Đề cương kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2020-2021

Cảm ứng : Khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường ( bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

- Phân biệt đặc điểm cảm ứng:

+ Thực vật : phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức kém đa dạng.

+ Động vật: phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.

- Phản xạ ( cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh) là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể

- Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ, gồm:

 +Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh)

+ Bộ phận thực hiện phản ứng(cơ, tuyến )

 

docx12 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
i được cấu tạo từ nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mao mạch à diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
-Lưỡng cư: trao đổi khí qua phổi và da.
-Chim: có thêm hệ thống túi khí, khi thở ra và hít vào đều có khí giàu oxi qua phổi à động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.
Bài 18, 19 – TUẦN HOÀN MÁU
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
1.Cấu tạo chung
-Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.
-Tim : 1 máy bơm hút và đẩy máu trong mạch máu.
-Hệ thống mạch máu: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.
2.Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn
-Vận chuyển các chất từ bộ phận này tới bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
- Động vật đơn bào và nhiều loài động vật đa bào bậc thấp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.
- Động vật đa bào bậc cao có hệ tuần hoàn.
1.Hệ tuần hoàn hở (1 số động vật thân mềm và chân khớp)
-Máu được tim bơm vào động mạch sau đó tràn vào khoang cơ thể (đi ra khỏi mạch). Ở đây, máu trộn lẫn vơi dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô, tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.
-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
2.Hệ tuần hoàn kín (mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu, động vật có xương sống)
a)Đặc điểm
-Máu được tim bơm đi liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó trở về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
-Hệ tuần hoàn đơn (1 vòng tuần hoàn): Tim bơm máu giàu CO2 vào động mạch. Máu từ động mạch lên mang, đi qua hệ thống mao mạch mang và thực hiện trao đổi khí. Từ mao mạch mang, máu giàu O2 đi vào động mạch lưng, vào hệ thống mao mạch và thực hiện trao đổi chất với các tế bào. Máu giàu CO2 đi vào tĩnh mạch và về tâm nhĩ.
-Hệ tuần hoàn kép (2 vòng tuần hoàn): 
+Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được bơm từ tim vào động mạch chủ, vào các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi chất và trao đổi khí. Sau đó, máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.
+Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim.
III.Hoạt động của tim
1.Tính tự động của tim
- Khái niệm: khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim.
- Hệ dẫn truyền tim điều khiển hoạt động tự động của tim:
+ Hệ dẫn truyền gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng Puôckin.
+ Cơ chế hoạt động : nút xoang nhĩ tự phát xung điện àtruyền xung thần kinh tới 2 tâm nhĩ làm co tâm nhĩ à nút nhĩ thất à truyền theo bó His tới mạng Puôckin lan khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
2.Chu kì hoạt động của tim
- Một chu kì tim gồm: pha co tâm nhĩ , pha co tâm thất, pha dãn chung, tạo ra nhịp tim.
- Ví dụ: Ở người: pha co tâm nhĩ (0,1s), pha co tâm thất(0,3s), pha dãn chung(0,4s)
IV.Hoạt động của hệ mạch
1.Cấu trúc của hệ mạch
- Hệ thống động mạch: động mạch chủ à các động mạch có đường kính nhỏ dần à tiểu động mạch.
- Hệ thống tĩnh mạch: tiểu tĩnh mạch à các tĩnh mạch có đường kính lớn dần à tĩnh mạch chủ.
- Hệ thống mao mạch: nối giữa tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch.
2.Huyết áp
- Huyết áp : áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
+ Huyết áp tâm thu : ứng với lúc tim co đẩy máu lên động mạch; 110-120 mmHg.
