Hướng dẫn chấm bài thi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 - THPT môn thi: Địa Lý

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích ảnh hưởng của độ cao địa hình đồi núi đối với sự phân hoá thổ nhưỡng nước ta?

- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ, từ 500m- 1000m chiếm 14% diện tích, trên 2000m chiếm 1%.Tuy nhiên nó cũng làm cho thổ nhưỡng (tài nguyên đất) có sự phân hoá theo độ cao.

- Ở những vùng đồi núi thấp (0-600m), quá trình feralitic diễn ra mạnh mẽ nên đất feralit (chủ yếu là đất feralit đỏ vàng và đất Feralit nâu đỏ) chiếm diện tích lớn, khoảng 65% diện tích đất tự nhiên.

- Ở những vùng núi có độ cao từ 600m- 1600, 1700m, nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, quá trình feralitic yếu đi, quá trình tích luỹ mùn tăng lên, có đất mùn và đất feralit trên núi( còn gọi là đất mùn feralit)

- Ở những vùng núi có độ cao trên 1600,1700m, quanh năm thường có mây mù, lạnh, quá trình feralitic bị chấm dứt hoàn toàn, quá trình tích mùn phát triển mạnh, có đất mùn thô trên núi (còn gọi là đất mùn trên núi cao)

Lưu ý: Nếu học sinh trình bày được sự phân hoá thổ nhưỡng mà không giải thích được thì chỉ cho 1/2 số điểm

 

