,2,3, hãy viết đầy đủ kết luận sau: - Dao động càng ……… , tần số dao động càng ………. âm phát ra càng ……… nhanh lớn cao (và ngược lại). Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.III/ vận dụng. C5: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50 Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70 Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn? Trả lời. - Vật có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn. - Vật có tần số 50 Hz phát ra âm thấp hơn. Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.III/ vận dụng. C6 : Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn căng nhiều , căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào? Và tần số lớn nhỏ ra sao? Trả lời: - Khi vặn cho dây đàn căng ít (dây chùng) thì âm phát ra thấp (trầm), tần số nhỏ. - Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (bổng), tần số dao động lớn. Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.III/ vận dụng. C7: Cho đĩa trong thí nghiệm hình 11.3 quay, em hãy lần lượt chạm góc miếng bìa vào một hành lỗ ở gần vành đĩa và vào một hành lỗ ở gần tâm đĩa. Trong trường hợp nào âm phát ra cao hơn? Trả lời. - Âm phát ra cao khi chạm góc miếng bìa vào hành lỗ ở gần vành đĩa. Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.Cũng cố - Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz). - Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ. Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM. Chú ý: về mối liên hệ gữa dao động, tần số và âm phát ra. Dao động càng nhanh -> tần số dao động càng lớn -> âm phát ra càng cao (bổng) và ngược lại Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.Dặn dò. - Học bài theo vở ghi và kết hợp với sách giáo khoa. - Đọc phần có thể em chưa biết. - Làm bài tập 11.1 đến bài tập 11.4 sách bài tập. - Đọc trước nội dung bài 12: độ to của âm. 

File đính kèm:

  • pptdo cao cua am(2).ppt
Bài giảng liên quan