Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

a) Ngày 1/11/2011 ở Luân Đôn (Anh) là mấy giờ, thì mọi nơi trên Trái Đất đều có cùng ngày (1/11), nhưng giờ khác nhau? Giải thích tại sao?

 b) Tìm vĩ độ tại B, biết rằng vào ngày Hạ chí góc tới của tia Mặt Trời lúc giữa trưa tại địa điểm B là 600, cùng ngày bóng của mọi vật đều ngả về phía Bắc.

 c) Tại sao trong số các hành tinh của Hệ Mặt Trời, chỉ Trái Đất là duy nhất có sự sống?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 – NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Địa lí
Thời gian làm bài 180’ không kể thời gian giao đề 
( Đề có 6 câu trong 01 trang ) 
___________________________________________
Câu 1: (2,0 điểm)
	a) Ngày 1/11/2011 ở Luân Đôn (Anh) là mấy giờ, thì mọi nơi trên Trái Đất đều có cùng ngày (1/11), nhưng giờ khác nhau? Giải thích tại sao? 
 b) Tìm vĩ độ tại B, biết rằng vào ngày Hạ chí góc tới của tia Mặt Trời lúc giữa trưa tại địa điểm B là 600, cùng ngày bóng của mọi vật đều ngả về phía Bắc.
 c) Tại sao trong số các hành tinh của Hệ Mặt Trời, chỉ Trái Đất là duy nhất có sự sống?
Câu 2: (4,0 điểm)
 a) Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta có những biệt lệ nào? Giải thích nguyên nhân.
 b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phân hóa khí hậu ở nước ta. 
Câu 3: (4,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA CỦA TOÀN QUỐC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 1995-2008
Vùng
Diện tích ( 1000 ha )
Sản lượng ( 1000 tấn )
1995
2008
1995
2008
Toàn quốc
6 766,0
7 400,2
24 964,0
38 729,8
Trong đó:
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long
1 193,0
3 190,6
1 153,2
3 858,9
 5 090,0
12 832,0
6 790,2
 20 669,5
 a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích, sản lượng lúa của 2 đồng bằng so với cả nước năm 1995 và 2008.
 b) Nhận xét, giải thích qua biểu đồ đã vẽ. 
 Câu 4: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích thế mạnh, hạn chế đối với phát triển công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng.
 Câu 5: (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
 a) So sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa 2 vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ.
 b) So sánh sự giống nhau và khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
 Câu 6: (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
 a) Hãy phân tích đặc điểm phân bố dân cư ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
 b) Giải thích tại sao ở đồng bằng sông Cửu Long khu vực dọc sông Tiền, sông Hậu dân cư lại tập trung đông đúc, mật độ cao.
________________HẾT________________
 Chú ý: Thí sinh được mang Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi
Họ và tên thí sinh: SBD:SCMND:........... Họ tên và chữ ký giám thị 1:Họ tên và chữ ký giám thị 2:.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN 
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 – NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Địa lí 
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Câu
Nội Dung
Điểm
Câu 1
2,0 điểm
a. Ngày 1/11/2011 Luân Đôn : Là 11 giờ thì mọi nơi trên T Đ đều có cùng ngày nhưng giờ khác nhau.
* Giải thích:
- Khi Luân Đôn là 11 giờ thì múi giờ số 12 có ngày mới sớm nhất là 23 giờ cùng ngày 1/11. 
 - Múi số 13 có ngày mới muộn nhất là 11 + 13 = 24 giờ ngày 31/10 tức 0 giờ ngày 1/11.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
b. Tìm vĩ độ B:
-Ngày Hạ chí MT ở Chí tuyến Bắc, vì ở B bóng mọi vật đều ngả về Bắc, nên A nằm ở BCB.
- Áp dụng công thức:
 HB = 900 – φB + α
 Thay số ta có: 600 = 900 + 23027’ – ΦB 
ΦB = 900- 600 + 23027’ = 53027’. 
KL: Vì B nằm ở BCB, nên vĩ độ của B là 530 27’ Bắc. 
c. Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống vì;
- Khoảng cách từ TĐ đến MT vừa phải-> giúp nhận được lượng bức xạ tối ưu.
