Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Đức Thọ (Có đáp án)

Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái newsfeed để hòng tìm được một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.”

 (Trích Vẻ đẹp của người đứng một mình - Đặng Hoàng Giang, báo Tuổi trẻ cuối tuần)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

b. Cụm từ “cái đám đông rộn ràng kia” trong văn bản là tác giả muốn nói tới ai?

c. Chỉ ra và phân tích tác dụng phép tu từ trong câu văn in đậm.

d. Cảm nhận của em về thông điệp mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc qua văn bản này (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng).

 

doc3 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Đức Thọ (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 PHÒNG GD&ĐT ĐỨC THỌ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1. (4 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Chiếc điện thoại thông minh đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn.
Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp.
 	Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt và ghen tị với cuộc sống của người khác như một kẻ đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi.
 	Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái newsfeed để hòng tìm được một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.”
 (Trích Vẻ đẹp của người đứng một mình - Đặng Hoàng Giang, báo Tuổi trẻ cuối tuần)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Cụm từ “cái đám đông rộn ràng kia” trong văn bản là tác giả muốn nói tới ai?
Chỉ ra và phân tích tác dụng phép tu từ trong câu văn in đậm.
Cảm nhận của em về thông điệp mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc qua văn bản này (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng).
Câu 2. (6 điểm)
 Diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai (Làng- Kim Lân) khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. 
--- HẾT ----
Thí sinh không được sử dụng tài liệu; 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 Họ và tên thí sinh: .......... Số báo danh: .......
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
Câu/ ý
Nội dung
Điểm
1
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu
4,0
a
Xác định đúng phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận
0,5
b
Cụm từ “cái đám đông rộn ràng kia” trong văn bản là tác giả muốn nói tới: những người đang kết nối với chúng ta trên mạng xã hội, còn gọi là cộng đồng mạng, cư dân mạng.
0,5
c
- Chỉ ra đúng phép tu từ so sánh: trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt và ghen tị với cuộc sống của người khác như một kẻ đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi.
- Phân tích được tác dụng: Cách so sánh này làm tăng hiệu quả cho việc diễn đạt. Giúp bạn đọc hình dung tác hại của việc vùi đầu vào chiếc điện thoại thông minh, mất nhiều thời gian cho việc tương tác trên mạng xã hội. Thấy rõ được cảm giác bất lực tuyệt vọng khi cứ lao vào những tương tác vô bổ trên mạng mà bỏ qua những vẻ đẹp, những giá trị đích thực trong cuộc sống.
1,25
0,75

d
Yêu cầu viết thành đoạn văn có kết cấu hợp lí:
- Hiểu được thông điệp tác giả muốn gửi tới bạn đọc: 
Hãy dành thời gian để thưởng thức những vẻ đẹp đích thực của cuộc sống thay vì cứ vùi đầu vào tương tác trên mạng xã hội.
(chấp nhận các ý hợp lí khác của học sinh rút ra).
- Trình bày được cảm nhận của bản thân khi đọc và hiểu được thông điệp của văn bản. 

1,0
1,0

2
Diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
6,0
a
Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện. Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lí.
0,5
b
Xác định đúng trọng tâm đề bài: Những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
0,5
c
HS có thể triển khai theo nhiều cách, song phải đảm bảo tính chặt chẽ và thuyết phục. Sau đây là một định hướng:
- Giới thiệu khái quát tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng; giới thiệu nhân vật ông Hai và những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật khi nghe tin làng Dầu theo giặc.
 - Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm và giới thiệu về hoàn cảnh ông Hai phải rời làng đi tản cư.
 - Phân tích những diễn biến tâm lí của ông Hai khi ông nghe tin làng chợ Dầu Việt gian theo Tây: 
+ Những biểu hiện của ông khi ở trong quán nước bên đường, lúc ông nghe được tin dữ từ đám đàn bà tản cư dưới xuôi lên: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi.”-> Cái tin sét đánh đó đến làm ông choáng váng, sững sờ, không tin nổi vào tai mình. Ông vô cùng đau đớn, niềm tin, niềm tự hào về làng như phút chốc tan biến sụp đổ.
+ Trên đường về: “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”. Đó là nỗi ám ảnh tội lỗi, ông cảm thấy xấu hổ, tủi nhục.
+ Về đến nhà ông đau đớn, nằm vật ra dường. Ông tủi hổ, băn khoăn, day dứt cật vấn lòng mình. Ông cảm nhận được sự bế tắc, cùng đường, nỗi nhục của người dân làng chợ Dầu khi phải mang tiếng Việt gian. Bao nhiêu ý nghĩ đen tối ghê rợn, nối tiếp tơi bời trong đầu óc ông lão đã khiến ông đi đến một quyết định thật vô cùng khó khăn: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”. 
+ Trong đau đớn bế tắc, tuyệt vọng ông đã giải tỏa lòng mình bằng cuộc trò chuyện với đứa con út. Ông Hai muốn giãi bày nỗi lòng của mình với đứa con để khẳng định niềm tin, tình cảm của mình đối với cách mạng, với kháng chiến. Cuộc trò chuyện thực chất là một cuộc độc thoại nội tâm, ông Hai đang tự giải bày với chính lòng mình, tự đối diện và tự nhận thức với những ngổn ngang giằng xé trong tâm can mình. 
- Đánh giá: Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp với những phẩm chất cao đẹp: thuần hậu, chất phác,có tình cảm sâu nặng với làng quê, với đất nước. Nhân vật ông Hai được tác giả khắc họa đậm nét qua tình huống truyện hấp dẫn, bất ngờ và đặc biệt qua nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo.

0,5
0,5
0,75
0,25
1,0
0,5
0,5
d
Sáng tạo: Khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt độc đáo, có sự khám phá sáng tạo trong cách xây dựng, trình bày luận điểm,
0,5
e
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,5

Hết.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.doc
Bài giảng liên quan