Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Địa lí GDTX (Mã đề 132) - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 16. Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta ngày càng bị thu hẹp chủ yếu do

A. khí hậu diễn biến phức tạp, thất thường.

B. khai thác quá mức rừng phòng hộ đầu nguồn.

C. mở rộng diện tích để nuôi trồng thủy sản.

D. chuyển đổi mục đích sang đất chuyên dùng và thổ cư.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Địa lí GDTX (Mã đề 132) - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GDĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC VIÊN GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH 
NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN: ĐỊA LÍ - GDTX
Ngày thi: 06/12/2019
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 56 câu TNKQ, 03 câu tự luận, trong 08 trang
Mã đề thi 132
Họ và tên thí sinh:.......................................................Số báo danh:..............................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:.......................................................................................................
 Giám thị 2:........................................................................................................
Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong phòng thi.
I. TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm) - THÍ SINH LÀM BÀI VÀO PHIẾU TLTN
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết hai tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta?
A. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu.	B. Cà Mau, Bình Thuận.
C. Bạc Liêu, Cần Thơ.	D. An Giang, Đồng Tháp.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão?
A. Bắc Trung Bộ.	B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, các loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là
A. đất xám trên phù sa cổ, đất phù sa sông.	B. đất đỏ badan, đất cát biển.
C. đất đỏ badan, đất xám trên phù sa cổ.	D. đất phù sa sông, đất cát biển.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết loại cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thuốc lá.	B. Điều.	C. Đậu tương.	D. Bông.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cần Thơ và Cà Mau.	B. Hà Tiên và Sóc Trăng.
C. Rạch Giá và Long Xuyên.	D. Cà Mau và Mỹ Tho.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây có quy mô rất lớn ở vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Hà Nội.	B. Hải Phòng.	C. Hải Dương.	D. Nam Định.
Câu 7. Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?
A. Đường bờ biển.	B. Hướng gió.	C. Mỏ khoáng sản.	D. Đường biên giới.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thủy điện Hòa Bình thuộc vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên.	B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có giá trị trên 6,0 tỉ USD là
A. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Xingapo.
B. Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và Liên bang Nga.
C. Nhật Bản, Xingapo, Hoa Kì và Hàn Quốc.
D. Hoa Kì, Nhật Bản, Ôxtrâylia và Ấn Độ.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất vùng Đông Nam Bộ?
A. Vũng Tàu.	B. Thủ Dầu Một.	C. Biên Hòa.	D. TP Hồ Chí Minh.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thanh Hóa.	B. Nam Định.	C. Vinh.	D. Huế.
Câu 12. Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.	B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.	D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta là
A. Bình Phước và Đắk Lắk.	B. Gia Lai và Lâm Đồng.
C. Bình Dương và Gia Lai.	D. Lâm Đồng và KonTum.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cây dừa được trồng nhiều nhất ở vùng
A. Bắc Trung Bộ.	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 15. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta thuận lợi cho nghề làm muối chủ yếu do
A. nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít cửa sông.	B. nước biển sâu, nhiệt độ cao.
C. nhiều vũng vịnh, số giờ nắng nhiều.	D. bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.
Câu 16. Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta ngày càng bị thu hẹp chủ yếu do
A. khí hậu diễn biến phức tạp, thất thường.
B. khai thác quá mức rừng phòng hộ đầu nguồn.
C. mở rộng diện tích để nuôi trồng thủy sản.
D. chuyển đổi mục đích sang đất chuyên dùng và thổ cư.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng về lãnh hải nước ta?
A. Vùng biển quy định đảm bảo thực hiện chủ quyền nước ven biển.
B. Là phần ngầm dưới biển và lòng đất có độ sâu khoảng 200m.
C. Ranh giới ngoài chính là đường biên giới quốc gia trên biển.
D. Thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 21 hải lí.
Câu 18. Cho biểu đồ:
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu lao động đang làm việc phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 2014 so với năm 2000?
