Đề dự bị chọn học sinh giỏi Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có hướng dẫn chấm)

doc1 trang | Chia sẻ: Mạnh Khải | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề dự bị chọn học sinh giỏi Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
 Năm học 2015 – 2016
 ĐỀ DỰ BỊ MÔN: Hóa học
 Ngày thi: 02/3/2016
 Thời gian 150 phút ( không kể thời gian giao đề )
 Đề thi gồm 05 câu, trong 01 trang
Câu 1:(4,0 điểm)
 1. Hỗn hợp A gồm CaCO3, Cu, Fe3O4. Nung nóng A (trong điều kiện không có không khí) một 
thời gian được chất rắn X và khí Y. Cho khí Y hấp thụ vào dung dịch NaOH được dung dịch D. Dung 
dịch D tác dụng được với BaCl2 và dung dịch KOH. Hoà tan X vào nước dư được dung dịch E và chất 
rắn F. Cho F vào dung dịch HCl dư được khí X, dung dịch G và chất rắn Z. Nếu hoà tan F vào dung 
dịch H2SO4 đặc, dư thu được khí T và dung dịch L. Xác định X, Y, D, E, F, G, Z, T, L và viết các 
phương trình phản ứng xảy ra.
 2. Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4. Trình bày phương pháp hoá học để có thể loại bỏ 
tạp chất CuSO4 khỏi dung dịch FeSO4. Giải thích và viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
 3. Có 5 khí sau đựng riêng biệt trong các bình không có nhãn: O 2, O3, N2, Cl2 và NH3 . Hãy 
nhận biết các khí bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình phản ứng đã dùng.
Câu 2: (4,0 điểm)
 1. Cho 16,8 lít CO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung 
dịch A. Tính khối lượng các muối có trong dung dịch A.
 2. Cho dung dịch HCl 0,5M tác dụng vừa đủ với 10,8 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, FeCO 3, 
thấy thoát ra một hỗn hợp khí có tỷ khối đối với H2 là 15 và tạo ra 15,875 gam muối clorua.
 a. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.
 b. Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Câu 3: (5,0 điểm)
 1.Hoà tan 8,1 g một kim loại M hoá trị III trong dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí (đktc). 
Xác định kim loại M.
 2.Hoà tan 1,18 g hỗn hợp A gồm bột S và Al trong 375 ml dung dịch HCl 0,2 M thu được 672 
ml khí (đktc) và dung dịch B.
 a. Xác định nồng độ mol các chất trong dung dịch B.
 b. Nung nóng 3,54 g cũng hỗn hợp A nói trên ở nhiệt độ cao thích hợp trong bình kín không có 
oxi cho đến khi phản ứng xong thì thu được chất rắn C. Xác định % khối lượng các chất trong C.
Câu 4: (4,0 điểm) 
 1. Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có dX/H2= 5,2. Lấy 11,2 lít X trên cho đi qua bột Ni, nung nóng, 
sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm : H 2, C2H2, C2H4, C2H6. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn 
hợp Y thì cần bao nhiêu lít oxi và thu được bao nhiêu lít cacbonic ? Biết các thể tích đo ở ĐKTC.
 2. Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất khí sau: etilen, metan, CO. Trình bày 
phương pháp hoá học để nhận biết chúng. Viết các phương trình phản ứng. 
 3. Có hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic. Trình bày phương pháp hoá học để có thể tách 
riêng mỗi chất. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 5: (3,0 điểm)
 Để đốt cháy hoàn toàn 7,12 gam chất hữu cơ A người ta đã dùng vừa hết 6,72 lít khí oxi. Sản 
phẩm của phản ứng thu được gồm 5,04 gam nước và 6,272 lít hỗn hợp khí N 2 và CO2 (các thể tích đều 
đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Biết tỉ khối hơi của chất A đối với hiđro là 44,5.
 a. Xác định công thức phân tử của chất A.
 b. Viết công thức cấu tạo của A, biết rằng A là este của rượu metylic (CH3OH). 
 (Cho: C = 12; O = 16; H = 1; Na = 23; Cl = 35,5; Al = 27; Fe = 56; N = 14; S=32)
 ------------------------------Hết--------------------------------

File đính kèm:

  • docde_du_bi_chon_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2015_2016.doc
  • docHDCDBM~1.DOC