+ Huyết áp tâm trương : ứng với lúc tim dãn máu không được bơm lên động mạch; 70-80 mmHg.
- Tác nhân làm thay đổi huyết áp: lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu...
- Trong hệ mạch, từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần do ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phần tử máu với nhau khi chảy trong mạch.
3.Vận tốc máu
-Là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
-Vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch; thấp nhất trong mao mạch (đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào); tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
-Liên quan đến tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch. 
Bài 20 – CÂN BẰNG NỘI MÔI
I. Khái niệm và ý nghĩa cân bằng nội môi
Là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể (duy trì ổn định áp suất thẩm thấu, huyết áp, pH, thân nhiệt...), đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng sinh lí của tế bào à đảm bảo sự tồn tại và phát triển của động vật.
II.Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi
1. Các bộ phận 
-Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể, cơ quan thụ cảm): tiếp nhận kích thích và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.
-Bộ phận điều khiển (trung ương thần kinh, tuyến nội tiết): điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
-Bộ phận thực hiện (thận, gan, phổi, tim, mạch máu...): dựa trên tín hiệu thần kinh, hoocmôn để tăng giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.
*Cơ chế liên hệ ngược: sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lí hoá của môi trường trong à trở thành kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích.
2. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi
Kích thích -> Bộ phận tiếp nhận -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận tiếp nhận ( liên hệ ngược) -> cân bằng.
III. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu
1. Vai trò của thận
a.Điều hòa lượng nước
-Khi ASTT tăng, huyết áp giảm do lượng nước trong cơ thể giảm (ra mồ hôi nhiều)à vùng dưới đồi tăng tiết ADH, tăng uống nước, giảm tiết nước tiểu. 
-Khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp suất thẩm thấu, tăng huyết áp à tăng bài tiết nước tiểu.
b.Điều hòa muối khoáng
-Khi Na+ trong máu giảm à tuyến trên thận tăng tiết anđôstêron à tăng tái hấp thụ Na+ từ ống thận.
-Khi thừa Na+ à tăng áp suất thẩm thấu, gây cảm giác khát à uống nước nhiều à muối dư thừa sẽ loại thải qua nước tiểu.
2.Vai trò của gan
-Điều hoà nồng độ đường huyết:
+Khi glucozơ trong máu tăng, tuyến tuỵ tiết ra insulinà gan nhận và chuyển glucozơ thành glicogen dự trữ, à nồng độ đường trong máu trở lại ổn định.
+Khi nồng độ glucozơ trong máu giảm, tuyến tuỵ tiết ra glucagonà glicogen biến đổi thành glucozơ đưa vào máu à nồng độ glucozơ trong máu duy trì ở mức ổn định.
IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi 
pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi, thận.
-Hệ đệm duy trì được pH ổn định do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này dư thừa làm thay đổi pH của môi trường trong.
-Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu sau:
+Hệ đệm bicacbonat : H2 CO3/ NaHCO3.
+Hệ đệm phôtphat : NaH2PO4 /NaHPO4-.
+Hệ đệm prôtêinat (prôtêin)
-Phổi tham gia điều hoà pH bằng cách thải CO2.
-Thận tham gia điều hoà pH bằng cách thải H+, thải NH3, tái hấp thụ Na+...
BÀI 23. HƯỚNG ĐỘNG
1: KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG
1. Khái niệm 
 Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.
à Khả năng của thực vật phản ứng đối với kích thích gọi là tính cảm ứng.
2. Cơ chế hướng động
Có hai loại hướng động chính: Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích) 
Các kiểu hướng động
Khái niệm
Vai trò
Hướng sáng
Là phản ứng sinh trưởng của thực vật đối với kích thích ánh sáng.
- Thân (cành) hướng sáng dương à tìm đến nguồn sáng để quang hợp.
-Rễ hướng sáng âm à mọc vào đất để giữ cây, hút chất cần thiết nuôi cây.
Hướng trọng lực
Là phản ứng sinh trưởng của cây đáp ứng tác động của trọng lực
-Đỉnh rễ cây hướng trọng lực dương à mọc vào đất để giữ cây, hút nước và muối khoáng nuôi cây.