A. Công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ và nông - lâm - thuỷ sản giảm.
B. Dịch vụ tăng, công nghiệp - xây dựng và nông - lâm - thuỷ sản giảm.
C. Công nghiệp - xây dựng tăng nhiều nhất, nông - lâm - thuỷ sản tăng ít nhất.
D. Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, nông - lâm - thuỷ sản giảm.
Câu 19. Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở
A. cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lý.
B. tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ được môi trường.
C. tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.
D. tốc độ tăng trưởng cao và có cơ cấu hợp lý.
Câu 20. Nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế ở nước ta trong thời gian qua không phải do
A. chính sách điều tiết của nhà nước.	
B. sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
C. kết quả của quá trình công nghiệp hoá.	
D. chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Câu 21. Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta hiện nay thấp hơn mức trung bình của thế giới cho thấy
A. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.	
B. điều kiện sống ở thành thị thấp.
C. nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.	
D. điều kiện sống ở nông thôn khá cao.
Câu 22. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất?
A. Khí hậu.	B. Con người.	
C. Sinh vật.	D. Đá mẹ.
Câu 23. Các loại hình vận tải có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất nước ta hiện nay là
A. đường hàng không, đường biển.	B. đường biển, đường ô tô.
C. đường hàng không, đường sắt.	D. đường sắt, đường sông.
Câu 24. Nhân tố tác động mạnh mẽ tới sự phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là
A. vị trí địa lí, khoáng sản.	B. dân cư - lao động, thị trường.
C. nguồn nguyên liệu, thị trường.	D. tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng về xu hướng toàn cầu hóa?
A. Tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.
B. Toàn cầu hóa dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
C. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.
D. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.
Câu 26. Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta ngày càng tăng chủ yếu do
A. quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.	
B. chuyển cư từ nông thôn ra thành thị.
C. ngành công nghiệp ngày càng phát triển.	
D. phân bố lại dân cư giữa các vùng miền.
Câu 27. Đặc điểm nào sau đây không đúng về ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
A. Sử dụng nhiều loại tài nguyên với trữ lượng lớn.
B. Có thế mạnh lâu dài về tự nhiên và kinh tế - xã hội.
C. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
D. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
Câu 28. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.	B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.
C. Khí hậu có hai mùa mưa và khô rõ rệt.	D. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi nước ta?
A. Sản xuất hàng hóa là xu hướng nổi bật.
B. Tỉ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng.
C. Hiệu quả chăn nuôi cao và ổn định.
D. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
Câu 30. Biện pháp quan trọng nhất hiện nay để hạn chế ảnh hưởng do thiên tai gây ra ở vùng Bắc Trung Bộ nước ta là
A. xây hồ chứa nước để phòng chống khô hạn.
B. phát triển nông nghiệp ở vùng gò đồi trung du.
C. bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng ven biển.
D. tiến hành đắp đê, xây kè chắn sóng ở ven biển.
Câu 31. Phát biểu nào sau đây đúng với vùng núi Đông Bắc nước ta?
A. Nằm ở phía Tây của thung lũng sông Hồng.
B. Hướng núi chủ yếu là tây bắc - đông nam.
C. Có sự bất đối xứng giữa sườn Đông và sườn Tây.
D. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
Câu 32. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta không phải là
A. thiếu nước nghiêm trọng xảy ra vào mùa khô.
B. nạn cát chảy, cát bay lấn chiếm ruộng vườn.
C. tình trạng rửa trôi đất diễn ra mạnh ở vùng đồi núi.
D. ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ.
Câu 33. Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các khu công nghiệp ở nước ta hiện nay là
A. khoáng sản.	
B. vị trí địa lí.	
C. sinh vật.	
D. khí hậu.
Câu 34. Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Tây Nguyên nước ta?
