Đề kiểm tra Văn học 12 - Bài viết số 2
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2đ) chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Trong các quan điểm sáng tác văn chương, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến điều gì?.
A- Văn chương nhất thiết phải chú ý đến mục đích chính trị.
B- Phải chú ý đến đối tượng thưởng thức.
C- Phải chú ý đến hình thức nghệ thuật.
D- Cả A,B và C.
Câu 2: Nét độc đáo , nổi bật nhất của nghệ thuật châm biếm trong " Vi hành" (Nguyến ái Quốc) là gì ?.
A- Nghệ thuật chơi chữ.
B- Tình huống truyện.
C- Nghệ thuật liên hệ tương đồng tương phản.
D- Những lời bình luận của người viết.
Câu 3: Giọng văn chủ đạo của " Vi hành"(Nguyễn ái Quốc ) là ?.
A- Mỉa mai, châm biếm.
B- Đồng cảm, sẻ chia.
C- Trữ tình, sâu lắng.
D- Giễu cợt nhẹ nhàng.
Câu 4: Tập " Nhật ký trong tù" (Hồ Chí Minh) được viết trong giai đoạn nào?.
A- Từ mùa thu năm 1940 đến mùa thu năm 1941.
B- Từ mùa thu năm 1941 đến mùa thu năm 1942.
C- Từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943.
D- Từ mùa thu năm 1943 đến mùa thu năm 1944.
đề kiểm tra : văn học 12 bài viết số 2 I. Trắc nghiệm khách quan: (2đ) chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Trong các quan điểm sáng tác văn chương, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến điều gì?. A- Văn chương nhất thiết phải chú ý đến mục đích chính trị. B- Phải chú ý đến đối tượng thưởng thức. C- Phải chú ý đến hình thức nghệ thuật. D- Cả A,B và C. Câu 2: Nét độc đáo , nổi bật nhất của nghệ thuật châm biếm trong " Vi hành" (Nguyến ái Quốc) là gì ?. A- Nghệ thuật chơi chữ. B- Tình huống truyện. C- Nghệ thuật liên hệ tương đồng tương phản. D- Những lời bình luận của người viết. Câu 3: Giọng văn chủ đạo của " Vi hành"(Nguyễn ái Quốc ) là ?. A- Mỉa mai, châm biếm. B- Đồng cảm, sẻ chia. C- Trữ tình, sâu lắng. D- Giễu cợt nhẹ nhàng. Câu 4: Tập " Nhật ký trong tù" (Hồ Chí Minh) được viết trong giai đoạn nào?. A- Từ mùa thu năm 1940 đến mùa thu năm 1941. B- Từ mùa thu năm 1941 đến mùa thu năm 1942. C- Từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. D- Từ mùa thu năm 1943 đến mùa thu năm 1944. Câu 5: Từ nào dưới đây coi là " nhãn tự" trong bài thơ " chiều tối " của chủ tịch Hồ Chí Minh?. A- Quyện (mỏi) B- Cô (lẻ loi) C- Hồng (hồng) D- Mộ (chiều tối) Câu 6: Sự hợp âm của hai từ " chinh nhân" và " chinh đồ" trong câu thứ 3 của bài thơ " Giải đi sớm" (Hồ Chí Minh) đã mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?. A- Gợi chí khí, khí phách của người cách mạng. B- Gợi vẻ đẹp của hình ảnh người ra đi. C- Làm ẩn đi hình ảnh buồn bã, cô đơn của người tù. D- Gợi lên âm hưởng chắc khoẻ và tâm thế tự tin của người chíên sỹ cách mạng. Câu 7: Hai chữ " nghênh diện" trong bản phiên âm của bài thơ " Giải đi sớm" ( Hồ Chí Minh) thể hiện tư thế gì của người tù trên đường chuyển nhà lao trước thiên nhiên giá lạnh ?. A- Kiên cường bất khuất. B- Hiên ngang thách thức C- Bình tĩnh chủ động D- Nhẫn nhục cam chịu Câu 8: Bài thơ " Mới ra tù tập leo núi" (Hồ Chí Minh) ra đời trong hoàn cảnh nào ?. A- Khi Bác mới ra tù B- Lúc sức khoẻ Bác bị suy giảm nhiều sau hơn 1 năm trong tù C- Khi Người rất nóng lòng trở về quê hương D- Cả A, B và C. II, Tự luận (8đ) Câu 1 (2đ): Trình bày hoàn cảnh ra đời , mục đích sáng tác và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn " Vi hành " (Nguyễn ái Quốc) Câu 2 (6đ): Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ " Chiều tối" (Nhật ký trong tù _ Hồ Chí Minh) ? đề kiểm tra : Văn 12 bài viết số 3 (90') I, Trắc nghiệm khách quan (2đ): chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Bài thơ " Tâm tư trong tù " (Tố Hữu) được trích từ tập thơ nào?. A. Việt Bắc. B. Từ ấy. C. Ra trận. D. Gió lộng. Câu 2: Cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn 1945 - 1975 là gì ?. A. Lãng mạn và yêu nước. B. Sử thi và yêu nước. C. Sử thi và lãng mạn. D. Sử thi và nhân đạo. Câu 3: "Tuyên ngôn độc lập " (Hồ Chí Minh ) ra đời vào thời điểm nào ?. A. Sau ngày chiến thắng thực dân Pháp. B. Sau chiến thắng phát xít Nhật. C. Sau ngày chiến thắng đế quốc Mỹ. D. Sau ngày cách mạng tháng 8-1945 thành công. Câu 4: ý nghĩa tên tác phẩm " Đôi mắt " (Nam Cao) là gì ?. A. Là vấn đề lập trường cách mạng, lập trường kháng chiến của nhà văn . B. Là trái tim yêu thương và thấu hiểu cuộc đời , con người của nhà văn . C. Là tinh thần yêu nước gắn liền với lòng yêu dân nghèo . D. Là lối sống chân thành , giản dị, hoà đồng của nhà văn . Câu 5: Hình ảnh nào dưới đây thể hiện rõ nhất nét hào hoa lãng mạn của những chàng trai trẻ Hà Thành trong đoàn binh Tây Tiến ?. A. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi . B. Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa . C. Có nhớ dáng người trên độc mộc . D. Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm . Câu 6: Bài thơ "Tây Tiến" (Quang Dũng) lúc đầu có tên là gì ?. A. Tây Tiến ơi ! . B. Nhớ Tây Tiến . C. Nhớ về Tây Tiến . D. Nhớ ơi Tây Tiến . Câu7: Bài thơ " Bên kia sông Đuống" (Hoàng Cầm) được viết ở đâu ?. A. Việt Bắc . B. Tây Bắc . C. Bắc Ninh . D. Hà Nội . Câu8: Cảm hứng bao trùm bài thơ " Bên kia sông Đuống "(Hoàng Cầm) là ?. A. Niềm tự hào về văn hoá ngày xưa của Kinh Bắc . B. Ca ngợi vẻ đáng yêu tần tảo của cô gái Kinh Bắc . C. Đau xót khi quê hương bị tàn phá . D. Dấu ấn mãi về một thời bình yên đằm thắm . II, Tự luận (8đ) Câu 1(2đ) : Giới thiệu về đoàn quân Tây Tiến và hoàn cảnh ra đời bài thơ " Tây Tiến" (Quang Dũng)? Câu 2(6đ) : Phân tích nhân vật Hoàng trong tác phẩm " Đôi mắt" (Nam Cao) để làm sáng tỏ ý nghĩa nhan đề tác phẩm? đề kiểm tra học kỳ I : Văn 12 bài viết số 4 (90') I, Trắc nghiệm (2đ): Chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu1: Điểm khác biệt cơ bản mang tính quyết định giữa mùa thu nay và mùa thu xưa trong bài thơ " Đất nước" (Nguyễn Đình Thi) là ?. A. Thiên nhiên xưa buồn, thiên nhiên nay vui . B. Khung cảnh xưa hạn hẹp, khung cảnh nay rộng lớn . C. Tâm trạng của nhân vật trữ tình đổi khác . D. Con người trong mùa thu nay là con người tự do, dân chủ . Câu2: "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài) được sáng tác khi: A. Nhà văn tham gia hội văn hoá cứu quốc . B. Nhà văn lên Tây Bắc trong những ngày đầu kháng chiến . C. Nhà văn lên Tây Bắc trong cuộc vận động xây dựng vùng kinh tế miền núi của Đảng năm 1958 - 1960 . D. Nhà văn đi thực tế gần một năm trên chiến trường miền Tây Bắc - Tổ Quốc . Câu3:Chi tiết nào khiến Mị bừng tỉnh trước cảnh ngộ của Aphủ(trong đêm A Phủ bị trói)? Aphủ đã gọi Mị trong đêm Mị cho thêm củi vào bếp Aphủ thầm khóc trước ánh lửa. A Phủ bất tỉnh ngã xuống. Mi bị A Sử đập ngã xuống Câu 4:Tình huông độc đáo của truyện ngắn "Vợ nhặt" (Kim Lân) là: A-Tràng không muốn lấy vợ lại bị vợ theo về B-Thời buổi đói khát ,Tràng nhà nghèo, xấu xí lại là dân ngụ cư ma được vợ theo. C- Tràng gặp phải mồt tình yêu bất ngờ lý thú D-Tràng gặp phải một tình yêu éo le oan trái Câu 5:Khi hiểu ra cơ sự ,tâm trạng bà cụ Tứ :"Vợ nhặt"(Kim Lân) như thế nào? Vừa ai oán vừa xót thương Vừa tủi thân vừa giận hờn Vừa lo âu vừa hạnh phúc Vừ mừng vui vừa hoảng sợ Câu 6:Hình ảnh con tàu trong bài thơ "Tiếng hát con tàu"(Chế Lan Viên) có ý nghĩa là: Là đoàn tàu đưa đoàn người tư miền xuôi đén với quê hương Tây Bắc. Là hình ảnh thể hiện ươc mong được đi xa, khám phá phonh tục, cảnh sắc những miền xa xôi. Là khat vọng được đến với chân trời nhân dân Là biểu tượng cho tâm hồn không chấp nhận sự tù túng chật hẹp Câu 7:ấn tượng đậm nét nhất của Huy Cận về các pho tượng La Hán trong bài:"Các vị La Hán chùa Tây Phương" là: Sự đau khổ quằn quại , bế tắc. Sự thoải mái thanh thản ,thoát tục Có tượng đau khổ ,có tượng vui Sự tăm tối u ám, nặng nề. Câu 8:Qua sự biến đỏi trong thân phận của nhân vật Đào trong truyện :"Mùa lạc"(Nguyễn Khải) tác giả muốn khẳng định điều gì? Cần có một môi trường sống tốt đẹp. Cần có ngững con người lao đọng đẹp và giàu lòng nhân ái. Cần có khát vọng sống vươn lên mạnh mẽ. Cả A, B và C. II _Tự luận(8 đ): Câu 1(2 đ):Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và địa danh Tây Bắc. .Nhận xét về nghệ thuật sử dụng hình ảnh của nhà thơ trong bài thơ? Câu 2(6đ): Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (trích :"Vợ chồng A Phủ "-Tô Hoài)
File đính kèm:
- BaiViet2_3_4.doc
- DapAnBai2.doc