-Đỉnh thân cây hướng trọng lực âm à tìm đến nguồn sáng để quang hợp.
Hướng hóa
Là phản ứng sinh trưởng của cây đáp ứng tác động của hoá chất
-Hướng hoá dương: sinh trưởng hướng tới nguồn hoá chất à tìm đến nguồn phân bón.
-Hướng hoá âm: sinh trưởng tránh xa nguồn hoá chất à tránh các hoá chất độc.
Hướng nước
Là phản ứng
 sinh trưởng của cây hướng tới nguồn nước
- Rễ cây sinh trưởng hướng tới nguồn nước.
Hướng tiếp xúc
Là phản ứng sinh trưởng của cây đáp ứng tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây
-Sự tiếp xúc kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào tại phía không tiếp xúc của tua cuốn làm cho nó quấn quanh giá thể.
BÀI 24. ỨNG ĐỘNG
1: KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG
Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
2: CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG
Đặc điểm so sánh
 Ứng động sinh trưởng
Ưng động không sinh trưởng
Ví dụ
Hiện quấn vòng tua cuốn của mướp.Hoa quỳnh nở lúc 12h đêm.
-> Các dạng ứng động sinh trưởng: quang ứng động, nhiệt ứng động.
Lá cây trinh nữ cụp lại do va chạm
-> Các dạng ứng động không sinh trưởng: ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc, hoá ứng động.
Khái niệm
Là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan ( như lá, cánh hoa,.) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các tác nhân kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh ( ánh sáng, nhiệt độ,..)
Là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào ( cơ quan) của cây 
Cơ chế 
Do tốc độ sinh trưởng không đều của các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan.
Ứng động không sinh trưởng.
- Do cử động trương nước.
 - Do sự lan truyền kích thích cơ học hay hóa học
3. VAI TRÒ CỦA ỨNG ĐỘNG
+ Tính cảm ứng giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.
+ Ứng dụng:
- Điều khiển nhiệt độ, ánh sáng. kìm hãm hoặc ức chế nở hoa đúng thời điểm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Dựa vào đồng hồ hoa dự đoán giờ hàng ngày.
BÀI 26, 27. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
1: KHÁI NIỆM CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Cảm ứng : Khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường ( bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.
- Phân biệt đặc điểm cảm ứng:
+ Thực vật : phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức kém đa dạng.
+ Động vật: phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng. 
- Phản xạ ( cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh) là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể 
- Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ, gồm:
 +Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm) 
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh)
+ Bộ phận thực hiện phản ứng(cơ, tuyến)
2: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH
HTK dạng lưới
HTK dạng chuỗi hạch
HTK dạng ống
Đại diện
Ruột khoang
Giun dẹp, giun tròn, chân khớp
-Đại diện: ở đông vật có xương sống: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
Đặc điểm tổ chức thần kinh
Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh.
Các tế bào thần kinh tập trung lại thành các hạch thần kinh, các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
- Hệ thần kinh ống hình thành nhờ số lượng lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể. Não bộ phát triển.
-Cấu trúc gồm:
+ Thần kinh trung ương: Não ( bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não) và tủy sống
+ Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh
Đặc điểm cảm ứng
Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng
Phản ứng mang tính chất định khu, chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.
- Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng
- Theo nguyên tắc phản xạ, có 2 dạng:
+ Phản xạ không điều kiện: Bền vững, bẩm sinh, di truyền.
+ Phản xạ điều kiện: Không di truyền, dễ thay đổi
BÀI 29. ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
1:ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
- Điện thế hoạt động là sự thay đổi điện thế giữa trong và ngoài màng khi nơron bị kích thích.
- Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: mất phân cực(khử cực), đảo cực, tái phân cực
2: LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRÊN SỢI THẦN KINH
Loại sợi TK
Đặc điểm cấu tạo
Cách lan truyền
Sợi TK không có bao miêlin
Sợi thần kinh trần không
 được bao bọc miêlin
Liên tục từ vùng này sang
 vùng khác kề bên
Sợi TK có bao miêlin
Sợi thần kinh có màng
 miêlin bao bọc không liên tục 
tạo thành các eo ranvie.
Nhảy cóc từ eo ranvie này 
sang eo ranvie khácàtốc độ 
lan truyền nhanh.
BÀI 30. TRUYỀN TIN QUA XINÁP
1: KHÁI NIỆM VÀ CẤU TẠO XINAP
1. Khái niệm 
- Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến
2. Cấu tạo của xinap
a. Cấu tạo xinap hóa học 
- Chùy xinap gồm: Ti thể; Bóng chứa chất trung gian hóa học
- Màng trước xi náp.
- Khe xinp.
- Màng sau xinap: có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hĩa học. 
b. Đặc điểm
- Mỗi xinap chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học.
- Chất trung gian hóa học phổ biến ở động vật là axêtincôlin và noradrênalin.
2: QÚA TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINAP
Qúa trình truyền tin qua xinap gồm 3 giai đoạn:
+ Xung thần kinh lan truyền đến đầu tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chùy xi náp sẽ làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+ đi vào trong chùy xináp.
+ Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xi náp đến màng sau.
+ Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp, làm thay đổi tính thấm ở màng sau; tạo thành xung thần kinh lan truyền đi tiếp.
Bài31. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
I. Tập tính là gì? Phân loại tập tính
 1.Tập tính là gì? 
- Là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường ( bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại và phát triển.
 2. Phân loại tập tính
- Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
- Tập tính học được là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể , thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
II. Cơ sở thần kinh của tập tính
- Cơ sở thần kinh của tập tính là phản xạ. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ
* Kích thích -> thụ quan -> Hệ thần kinh -> cơ quan thực hiện -> hành động
 + Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng đã được gen quy định
 sẵn trong hệ thần kinh à thường rất bền vững, không thay đổi.
 + Tập tính học được là các phản xạ có điều kiện, hình thành nhờ sự hình thành các mối liên hệ mới 
 giữa các nơron à có thể thay đổi.
 - Khả năng học tập của động vật liên quan đến mức độ tiến hoá của hệ thần kinh. Mức độ tổ chức
 của hệ thần kinh càng cao, càng phức tạp thì khả năng học tập càng cao.
IV. Một số hình thức học tập ờ động vật
1.Quen nhờn
-Kích thích lặp lại nhiều lần nhưng không gây nguy hiểm, kích thích trở thành quen nhờn. Động vật sẽ không có phản ứng trả lời.
2.In vết
-Ngay sau khi nở, các loài chim có một giai đoạn rất nhạy cảm. Khi đó, hình dáng và kích thước của vật nhìn thấy đầu tiên được in vết (ghi lại). Do đó, chúng thường bám theo những vật đó có chọn lọc. 
-Nhờ in vết, chim non di chuyển theo chim bố mẹ, được bố mẹ chăm sóc nhiều hơn.
3.Điều kiện hoá
a)Điều kiện đáp ứng : hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.
b)Điều kiện hoá hành động : liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.
4.Học ngầm
-Học không chủ định, không biết rõ là mình đã học được.
-Khi có nhu cầu giải quyết một vấn đề thì những điều vô tình học được tái hiện lại, giúp giải quyết vấn đề.
5.Học khôn 
-Học có chủ định, có chú ý.
-Trước một tình huống mới cần giải quyết, con vật tìm cách giải quyết bằng sự phối hợp các kinh nghiệm đã có trước đó qua suy nghĩ, phán đoán, làm thử.
V. Một số tập tính phổ biến ở động vật
1.Tập tính kiếm ăn
-Động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển : là tập tính bẩm sinh.
-Động vật có hệ thần kinh phát triển : là tập tính học được. à Đảm bảo sự sống sót của các loài động vật.
2.Tập tính lãnh thổ: Đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở và sinh sản.
