Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 (Đề 2) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 1. (4,0 điểm)

a) Hãy trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta?

b) Đánh giá mặt hạn chế của sự phân bố dân cư đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 (Đề 2) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014-2015
Môn ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề
(Đề có 05 câu trong 01 trang)
Câu 1. (4,0 điểm) 
a) Hãy trình bày tình hình phân bố dân cư ở nước ta?
b) Đánh giá mặt hạn chế của sự phân bố dân cư đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?
Câu 2. (4,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 24, Thương Mại năm 2007) và kiến thức đã học hãy: 
 	a) Kể tên hai tỉnh (thành phố) có giá trị xuất khẩu và hai tỉnh (thành phố) có giá trị nhập khẩu cao nhất.
 	b) Nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu và thách thức gì trong thời kì đổi mới?
Câu 3. (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: 
Lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước
thời kì 1995 - 2002 ( kg/người)
 Năm
 Vùng
1995
1998
2000
2002
Bắc Trung Bộ
235,5
251,6
302,1
333,7
Cả nước
363,1
407,6
444,8
463,6
a) Vẽ biểu đồ thể hiện lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước thời kì 1995 - 2002.
b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước thời kì 1995 - 2002.
Câu 4. (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 21, Công nghiệp chung) và kiến thức đã học hãy: 
 a) Kể tên 6 trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta. 
 	 b) Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta?
Câu 5. (3,0 điểm) 	
Trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên gặp những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
------------------------HẾT-----------------------
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong phòng thi
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SAT HSG LỚP 9
Năm học: 2014- 2015
MÔN: ĐỊA LÍ
 ( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Nội dung chính
Điểm
1
(4,0đ)
a) Tình hình phân bố dân cư: (2,5đ)
- Mật độ dân số nước ta cao, ngày một tăng (dẫn chứng)
- Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ:
+ Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và đô thị (dẫn chứng); cao nhất là Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng) 
+ Miền núi dân cư thưa thớt (dẫn chứng); thấp nhất ở Tây Bắc, Tây Nguyên (dẫn chứng)
+ Ngay tại đồng bằng hoặc miền núi mật độ dân cũng khác nhau (dẫn chứng)
- Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (dẫn chứng)
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
b) Hạn chế của sự phân bố dân cư: (1,5đ)
- Vùng đồng bằng đông dân, tài nguyên ít dẫn đến thừa lao động.
- Vùng núi và cao nguyên nhiều tài nguyên nhưng lại thiếu lao động.
- Vùng nông thôn lực lượng lao động dồi dào nhưng lại sản xuất theo mùa vụ.
Như vậy vừa lãng phí nhân lực, lãng phí tài nguyên và lãng phí thời gian.
0,5
0,5
0,25
0,25
2
(4,0đ)
a) Kể tên hai tỉnh (thành phố) có giá trị xuất, nhập khẩu cao nhất. (1,0đ)
- Hai tỉnh (thành phố) có giá trị xuất khẩu cao nhất: Tp Hồ Chí Minh (18930 triệu đôla Mĩ), Bà Rịa-Vũng Tàu (6686 triệu đôla Mĩ).
- Hai tỉnh (thành phố) có giá trị nhập khẩu cao nhất: Tp Hồ Chí Minh (17470 triệu đôla Mĩ), Hà Nội (14946 triệu đôla Mĩ).
0,5
0,5
b) Những thành tựu và thách thức: (3,0đ)
* Thành tựu:
- Kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, tương đối vững chắc và ổn định. 
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH:
+ Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hoá từ chỗ phải nhập khẩu lương thực đến nay đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới.
+ Nền CN phát triển mạnh nhiều khu CN mới, khu chế xuất được xây dựng và đi vào hoạt động. Hình thành các ngành CN trọng điểm. Tỉ trọng CN trong cơ cấu GDP tăng nhanh.