- Độ nghiêng của trục so với mặt phẳng XĐ, cùng sự chuyển động của TĐ xung quanh MT và tự quay quanh trục -> giúp điều hòa chế độ nhiệt trên TĐ.
- Kích thước TĐ vừa phải -> giúp giữ xung quanh 1 lớp KQ tạo điều kiện cho sự sống phát triển. 
0,25 đ
0,25 đ
0,75 đ
Câu 2
4,0 điểm 
a/Biệt lệ của khí hậu, giải thích:
- MB có mùa đông lạnh sâu sắc có tới 2-3 tháng nhiệt độ thấp dưới 200C -> do ảnh hưởng của khối khí lạnh cực lục địa từ Xi bia thổi đến.
- Khí hậu phân hóa theo đai cao hình thành 3 đai cao (DC) -> do hưởng của độ cao địa hình, lên cao không khí loãng -> khả năng giữ nhiệt kém làm nhiệt độ giảm.
- Thời tiết khí hậu diễn biến thất thường (DC) -> do sự luân phiên hoạt động của các khối khí, giáp biển Đông, nơi chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão đổ bộ vào 
- Gió phơn tây nam gây thời tiết khô nóng ở DHMT và một số nơi khác -> do ảnh hưởng của gió mùa tây nam kết hợp với địa hình dãy Trường Sơn 
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
b/ Ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến sự phân hóa khí hậu nướcta:
 a) Độ cao địa hình:
 + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (DC), nên khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện rõ nét trên phần lớn lãnh thổ.
 + Có một số núi cao trên 2000m điển hình là Phanxipan thuộc dãy HLS 3143m -> làm cho khí hậu phân hóa theo đai cao (DC).
 Do lên cao không khí loãng, khả năng giữ nhiệt kém, nên nhiệt độ giảm trung bình 0,5-0,6 0 C /100 m vì vậy những vùng núi cao (Sa Pa, Đà Lạt) nhiệt độ các tháng xuống thấp < 200C 
 + Mưa: Những khu vực núi cao đón gió mưa nhiều, khu vực thấp khuất gió mưa ít (DC).
 b)Hướng địa hình các dãy núi ảnh hưởng đến sự phân hóa nhiệt độ và lượng mưa.
 Hướng TB-ĐN 
 + Các dãy núi vùng TB (DC như HL Sơn) 
 Vào mùa hạ: Tạo điều kiện cho gió mùa đông nam xâm nhập sâu vào đất liền gây mưa lớn, làm cho tính chất nhiệt đới ẩm thể hiện rõ nét ở cả vùng Tây Bắc.
 Vào mùa đông: Dãy HLS ngăn gió mùa ĐB làm cho vùng có mùa đông ấm và ngắn hơn.
 + Dãy TSB vuông góc với hướng gió mùa TN trong mùa hạ làm sườn đông chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng. Mùa đông ở vị trí đón gió đông bắc từ biển vào -> nên có mưa nhiều vào thu đông.
 Hướng T-Đ:
 + Hướng T-Đ của dãy Bạch Mã  góp phần ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa đông bắc xuống phía nam -> trở thành ranh giới khí hậu giữa miền bắc với miền nam. 
 Hướng vòng cung: 
 + Các cánh cung ở Đông Bắc mở rộng về phía B và Đ B -> Tạo điều kiện cho gió mùa ĐB xâm nhập sâu xuống lãnh thổ, làm cho MB có mùa đông lạnh tới 3 tháng nhiệt độ < 200C.
 + Vòng cung nam Trường Sơn kết hợp với gió mùa làm cho mùa mưa và mùa khô ở Tây nguyên và DHNTB đối lập nhau. Đặc biệt khu vực Cực NTB có lượng mưa rất thấp (800 mm), do có địa hình đường bờ biển song song với hướng gió,
 - Ngoài ra hướng địa hình các dãy núi kết hợp với gió mùa ảnh hướng đến sự phân bố mưa trên lãnh thổ: Các địa điểm nằm trước sườn núi đón gió mưa nhiều, ngược lại sườn khuất gió mưa ít.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3
4,0 điểm
a)Vẽ biểu đồ:
- Tính tỉ trọng DT, SL lúa của 2 đồng bằng so với cả nước
- Vẽ biểu đồ cặp cột thể hiện tỉ trọng DT, SL của 2 đồng bằng so với cả nước.