doc5 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Hướng dẫn chấm bài thi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 - THPT môn thi: Địa Lý, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o H­íng dÉn chÊm bµi thi
 b¾c giang Kú thi chän häc sinh giái cÊp tØnh
 Líp 12 - THPT
 k× thi ngµy 05 / 4 / 2009 
 m«n thi: §Þa Lý(®Ò chÝnh thøc)
 B¶n h­íng dÉn chÊm cã 5 trang
Câu
Nội dung
Điểm
1
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích ảnh hưởng của độ cao địa hình đồi núi đối với sự phân hoá thổ nhưỡng nước ta?
2 ®iÓm
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ, từ 500m- 1000m chiếm 14% diện tích, trên 2000m chiếm 1%.Tuy nhiên nó cũng làm cho thổ nhưỡng (tài nguyên đất) có sự phân hoá theo độ cao.
0. 5
- Ở những vùng đồi núi thấp (0-600m), quá trình feralitic diễn ra mạnh mẽ nên đất feralit (chủ yếu là đất feralit đỏ vàng và đất Feralit nâu đỏ) chiếm diện tích lớn, khoảng 65% diện tích đất tự nhiên.
0.5
- Ở những vùng núi có độ cao từ 600m- 1600, 1700m, nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, quá trình feralitic yếu đi, quá trình tích luỹ mùn tăng lên, có đất mùn và đất feralit trên núi( còn gọi là đất mùn feralit)
0.5
- Ở những vùng núi có độ cao trên 1600,1700m, quanh năm thường có mây mù, lạnh, quá trình feralitic bị chấm dứt hoàn toàn, quá trình tích mùn phát triển mạnh, có đất mùn thô trên núi (còn gọi là đất mùn trên núi cao)
0.5
Lưu ý: Nếu học sinh trình bày được sự phân hoá thổ nhưỡng mà không giải thích được thì chỉ cho 1/2 số điểm
2
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng: ngay trong vùng kinh tế Trung du miền núi Bắc bộ, khí hậu cũng có sự phân hoá?
4.0
- Giới thiệu về vùng Trung du miền núi Bắc bộ: thuộc miền khí hậu phía Bắc mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và có sự phân hoá.
0.25
a) Khí hậu có sự phân hoá theo chiều đông – tây
0.5
* Chế độ nhiệt:
- Ở Đông bắc có mùa đông sâu sắc hơn, đến sớm và kết thúc muộn hơn Tây Bắc
0.25
- Thể hiện: qua hai trạm khí hậu Lạng Sơn và Điện Biên (vĩ độ tương đương) 
+ Trạm Lạng Sơn: Nhiệt độ tháng thấp nhất là: 130C, số tháng nhiệt độ dưới 200C là 6 tháng, nhiều tháng nhiệt độ dưới 150C.
0.25
+ Trạm Điện Biên: Nhiệt độ tháng thấp nhất là 160C, số tháng nhiệt độ dưới 200C là 4 tháng, không có tháng nào nhiệt độ dưới 150C
0.25
- Do: Đông bắc là cửa ngõ đón gió mùa đông bắc của nước ta, các dãy núi chạy theo hướng vòng cung . Tây bắc ít ảnh hưởng hơn do Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa đông bắc, tuy nhiên Tây bắc vẫn có mùa đông lạnh là do độ cao địa hình
0.25
*Chế độ mưa:
- Tây bắc có lượng mưa trung bình năm lớn 1600-2000mm, nhiều nơi tại đây mưa trên 2000mm và lớn hơn Đông Bắc1200-1600mm 
 (Do bức chắn địa hình)
0.25
- Thể hiện qua 2 trạm Lạng Sơn và Điện Biên:
+ Tháng mưa nhất của Điện Biên (360mm) lớn hơn nhiều so với Lạng Sơn (250mm).
+ Điện Biên có nhiều tháng mưa lớn hơn 200mm/ tháng hơn Lạng Sơn: 
(Do Lạng Sơn nằm trong lòng máng Cao -Lạng)
0.25
b) Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao
0.5
- Do có độ cao khác nhau giữa trung du và miền núi, giữa Đông bắc và Tây bắc cho nên khí hậu có sự phân hoá theo độ cao
0.25
* Chế độ nhiệt: Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm: 0,60C/ 100m, những nơi có độ cao lớn khí hậu mát mẻ.
0.25
- Thể hiện qua 2 trạm khí hậu Điện Biên (khoảng500m), Sapa(3096m) và cùng nằm trong khu Tây Bắc:
+ Tại Điện Biên: nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng từ 20-240C, không có tháng nào nhiệt độ dưới 180C, nhiệt độ tháng cao nhất là 270C.
+ Tại Sapa: nhiệt độ trung bình năm dưới 180C, không có tháng nào nhiệt độ quá 200C, tháng thấp nhất là 70C, nhiều tháng nhiệt độ dưới 100C.
0.25
* Chế độ mưa:
- Mùa mưa của Sapa kéo dài hơn của Điện biên : Sapa từ tháng 4- 11, Điện biên từ tháng 5-10 
0.25
- Tổng lượng mưa năm của Sapa lớn: 2000- 2400mm, Điện biên là 1600- 2000mm.
0.25
( Càng lên cao mưa càng lớn và do bức chắn địa hình )
Lưu ý: Nếu học sinh chọn các cặp trạm khí hậu không phù hợp thì cho tối đa bằng ½ số điểm. Thưởng 0.25 điểm nếu học sinh nêu được khí hậu có sự phân hoá Bắc - Nam
3
a) So sánh hai tháp dân số:
Đặc điểm
1989
1999
Hình dạng tháp
Hình tam giác, sườn dốc, đáy rộng, đỉnh nhọn
Hình tam giác, sườn dốc, đáy rộng, nhưng bắt đầu thu nhỏ ở nhóm tuổi 0-5, đỉnh nhọn
Cơ cấu dân số theo độ tuổi (%)
- Từ 0 - 14 tuổi
- Từ 15 - 59 tuổi
- Từ 60 tuổi trở lên
100
39,0
53,8
7,2
100
33,5
58,4
8,1
Tỉ lệ dân số phụ thuộc
46,2
41,6
Cơ cấu dân số theo giới tính (%)
- Nam
- Nữ
100
48,7
51,3
100
49,2
50,8
- Nhận xét:
Qua sự thay đổi hình dạng tháp và kết cấu dân số theo độ tuổi, giới tính và tỉ lệ dân số ta thấy:
+ Về cơ cấu dân số theo độ tuổi trẻ em (0-14 tuổi) giảm 5,5 %, tỉ trọng nhóm tuổi lao động (15- 59 tuổi) tăng 4,6%, tỉ trọng nhóm tuổi ngoài tuổi lao động (từ 60 tuổi trở lên) tăng chậm (0,9%)
+ Về tỉ lệ dân số phụ thuộc: Do kết quả của sự thay đổi dân số theo nhóm tuổi nên tỉ lệ dân số phụ thuộc cũng giảm 4,6 %.
+ Về cơ cấu dân số theo giới tính: tỉ lệ nam tăng 0,5 %, tỉ lệ nữ giảm 0,5 %.
- Giải thích:
+ Kết quả của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình (giảm tỉ lệ sinh).
+ Do mức sống của người dân đã cao hơn trước nên tuổi thọ trung bình của dân số tăng lên.