3.Tập tính sinh sản: Thường l tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng
4. Tập tính di cư 
-Chim : di cư theo mùa, định hướng bay nhờ địa hình hoặc từ trường Trái đất.
-Cá : di cư vào cửa sông để đẻ trứng (cá trích, cá mòi), định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước.-Hình thức di cư : 2 chiều (đi và về) hoặc 1 chiều.
5.Tập tính xã hội 
-Sống bầy đàn.
a)Tập tính thứ bậc : có sự phân chia thứ bậc trong đàn. 
b)Tập tính vị tha : hi sinh quyền lợi của bản thân vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.
VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vo đời sống v sản xuất
- Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc; dạy cá heo lao qua vòng tròn trên mặt nước.
- Dạy chó, chim ưng săn mồi.
- Làm bù nhìn ở ruộng nương để chim chóc không phá hoại mùa màng
- Nghe tiếng kẻng trâu, bò nuôi trở về chuồng
- Sử dụng chó trong điều tra tội phạm
B. MỘT SỐ NỘI DUNG CÂU HỎI THAM KHẢO
Bài 17. Hô hấp ở động vật
- Nêu được khái niệm, các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí và các hình thức hô hấp ở động vật.
- Liệt kê được các hình thức hô hấp ở các nhóm động vật qua các ví dụ. 
- Mô tả được các hình thức hô hấp ở động vật qua các ví dụ khác nhau.
- Mô tả được đặc điểm bề mặt trao đổi khí. 
- Giải thích được cơ chế hô hấp bằng phổi ở động vật. 
- Giải thích được đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của hô hấp bằng phổi ở các nhóm động vật khác nhau và chỉ ra hiệu quả hô hấp bằng phổi.
Bài 18, 19. Tuần hoàn máu
- Liệt kê được các bộ phận cấu tạo của hệ tuần hoàn; 
- Liệt kê được các dạng hệ tuần hoàn. 
- Nêu được cấu trúc của hệ mạch.
- Nêu được các khái niệm về huyết áp, vận tốc máu; 
- Xác định được các dạng hệ tuần hoàn của các nhóm động vật.
- Trình bày được cơ chế hoạt động của tim, hoạt động của hệ mạch. 
- Phân tích được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau.
- Phân tích được các pha của chu kì hoạt động của tim, hoạt động của hệ mạch. 
- Phân biệt được hệ tuần hoàn kín với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.
- Giải thích được tại sao khi đo huyết áp/mạch ở các vị trí khác nhau trên cơ thể người lại thu được kết quả khác nhau.
Giải thích được tính tự động của tim, sự biến đổi của huyết áp trong hệ mạch.
Bài 20. Cân bằng nội môi
- Nêu khái niệm, các cơ quan tham gia cân bằng nội môi, ý nghĩa của nội cân bằng đối với cơ thể.
- Giải thích được các bộ phận trong sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi. 
- Trình bày được vai trò của gan, thận trong cân bằng áp suất thẩm thấu. 
- Trình bày được vai trò của các cơ quan bài tiết ở các nhóm động vật khác nhau đối với nội cân bằng và cơ chế đảm bảo nội cân bằng.
Bài 23. Hướng động
- Nêu được khái niệm cảm ứng, hướng động và kể tên được các loại hướng động. 
- Phân tích được các kiểu hướng động qua các ví dụ cụ thể.
Bài 24. Ứng động
- Nêu được các khái niệm ứng động, ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng. 
- Trình bày được các kiểu ứng động qua các ví dụ khác nhau và vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật. 
- Phân biệt được ứng động sinh trưởng với ứng động không sinh trưởng. Cho ví dụ cụ thể.
- Phân biệt được ứng động với hướng động.
Bài 26, 27. Cảm ứng ở động vật
- Nêu được các khái niệm cảm ứng ở động vật, các bộ phận của 1 cung phản xạ.
- Liệt kê được các kiểu hệ thần kinh ở các nhóm động vật. 
- Trình bày được các đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh của các nhóm động vật. 
- Trình bày được các dạng hệ thần kinh ở các nhóm động vật qua các ví dụ.
- Trình bày được hoạt động của hệ thần kinh ở các nhóm động vật.
- Phân biệt được đặc điểm cảm ứng của động vật so với thực vật.
- Mô tả được các bộ phận của một phản xạ qua 1 ví dụ cụ thể.
- Phân tích và lấy ví dụ về các dạng phản xạ. 
- Giải thích được sự tiến hoá trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức khác nhau.
- Vận dụng các kiến thức về cảm ứng ở động vật để giải thích các ví dụ liên quan đến cảm ứng.
Tập tính của động vật
Bài 29. Điện thế ho

File đính kèm:

  • docxde_cuong_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc.docx