- Yêu cẫu vẽ tương đối chính xác,có chú giải và các ghi chú cần thiết.
2,5 đ
b)Nhận xét, giải thích:
*Tỉ trọng: 
- ĐB SCL, SH là 2 vùng trọng điểm lúa lớn của cả nước, chiếm tỉ trọng cao cả về diện tích và sản lượng (DC). Trong đó ĐBSCL là vùng trọng điểm lúa lớn nhất, ĐBSH là vùng trọng điểm thứ 2.
 Do đây là 2 ĐB châu thổ có diện tích lớn, đất đai khí hậu và nguồn nước thuận lợi cho sản xuất lúa 
*Xu hướng thay đổi tỉ trọng giai đoạn 1995-2008:
- ĐBSH có tỉ trọng DT,SL lúa so với cả nước giảm (DC).
 Do Khả năng mở rộng DT lúa hạn chế, trong khi đó một phần đất trồng lúa chuyển sang đất thổ cư, chuyên dùng -> nên mặc dù đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất làm sản lượng tăng, nhưng chậm hơn các vùng khác, nên tỉ trọng giảm.
-ĐBSCL có tỉ trọng DT,SL lúa đều tăng (DC).
 Do đẩy mạnh khai hoang mở rộng DT và tăng vụ làm DT gieo trồng tăng nhanh hơn vùng khác
 DT tăng cùng thâm canh tăng NS, nên SL lúa cũng tăng nhanh hơn. Do vậy tỉ trọng DT, SL tăng.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 4
3,0 điểm
Phân tích thế mạnh, hạn chế đối với phát triển công nghiệp ở ĐBSH :
*Thế mạnh;
- Vị trí địa lí thuận lợi để thu hút đầu tư và cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu phát triển CN ( phân tích ).
- Tài nguyên: Có một số tài nguyên để phát triển CN (DC). Ngoài ra còn nguyên liệu nông sản, thủy sản dồi dào tạo điều kiện phát triển nhiều ngành CN khác nhau.
- Dân cư lao động: tập trung đông đúc, nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn, lao đông dồi dào có chuyên môn kĩ thuật cao có thể phát triển cơ cấu ngành đa dạng từ ngành CN nặng -> ngành CN nhẹ, thực phẩm 
- CSVCKT-kết cấu hạ tầng: Vùng có lịch sử khai thác lâu đời nên có cơ sở vật chất kĩ thuật khá phát triển, mạng lưới giao thông dày đặc bậc nhất cả nước, lại có Hà Nội là đầu mối giao thông lớn, cảng Hải Phòng là cửa mở qua trọng để giao lưu với nước ngoài 
* Hạn chế:
- Nghèo tài nguyên, nên sự phát triển công nghiệp phải dựa vào vùng khác ...
- Các cơ sở CN trong vùng phát triển từ lâu, nên công nghệ lạc hậu, dễ làm ô nhiễm môi trường, khó cạnh tranh khi chuyển sang cơ chế thị trường 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 5
4,0 điểm
a. So sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa Tây nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ.
 * Giống nhau;
- Đều có một số khoáng sản trữ lượng lớn, giá trị cao để phát triển công nghiệp.
- Đều là miền núi trung du nên có tiềm năng thủy điện phong phú, hiện đang được khai thác mạnh 
- Có ĐKTN thuận lợi để phát triển cây CN thành vùng chuyên canh lớn. 
- Diện tích rừng khá lớn là cơ sở nguyên liệu để phát triển CN chế biến nông sản, lâm sản.
* Khác nhau: 
- So với tây nguyên thì TDMNBB có nhiều thế mạnh nổi bật để phát triển công nghiệp là:
 + Giàu khoáng sản (DC) tạo cơ sở để phát triển CN nặng
 + Có tiềm năng thủy điện lớn nhất, tập trung trên hệ thống sông Hồng 37% -> có điều kiện XD thủy điện công xuất lớn.
