Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Kèm đáp án)

Câu 6: Trong các câu: “Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải

vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.” (Anh Đức) trạng ngữ được tách thành câu riêng có tác

dụng gì?

A. Xác định nguyên nhân của sự việc diễn ra ở câu trước.

B. Làm nổi bật thông tin nòng cốt câu (trước).

C. Xác định không gian xảy ra sự việc ở câu trước.

D. Nhấn mạnh mục đích của thành phần chủ - vị trong câu trước đó.

Câu 7: Câu nào dưới đây là câu chủ động?

A. Truyện cổ tích được trẻ em rất yêu thích.

B. Nó được mẹ dắt đi chơi.

C. Ông em trồng cây cam này đã từ lâu.

D. Nam được thầy giáo khen.

pdf2 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Trang 1/2 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
NAM ĐỊNH 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2020 – 2021 
Môn: Ngữ văn – lớp 7 THCS 
(Thời gian làm bài: 90 phút.) 
Đề khảo sát gồm 02 trang 
Họ và tên học sinh: 
Số báo danh:... 
Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương 
án đó vào bài làm. 
Câu 1: Trong câu: 
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà 
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.” 
có mấy đại từ? 
 A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. 
Câu 2: Trong các từ sau, từ nào yếu tố “thiên” có nghĩa là nghiêng về? 
 A. Thiên địa. B. Thiên niên kỉ. C. Thiên vị. D. Thiên tử 
Câu 3: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào không phải là câu rút gọn? 
 A. Người ta là hoa đất. B. Có công mài sắt có ngày nên kim. 
 C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Học ăn, học nói, học gói, học mở. 
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị mở rộng thành phần câu? 
 A. Mùa xuân, các loài hoa đua nhau khoe sắc. 
 B. Cái đẹp là cái có ích. 
 C. Tiếng Việt rất giàu và đẹp. 
 D. Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm. 
Câu 5: Các câu đặc biệt trong đoạn: “Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.” dùng để: 
 A. xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. 
 B. liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. 
 C. bộc lộ cảm xúc 
 D. gọi đáp 
Câu 6: Trong các câu: “Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xõa gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải 
vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.” (Anh Đức) trạng ngữ được tách thành câu riêng có tác 
dụng gì? 
 A. Xác định nguyên nhân của sự việc diễn ra ở câu trước. 
 B. Làm nổi bật thông tin nòng cốt câu (trước). 
 C. Xác định không gian xảy ra sự việc ở câu trước. 
 D. Nhấn mạnh mục đích của thành phần chủ - vị trong câu trước đó. 
Câu 7: Câu nào dưới đây là câu chủ động? 
 A. Truyện cổ tích được trẻ em rất yêu thích. 
 B. Nó được mẹ dắt đi chơi. 
 C. Ông em trồng cây cam này đã từ lâu. 
 D. Nam được thầy giáo khen. 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
Trang 2/2 
Câu 8: Câu: “Chung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần 
lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cùng 
ngồi hầu bài” (Phạm Duy Tốn) sử dụng biện pháp tu từ nào? 
 A. Liệt kê. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. So sánh. 
Phần II: Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm) 
Đọc văn bản: 
 “Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta 
nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một 
miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có 
nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi 
ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp nổi.” 
 () Bố ơi! Bố chữa lành lặn làm sao được đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành 
bệnh.” 
(Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng – SGK Ngữ văn 7 tập 1, NXBGD năm 2014) 
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? 
Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả trong văn bản? 
Câu 3. (0,75 điểm) Văn bản thể hiện những tình cảm gì của người con đối với cha? 
Câu 4. (0,75 điểm) Em ấn tượng nhất với hình ảnh nào từ người cha của mình? Vì sao? 
Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm) 
Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”. 
 -----------HẾT---------- 

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2.pdf
  • pdfHDC_VĂN 7.pdf