Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Ngữ văn GDTX - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

 Một năm kia, những con sâu bọ đáng sợ đã tàn phá cả vùng. Năm sau, những người nông dân đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền và lại tiếp tục trồng cây bông, hi vọng vào một kỳ gặt hái tốt đẹp. Thế nhưng khi những cây bông bắt đầu mọc, những con sâu bọ đó lại đến và phá sạch hầu hết các cánh đồng.

doc1 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Ngữ văn GDTX - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
SỞ GDĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI, HỌC VIÊN GIỎI
LỚP 12 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN – GDNN-GDTX
Ngày thi: 15/12/2018
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 06 câu, trong 01 trang
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: 
Những nông dân miền Nam Alabama đã quen trồng chỉ mỗi một thứ là cây bông (dùng để xe chỉ và dệt vải).
 Một năm kia, những con sâu bọ đáng sợ đã tàn phá cả vùng. Năm sau, những người nông dân đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền và lại tiếp tục trồng cây bông, hi vọng vào một kỳ gặt hái tốt đẹp. Thế nhưng khi những cây bông bắt đầu mọc, những con sâu bọ đó lại đến và phá sạch hầu hết các cánh đồng.
Một số ít những người "sống sót" qua hai năm đó quyết định trồng thử một loại cây mà trước đây họ chưa bao giờ trồng - cây đậu phộng. Và kết quả là đậu phộng của họ đã nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, đến nỗi lợi tức của năm đó đủ để họ trả nợ của hai năm trước đó. Kể từ đó họ trồng đậu phộng rất phát đạt.
 Và rồi bạn biết những người nông dân đó đã làm gì không? Họ trích một phần trong tài sản to lớn của mình để dựng một đài kỷ niệm ngay giữa trung tâm thành phố để ghi công "những con sâu bọ". Bởi nếu không vì những con sâu đó, họ sẽ không bao giờ khám phá ra đậu phộng. Họ sẽ mãi mãi chỉ đủ ăn với nghề trồng cây bông từ thế hệ này qua thế hệ khác.
 Chúng ta thường than oán mỗi khi rơi vào nghịch cảnh. Thế nhưng nghịch cảnh đều có giá trị của nó. Và nếu chúng ta không bỏ cuộc, không đầu hàng, ngược lại nếu chúng ta coi đó như là những cơ hội để phấn đấu vươn lên, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá được những giá trị quý báu.
(Giá trị của nghịch cảnh, dẫn theo Hoathuytinh.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Nghịch cảnh mà những người nông dân miền Nam Alabama trong câu chuyện trên phải đối diện là gì? Họ đã làm thế nào để thoát khỏi nghịch cảnh đó?
Câu 3: Vì sao những người nông dân lại trích một phần trong tài sản to lớn của mình để dựng một đài kỷ niệm ngay giữa trung tâm thành phố để ghi công "những con sâu bọ"?
Câu 4: Anh/chị hãy rút ra một bài học cuộc sống từ câu chuyện trên.
PHẦN II: LÀM VĂN (16,0 điểm) 
Câu 1 (6,0 điểm)
	Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về “giá trị của nghịch cảnh”.
Câu 2 (10,0 điểm)
“Thế giới nghệ thuật của một tác giả được tạo nên từ những phát hiện riêng về chân lý đời sống”. 
 (Trích “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn” - Nguyễn Đăng Mạnh, NXB Giáo dục, 2002).
Hãy phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) để làm sáng tỏ nhận định trên.
----- Hết -----
	Họ và tên thí sinh:  Số báo danh: ..

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_tinh_mon_ngu_van_gdtx_n.doc
  • docHDC GDTX.doc
Bài giảng liên quan