A. Địa hình chủ yếu là cao nguyên xếp tầng.
B. Có nhiều khoáng sản để phát triển công nghiệp.
C. Là vùng thưa dân, mật độ dân số thấp nhất cả nước.
D. Trữ năng thuỷ điện trong vùng tương đối lớn.
Câu 35. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào sau đây được xem là cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước?
A. Công nghiệp dầu khí.	
B. Công nghiệp điện lực.
C. Công nghiệp điện tử.	
D. Công nghiệp dệt, may.
Câu 36. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây hạn chế sự phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở phía Nam nước ta?
A. Gây ô nhiễm về môi trường.	
B. Việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn.
C. Nhu cầu về điện không cao.	
D. Xa nguồn cung cấp nhiên liệu.
Câu 37. Cho biểu đồ:
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam?
A. Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 - 2014.
B. Hàng dệt, may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai từ năm 2012 đến năm 2014.
C. Hàng thuỷ sản có tốc độ tăng chậm hơn so với hàng điện tử và hàng dệt, may.
D. Hàng dệt, may có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 - 2010.
Câu 38. Mạng lưới đường bộ ở nước ta được mở rộng và hiện đại hóa do
A. huy động các nguồn vốn, tập trung đầu tư.
B. quy mô dân số đông, nhu cầu đi lại nhiều.
C. công nghiệp phát triển, nhu cầu vận chuyển lớn.
D. nguồn lao động dồi dào, chất lượng ngày càng cao.
Câu 39. Loại nông sản nào sau đây của khu vực Đông Nam Á được trồng với mục đích chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ?
A. Cây lương thực.	B. Thủy sản.	
C. Lợn và gia cầm.	D. Cây công nghiệp.
Câu 40. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu chủ yếu do
A. có đường bờ biển kéo dài, ít đảo che chắn ven bờ.
B. vùng biển rộng, gần tuyến đường hàng hải quốc tế.
C. bờ biển có nhiều vũng vịnh, nước biển sâu, ít sa bồi.
D. nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.
Câu 41. Điểm khác biệt nổi bật về khí hậu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với vùng Nam Bộ nước ta là
A. nền nhiệt độ trung bình năm cao hơn.	
B. mùa đông chịu ảnh hưởng của Tín phong.
C. có mưa nhiều vào mùa thu - đông.	
D. khí hậu có hai mùa mưa - khô rõ rệt.
Câu 42. Việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng ở nước ta là rất cần thiết vì
A. dân số đông, nguồn lao động dồi dào.	
B. dân cư, lao động phân bố chưa hợp lý.
C. tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao.	
D. chất lượng nguồn lao động chưa cao.
Câu 43. Nhân tố chính tạo ra sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên trung du, miền núi nước ta là
A. nguồn nước.	B. địa hình.	C. khí hậu.	D. đất đai.
Câu 44. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do
A. hình thành và phát triển công nghiệp khai thác dầu khí.
B. đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp điện, điện tử.
C. phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
D. phát triển mạnh ngành dệt, may, da giày, hóa chất.
Câu 45. Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu do
A. thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, thất thường.
B. thiếu nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
C. phương tiện khai thác còn lạc hậu, chậm đổi mới.
D. nguồn lợi thủy sản khai thác mạnh, suy giảm nhanh.
Câu 46. Phát biểu nào sau đây không đúng về công nghiệp vùng Đông Nam Bộ nước ta?
A. Có các trung tâm công nghiệp lớn và rất lớn.	
B. Các ngành công nghệ cao phát triển mạnh.
C. Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.	