- Các ngành dịch vụ phát triển nhanh.
- Đời sống nhân dân được cải thiện. 
- Nước ta đang hội nhập vào nền KT khu vực và toàn cầu. Vị thế của VN trên trường quốc tế được nâng cao.
* Thách thức:
- Khó khăn trong công tác xóa đói giảm nghèo: sự phân hóa giàu, nghèo lớn; miền núi còn nhiều xã nghèo...
- Các vấn đề xã hội còn nhiều bất cập như văn hóa, y tế, giáo dục, việc làm ... 
- Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm ...
- Biến động của thị trường thế giới và khu vực, những khó khăn trong hội nhập AFTA, WTO ...
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(5,0đ)
a) Vẽ biểu đồ: (2,5đ)
 Vẽ biểu đồ cột nhóm 
 - Vẽ đúng, đẹp, đủ chú giải và tên biểu đồ 	 	
 - Vẽ sai không chấm điểm
 - Thiếu chú giải hoặc thiếu tên biểu đồ hoặc thiếu thẩm mĩ trừ 0,25-0,5đ
Chú giải : Bắc Trung Bộ Cả nước
Biểu đồ lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước thời kì 1995 - 2002 ( kg/người )
2,5
b) Nhận xét và giải thích: (2,5đ)
 - Từ năm 1995 - 2002:
+ Lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước đều tăng liên tục (dẫn chứng)
+ Tốc độ tăng của vùng Bắc Trung Bộ nhanh hơn cả nước (dẫn chứng) 
+ Lương thực có hạt bình quân đầu người của vùng Bắc Trung Bộ còn ở mức thấp so với cả nước (dẫn chứng) 
- Giải thích: 
+ Sản lượng lương thực của Bắc Trung Bộ và cả nước đều nhanh do thâm canh tăng vụ 
+ Sản xuất lương thực ở vùng Bắc Trung Bộ còn gặp nhiều khó khăn (đồng bằng hẹp, đất xấu, nhiều thiên tai, trình độ thâm canh chưa cao ... 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
(4,0đ)
a) Kể tên 6 trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta: (1,5 đ)
- Trên 120 nghìn tỉ đồng: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng: Hải Phòng, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu.
0,5
1,0
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp: (2,5 đ)
- Các nhân tố tự nhiên:
+ Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu CN đa ngành (dẫn chứng) 
+ Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành CN trọng điểm (dẫn chứng). 
+ Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo ra thế mạnh khác nhau giữa các vùng (dẫn chứng).
- Các nhân tố kinh tế-xã hội:
+ Dân đông, sức mua tăng, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu KH-KT, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp.
+ Nhìn chung trình độ công nghệ của ngành CN còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. Cơ sở hạ tầng GTVT, BCVT, cung cấp điện, nước  đang từng bước được cải thiện và nâng cấp đặc biệt ở các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Chính sách phát triển Công nghiệp: Gồm chính sách Công nghiệp hoá và chính sách đầu tư phát triển CN
+ Thị trường trong và ngoài nước dược mở rộng nhưng bị hàng ngoại nhập cạnh tranh gay gắt, các sản phẩm còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng nên sức ép cạnh tranh rất lớn.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(3,0)
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn của Tây Nguyên: (3,0đ)
- Thuận lợi:
+ Địa hình: cao nguyên xếp tầng, đất bazan rộng lớn, màu mỡ, khí hậu cận xích đạo, mát mẻ, có một mùa khô kéo dài thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp.
+ Rừng có diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước
+ Tiềm năng thuỷ điện lớn.
+ Khoáng sản bô xit có trữ lượng lớn. 
+ Giàu tiềm năng du lịch
- Khó khăn: 
+ Mùa khô thiếu nước, thường xảy ra cháy rừng, môi trường suy thoái do chặt phá rừng, săn bắn bừa bãi 
+ Dân cư thưa thớt, phân bố không đều và thiếu lao động, đời sống đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn
Lưu ý: Nếu học sinh trả lời theo cách khác mà đúng vẫn cho điểm, nhưng không vượt quá điểm tối đa của mỗi ý, mỗi câu tương ứng.
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
------------------------ Hết--------------------------

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_de_2_n.doc