+ Tỉ lệ nam tăng lên chủ yếu do nguyên nhân tâm lí xã hội "trọng nam khinh nữ", nhất là ở các vùng nông thôn và miền núi.
- Kết luận: Kết cấu dân số nước ta đang có sự chuyển từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu dân số già mặc dù sự chuyển biến trên diễn ra còn chậm.
b) Ảnh hưởng:
- Thuận lợi: Có nguồn lao động và nguồn dự trữ lao động hùng hậu
- Hạn chế: Gây khó khăn trong việc giải quyết việc làm và việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
c) Giải pháp:
- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động dấn số kế hoạch hoá gia đình với mục tiêu làm giảm tỉ lệ sinh bằng nhiều biện pháp cụ thể, tập trung vào những vùng có tỉ lệ sinh cao như các vùng miền núi, hải đảo, nông thôn.
- Phấn đấu kiểm soát được tỉ lệ tăng dân số tự nhiên phù hợp với chiến lược sử dụng lao động nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
5 .0
1.0
1.0
0,5
0,5
1.0
1.0
4
a. Vẽ biểu đồ:
1988
1986
1991
1996
2000
2002
2005
Năm
(Nếu học sinh thiếu tên biểu đồ, chú giải, không có đơn vị, không đúng khoảng cách năm, không ghi số liệu vào biểu đồ- mỗi ý trừ 0,25 điểm)
b. Nhận xét
- Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta có sự chuyển biến theo chiều hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông- lâm- ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. 
- Tốc độ chuyển dịch không giống nhau:
+ Tỉ trọng của ngành nông- lâm- ngư nghiệp tăng dần cho đến năm 1988, sau đó giảm liên tục đến năm 2005.
+ Tỉ trọng của ngành công nghiệp- xây dựng giảm cho đến năm 1991, sau đó tăng liên tục, năm 2005 đã vượt cả khu vực dịch vụ.
+ Tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng trưởng rất thất thường giảm cho đến năm 1988, rồi tăng lên đến năm 1996 sau đó giảm liên tục đến năm 2005.
c. Giải thích: 
- Sự thay đổi trên là do những thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta. Ngoài ra, do hội nhập kinh tế và ảnh hưởng từ cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. 
- Tốc độ chuyển dịch không giống nhau trong giai đoạn 1986 -1991 là do:
+ Tỉ trọng của ngành nông- lâm- ngư nghiệp tăng dần cho đến năm 1988 do có những đổi mới của nhà nước coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và có những đổi mới vi mô trong sản xuất nông nghiệp (khoán 10), 
+ Tỉ trọng của ngành công nghiệp- xây dựng giảm cho đến năm 1991, do chưa kịp thích ứng khi chuyển sang cơ chế thị trường và do những xáo động trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, sau đó tăng liên tục. 
+ Tỉ trọng của dịch vụ thay đổi theo tương quan với ngành công ngiêp- xây dựng và nông -lâm- ngư nghiệp.
4 .0
2.0
0.5
0.5
1.0
5
 Tại sao Hà Nội trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn nhất nước ta?
a) Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi
- Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước nên có sức hút du lịch.
- Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất của phía bắc với đầy đủ các loại hình giao thông, vị trí trung chuyển để đi đến mọi miền trên cả nước.
- Nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế phía bắc, thu hút khách du lịch đến với mục đích thương mại.
b) Hà Nội có sự phong phú và đa dạng về tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Hệ thống các công viên, các hồ tự nhiên, nhân tạo, danh lam thắng cảnh đẹp.
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Hà nội là thủ đô nghìn năm văn hiến, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng. Mật độ các di tích dày đặc, nổi tiếng là : Cổ Loa, Văn Miếu, Hoàng thành Thăng Long.
+ Hà Nội tập trung nhiều lễ hội: Cổ Loa, Đống Đa.
+ Ẩm thực nổi tiếng: phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, cốm làng Vòng.
+ Nhiều làng nghề truyền thống: Bát Tràng, Ngũ xá,.
+ Hà nội nhiều bảo tàng, nhiều điểm vui chơi giải trí, nơi tố chức nhiều hoạt động văn hoá chính trị nhất cả nước.
c) Vùng lân cận Hà nội có nhiều điểm du lịch, thu hút du khách từ nơi khác đến trong điều kiện giao thông thuận lợi:
- Theo các quốc lộ: 1, 2, 3, 5, 6 có thể đến các điểm du lịch nổi tiếng: Chi Lăng, Đồng Đăng, Kỳ Lừa, Cúc Phương, Đại Lải, Tam Đảo, Núi Cốc, Hải Phòng, Hạ Long, Hoà Bình
d) Hà nội có cơ sở vật chất hạ tầng vào loại tốt nhất cả nước
- Cơ sở lưu trú : Hàng trăm khách sạn, có 8 khách sạn 5 sao
- Các công ty lữ hành phát triển mạnh
- Đội ngũ lao động trông du lịch đông đảo, có chất lượng
- Giao thông, điện, nước tốt
e) Các yếu tố khác
- Hà Nội được công nhận là “thành phố vì Hoà bình”.
- Du lịch được coi là ngành mũi nhọn
Lưu ý: Nếu học sinh làm theo đơn vị hành chính mới của Hà nội cũng cho điểm tối đa
3 điểm
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
6
 Bảng: Tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng nước ta
Năm
1990
1995
2000
Than sạch (triệu tấn)
4,6
8,4
11,6
Dầu thô (triệu tấn)
2,7
7,6
16,3
Điện(Tỉ kwh)
8,8
14,7
26,7
b) Nhận xét:
- Các ngành công nghiệp năng lượng đều tăng.
- Tốc độ tăng trưởng không giống nhau:
+ Than sạch tăng chậm nhất: 2,5 lần
+ Điện tăng trung bình : 3, 3 lần.
 + Dầu thô tăng mạnh nhất: 6 lần
- Ngành công nghiệp năng lượng chiểm 18,7 % giá trị toàn ngành công nghiệp
2 điểm
1.0
0.25
0.5
0.25

File đính kèm:

  • docD.A DIA.doc
Bài giảng liên quan