Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Mã đề: 501 (Kèm đáp án)

Câu 7: Trong các cách dưới dây cách nào làm cho thước nhựa bị nhiễm điện?

A. Nhúng thước vào nước sôi. B. Áp thước vào một cực của một chiếc pin.

C. Vuốt mạnh thước nhiều lần vào áo len khô. D. Phơi thước ngoài trời nắng.

Câu 8: Đơn vị đo hiệu điện thế là

A. ampe kế. B. vôn kế. C. ampe. D. vôn.

Câu 9: Chiều dòng điện chạy trong mạch kín được quy ước như thế nào?

A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.

B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.

C. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.

D. Chiều từ cực âm qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực dương của nguồn điện.

pdf2 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Mã đề: 501 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Mã đề 501 - trang 1/2 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
NAM ĐỊNH 
MÃ ĐỀ: 501 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2020 - 2021 
Môn: VẬT LÍ - lớp 7 THCS 
(Thời gian làm bài: 45 phút.) 
Đề khảo sát gồm 02 trang 
Họ và tên học sinh: 
Số báo danh:... 
Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước 
phương án đó vào bài làm. 
Câu 1: Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người thì có thể làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, 
ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng gì của dòng điện? 
A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng hóa học. C. Tác dụng từ. D. Tác dụng sinh lí. 
Câu 2: Khi dây chì của cầu chì trong lớp học bị đứt, để bảo đảm an toàn cho mạng điện ta có thể áp 
dụng cách nào sau đây? 
A. Thay bằng một dây chì khác cùng loại với dây chì bị đứt. 
B. Lấy sợi dây đồng thay cho dây chì. 
C. Nhét giấy bạc trong bao thuốc lá vào cầu chì. 
D. Bỏ, không dùng cầu chì nữa. 
Câu 3: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào dùng để đo hiệu điện thế? 
A. Vôn kế. B. Nhiệt kế. C. Lực kế. D. Ampe kế. 
Câu 4: Cường độ dòng điện cho biết 
A. chiều của dòng điện chạy trong mạch. B. độ mạnh hay yếu của dòng điện trong mạch. 
C. số pin đang sử dụng của một nguồn điện. D. số lượng êlectrôn chạy qua đoạn mạch. 
Câu 5: Khi thấy người bị điện giật, em sẽ chọn cách xử lí nào dưới đây? 
A. Ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu. 
B. Bỏ chạy ra xa người bị điện giật. 
C. Chạy đến kéo người bị điện giật ra khỏi dây dẫn điện. 
D. Gọi điện thoại đến số 114 để báo. 
Câu 6: Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là 
A. 220V và 70mA. B. 70V và 110mA. C. 40V và 70mA. D. 110V và 220mA. 
Câu 7: Trong các cách dưới dây cách nào làm cho thước nhựa bị nhiễm điện? 
A. Nhúng thước vào nước sôi. B. Áp thước vào một cực của một chiếc pin. 
C. Vuốt mạnh thước nhiều lần vào áo len khô. D. Phơi thước ngoài trời nắng. 
Câu 8: Đơn vị đo hiệu điện thế là 
A. ampe kế. B. vôn kế. C. ampe. D. vôn. 
Câu 9: Chiều dòng điện chạy trong mạch kín được quy ước như thế nào? 
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. 
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. 
C. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. 
D. Chiều từ cực âm qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực dương của nguồn điện. 
Câu 10: Trong các vật dưới đây, vật nào cách điện? 
A. Một đoạn dây nhôm. B. Một đoạn dây nhựa. C. Một đoạn dây thép. D. Một đoạn dây đồng. 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
Mã đề 501 - trang 2/2 
Câu 11: Trên một bóng điện có ghi 12V. Nếu đặt vào hai đầu bóng điện một hiệu điện thế 12V thì 
bóng điện 
A. sáng kém mức bình thường. B. không sáng. 
C. sáng hơn mức bình thường. D. sáng bình thường. 
Câu 12: Gọi -e là điện tích của mỗi êlectrôn. Biết nguyên tử ôxi trung hòa về điện và có 8 êlectrôn 
chuyển động xung quanh hạt nhân. Điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxi là 
A. +16e. B. +4e. C. +8e. D. -8e. 
Câu 13: Có ba vật a, b và c đã nhiễm điện. Nếu vật a hút vật b và vật b hút vật c thì 
A. vật a và vật c có điện tích cùng dấu. B. vật b và vật c có điện tích cùng dấu. 
C. vật a và vật b có điện tích cùng dấu. D. vật a và vật c có điện tích trái dấu. 
Câu 14: Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? 
A. Vôn kế. B. Ampe. C. Ampe kế. D. Vôn. 
Câu 15: Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện là 
A. vôn kế. B. ampe kế. C. nhiệt kế. D. lực kế. 
Câu 16: Dòng điện trong kim loại là 
A. dòng chuyển dời có hướng của hạt nhân nguyên tử kim loại. 
B. dòng chuyển dời có hướng của các nguyên tử kim loại. 
C. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do. 
D. dòng chuyển dời có hướng của các êlectrôn tự do. 
Phần II: Tự luận (6,0 điểm) 
Bài 1. (2,0 điểm) Đổi các đơn vị sau và ghi vào phần bài làm trong tờ giấy thi của mình. 
a) 2,5A=.....mA b) 35mA=.....A c) 0,6V=.....mV d) 500kV=.....V 
Bài 2. (2,0 điểm) 
a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Bộ nguồn là 2 pin mắc nối tiếp; một công tắc K (đang mở); một 
bóng đèn; dây nối. 
b) Giả sử đóng công tắc K thì bóng đèn sáng. Vẽ lại sơ đồ mạch điện và dùng mũi tên kí hiệu 
chiều dòng điện chạy trong mạch khi đó. 
c) Nêu những nguyên nhân có thể xảy ra khi đóng công tắc K của mạch điện trên mà đèn 
không sáng? 
Bài 3. (2,0 điểm) 
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ bên, ampe kế có số chỉ 
I = 1A. Biết cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 là I1 = 0,75A. 
a) Chốt (+) và (-) của ampe kế mắc vào điểm nào? 
b) Tính cường độ dòng điện I2 chạy qua đèn Đ2. 
c) Hãy so sánh hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn Đ1 và Đ2. 
----------HẾT--------- 
K + 
=
 - 
=
A . . 
M N 
Đ1 
Đ2 
. 

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_20.pdf
  • pdfHDC_VẬT LÍ 7.pdf