 + Nguồn lợi hải sản lớn do có ngư trường VBB tạo kha năng phát triển CNCBTS.
-Còn Tây Nguyên: 
 + So với TDMNBB nghèo tài nguyên KS hơn, chỉ có bô xít nhôm mới đi vào khai thác. Tiềm năng thủy đứng sau TDMNBB, hiện đang được khai thác mạnh.
1,0 đ
0,75 đ
0,5 đ
b) Sự giống và khác nhau trong chuyên môn hóa NN giữa Tây Nguyên và Đ NB:
* Giống nhau: Hướng CMHNN chủ yếu là cây CN lâu năm , hàng năm, đặc biệt là cây cà phê và cao su, ngoài ra còn chăn nuôi bò
* Khác nhau:
- Hướng chuyên môn hóa: Tây Nguyên cả cây nhiệt đới và cận nhiệt đới, quan trọng nhất là cây cà phê -> cao su, chè và là vùng trồng dâu nuôi tằm lớn nhất TQ. Ngoài ra dựa vào đồng cỏ tự nhiên còn phát triển chăn nuôi bò thịt.
 ĐNB sản phẩm chăn nuôi đa dạng hơn, phát triển mạnh cả cây CN hàng năm và lâu năm, quan trọng là cao su, cà phê, cây Cn lâu năm nổi bật là đậu tương, mía. Ngoài ra còn phát triển mạnh chăn bò sữa, thủy sản và gia cầm.
- Qui mô: ĐNB là vùng có mức độ tập trung CMH SPNN cao hơn so với Tây Nguyên, đặc biệt là là DT cao su. Tây Nguyên nổi bật là DT cà phê, dâu tằm 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
*Giải thích : 
- Sự khác nhau trong CMNNN giữa 2 vùng là do sự khác nhau về điều kiện sinh thái NN và nhu cầu của TT
- Tây Nguyên có diện tích đất đỏ ba gian rộng lớn, KH cận X Đ phân hóa theo độ cao tạo thuận lợi phát triển cây CN và chăn nuôi bò và dựa vào đồng cỏ tự nhiên.
- Đ NB: Có đất trồng đa dạng, kết hợp với KH cận Xích Đạo thích hợp với phát triển cây công nghiệp qui mố lớn. Ngoài ra còn dựa vào vị trí giáp biển và nhu cầu lớn về thực phẩm của các đô thị.
0,75 đ
Câu 6
3,0 điểm
a. Đặc điểm phân bố dân cư khu vực BTB:
* Khái quát về vùng BTB. Tính mật độ dân số trung bình so với cả nước so với cả nước và rút ra nhận xét.
* Phân tích đặc điểm phân bố dân cư không đều trong vùng và giải thích:
- Những vùng đông dân mật độ khá cao (DC), tập trung chủ yếu ở ven biển phía đông > 101 ng / km2. Đặc biệt các tỉnh có mật độ cao từ 501-1000 ng / km2 (DC).
 Giải thích: Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi (DC), kinh tế phát triển trình độ cao hơn nơi khác (DC)
-Khu vực phía tây nằm giáp với các tỉnh Tây nguyên thưa dân (DC).
 Giải thích: Do là vùng núi cao thuộc dãy TSN nên có điều kiện tự nhiên khó khăn cho SX và cư trú; kinh tế chậm phát triển 
-Các khu vực còn lại nằm giữa và nơi khác thưa dân hơn (DC).
 Địa hình thấp -> có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi , kinh tế khá phát triển so với vùng núi phía tây. 
0,25 đ
0,75 đ
0,75 đ
0,75 đ
b. Dọc sông Tiền sông Hậu dân cư tập trung đông là do:
-Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc biệt đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho trồng lúa.
-Giao thông thuận lợi, kinh tế phát triển, có nhiều thành phố và trung tâm công nghiêp. 
0,5 đ
____________________________________________________

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_quoc_gia_mon_dia_li_lop.doc
Bài giảng liên quan