D. Nhiều trung tâm công nghiệp nhất cả nước.
Câu 47. Hướng núi vòng cung đã làm cho khí hậu vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Nóng quanh năm, hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
B. Vào đầu mùa hạ chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn khô nóng.
C. Gió mùa Đông Bắc suy yếu, chỉ còn dưới hai tháng nhiệt độ dưới 180C.
D. Mùa đông đến sớm, kết thúc muộn và có nền nhiệt thấp nhất cả nước.
Câu 48. Tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm chủ yếu do
A. điều kiện sống, mức sống được cải thiện.	
B. tiến bộ về y tế và khoa học kĩ thuật.
C. hoà bình trên thế giới được đảm bảo.	
D. tuổi thọ trung bình ngày càng cao.
Câu 49. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta là
A. nhiều sông suối, ao hồ, bãi triều, đầm phá, vụng.
B. nhiều ngư trường lớn, nhiều bãi tôm, bãi cá.
C. vùng biển rộng, nguồn lợi hải sản phong phú.
D. đường bờ biển dài, nhiều vịnh biển nước sâu.
Câu 50. Để hạn chế tình trạng di dân tự do vào các đô thị ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là
A. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
B. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
C. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.
D. thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
Câu 51. Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ nước ta là
A. tiến hành cải tạo đất đai, mở rộng diện tích canh tác.
B. mở rộng diện tích canh tác, xây dựng công trình thủy lợi.
C. xây dựng công trình thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
D. thay đổi cơ cấu cây trồng, tiến hành cải tạo đất đai.
Câu 52. Cho bảng số liệu:
Tổng số dân và số dân thành thị ở nước ta giai đoạn 2000 - 2017
(Đơn vị: Triệu người)
Năm
2000
2005
2010
2014
2017
Tổng số dân
77,6
82,4
86,9
90,7
93,7
Số dân thành thị
18,7
22,3
26,5
30,0
32,8
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về số dân thành thị và số dân nông thôn ở nước ta giai đoạn 2000 - 2017?
A. Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm.
B. Số dân thành thị tăng ít hơn số dân nông thôn.
C. Số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông thôn.
D. Số dân nông thôn tăng nhanh hơn số dân thành thị.
Câu 53. Sản xuất cây công nghiệp ở nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây chủ yếu do
A. sử dụng nhiều giống cây công nghiệp cho năng suất cao.
B. điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng cây công nghiệp.
C. thị trường được mở rộng, công nghiệp chế biến phát triển.
D. người dân có truyền thống, nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Câu 54. Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng nước ta chủ yếu do
A. dân số đông, mật độ cao gây sức ép lớn đối với kinh tế - xã hội.
B. tài nguyên thiên nhiên của vùng bị khai thác quá mức, dần cạn kiệt.
C. vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, đô thị hóa diễn ra nhanh.
D. cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
Câu 55. Ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển mạnh trong thời gian gần đây chủ yếu do
A. cơ sở thức ăn ngày càng đảm bảo, dịch vụ chăn nuôi có nhiều tiến bộ.
B. điều kiện thời tiết thuận lợi, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
C. ngành công nghiệp chế biến ngày càng phát triển, nguồn thức ăn đảm bảo.
D. cơ sở thức ăn ngày càng đảm bảo, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.
Câu 56. Cho bảng số liệu:
Tổng số dân và số dân thành thị ở nước ta giai đoạn 2000 - 2017
(Đơn vị: Triệu người)
Năm
2000
2005
2010
2014
2017
Tổng số dân
77,6
82,4
86,9
90,7
93,7
Số dân thành thị
18,7
22,3
26,5
30,0
32,8
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, 2018)
Để thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta qua các năm, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường.	B. Miền.	C. Cột chồng.	D. Kết hợp.
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) - THÍ SINH LÀM BÀI VÀO TỜ GIẤY THI
Câu 1 (2,0 điểm) 
	a) Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta.	
	b) Nêu thế mạnh nguồn lao động nước ta.
Câu 2 (2,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:	
	a) Chứng minh Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất của cả nước.
	b) So sánh sự khác nhau về chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ.
Câu 3 (2,0 điểm) 
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:	
	a) Trình bày thế mạnh về tự nhiên để sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
	b) Giải thích tại sao hoạt động khai thác thủy sản ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh.
----- Hết -----

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_tinh_mon_dia_li_gdtx_ma.doc
  • docDAP AN TN+TL GDTX.doc
Bài giảng liên quan