Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Địa lí (Lần 1) - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án)

Câu 2: ( 3 điểm ) Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến đặc điểm thiên nhiên nước ta.

Câu 3: ( 3 điểm ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ. Giải thích nguyên nhân.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Địa lí (Lần 1) - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT (lần 1)
Năm học 2011 – 2012
MÔN: ĐỊA LÍ – Bài thi số 01
Thời gian làm bài 180’ không kể thời gian giao đề
( Đề có 6 câu trong 1 trang ) 
Câu 1: ( 2 điểm ) 
900B
900N
CÁC ĐAI KHÍ ÁP TRÊN TRÁI ĐẤT
+ Cao áp	- Hạ áp
600
300
00
300
600
 Dựa vào hình vẽ trên, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các đai cao áp, hạ áp trên Trái Đất.
Câu 2: ( 3 điểm ) Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến đặc điểm thiên nhiên nước ta.
Câu 3: ( 3 điểm ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ. Giải thích nguyên nhân.	
Câu 4: ( 4 điểm ) Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH LÚA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1985 – 2008
( Đơn vị triệu ha )
Năm
Tổng diện tích trồng lúa
Diện tích lúa hè thu
1985
5,70
0,86
1990
6,04
1,20
2000
7,67
2,29
2003
7,45
2,32
2008
7,41
2,37
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích lúa của nước ta trong giai đoạn trên.
Nhận xét, giải thích tình hình sản xuất lúa của nước ta qua biểu đồ.
Câu 5: ( 4,5 điểm ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy chứng minh Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển nhất nước ta. Giải thích tại sao sản xuất công nghiệp lại phát triển mạnh ở vùng này?
Câu 6: ( 3,5 điểm ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, 20 ( NXB Giáo dục, năm 2011 ):
 a) Hãy nhận xét sự phân bố các bãi tôm, bãi cá ở vùng biển nước ta. Giải thích vì sao nguồn lợi hải sản của Biển Đông lại phong phú?
 b) Nêu sự phân bố các nhóm đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long. Giải thích tại sao đất phèn, đất mặn lại chiếm diện tích lớn ở đồng bằng này?
--------------------- HẾT---------------------
Chú ý: Thí sinh được mang Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi
Họ và tên thí sinh: SBD:SCMND:... 
Họ tên và chữ ký giám thị 1:
Họ tên và chữ ký giám thị 2:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 LẦN 1
Môn : Địa lí- Bài thi số 1
Năm học 2011-2012
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
2 điểm
* Đai hạ áp phân bố ở Xích Đạo và Ôn đới ( 600 ).
- Có 1 đai hạ áp ở Xích Đạo, được hình thành do nhiệt độ cao, không khí dãn nở và bốc lên -> sinh ra áp thấp ở Xích Đạo.
- Ở vùng Ôn đới có hai đai hạ áp phân bố ở khoảng 600 ( Bắc và Nam ). Do khu vực này nằm giữa 2 đai gió: đai gió đông cực và gió tây Ôn đới làm cho không khí bị đẩy lên cao sinh ra áp thấp.
* Đai cao áp phân bố ở Cực và khu vực Chí tuyến.
- Ở khu vực Chí tuyến có 2 đai cao áp, được hình thành do không khí nóng bốc lên ở Xích Đạo thổi về phía Cực đến khoảng 300 vĩ giáng xuống mặt đất sinh ra áp cao.
- Ở Cực có 2 đai cao áp, được hình thành do nhiệt độ thấp không khí co lại và ảnh hưởng của luồng giáng từ trên cao xuống sinh ra áp cao Cực.
* Các đai cao áp và hạ áp phân bố không thành dải liên tục mà thường đứt đoạn do ảnh hưởng của sự phân bố đất - biển 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 2
3,0 điểm
Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến đặc điểm thiên nhiên nước ta
- Khái quát về Biển Đông 
- Khí hậu: BĐ làm biến tính các luồng gió đi qua (PT) -> làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hòa.
- Địa hình: Tạo thành các dạng địa hình ven biển (phân tích) đem lại nhiều giá trị kinh tế và du lịch.
- Hệ sinh thái đa dạng: Cảnh quan rừng chiếm ưu thế, khác với Tây Á, Bắc Phi cùng vĩ độ, ven biển có diện tích rừng ngập mặn lớn  (PT)
-Tài nguyên khoáng sản, sinh vật phong phú (phân tích)
- Khó khăn: BĐ cũng mang đến cho nước ta nhiều thiên tai như bão (Tb từ 3-4 cơn bão /năm đổ bộ vào); sóng lừng, nước dâng ( phân tích )
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3
3,0 điểm
*Chứng minh dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ:
- Nước ta có mật độ dân số khá cao ( DC ), nhưng phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
- Giữa đồng bằng với miền núi, cao nguyên:
 + Vùng đồng bằng dân cư tập trung đông đúc, mật độ cao ( DC đồng bằng sông Hồng, ĐBSCL theo thang mật độ trong Atlat ).
 + Vùng núi cao nguyên thưa dân mật độ thấp ( DC trong Atlat )
- Phân bố không đều ngay trong mỗi vùng địa hình:
 + Vùng đồng bằng: Giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long (DC).
 + Vùng núi: Giữa vùng núi Tây Bắc với Đông Bắc 
- Không đều ngay trong nội bộ vùng ĐBSH, ĐBSCL, vùng núi Đông Bắc (DC) 
* Giải thích: Dân cư phân bố không đều do nhiều nguyên nhân:
- Điều kiện tự nhiên ( phân tích )
- Lịch sử khai thác lãnh thổ ( phân tích )
- Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên vào sản xuất ( phân tích 
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 4
4,0 điểm
a/ Biểu đồ thích hợp nhất là cột chồng từ gốc tọa độ
Yêu cầu: - Vẽ tương đối chính xác, có chú giải và các ghi chú cần thiết
 - Biểu đồ khác không cho điểm
b/ Nhận xét, giải thích:
- Tổng diện tích lúa của nước ta trong giai đoạn 1985-2008 tăng khá nhanh (DC).
   Do đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích và thâm canh tăng vụ, đặc biệt ở vùng ĐBSCL.
   Gần đây diện tích gieo trồng lúa có giảm nhẹ (DC). Do chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi  và một phần diện tích đất lúa chuyển sang đất thổ cư, chuyên dùng.
- Diện tích lúa hè thu tăng liên tục với tốc độ nhanh (DC). Do phát triển thủy lợi và sử dụng giống mới ngắn ngày năng suất cao giúp mở rộng diện tích lúa hè thu, đặc biệt ở ĐBSCL để tránh lũ.
- Do diện tích lúa hè thu tăng nhanh, nên tỷ trọng diện tích lúa hè thu đang tăng dần và ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất lúa ở nước ta
2,5 đ
0,75đ
0,5đ
0,25đ
Câu 5
4,5 điểm
a/ Chứng minh ĐNB là vùng công nghiệp phát triển nhất cả nước:
- Giá trị sản xuất công nghiệp cao ( tính số liệu để dẫn chứng )
- Cơ cấu kinh tế tiến bộ, thể hiện quá trình CNH phát triển mạnh (DC)
- Có nhiều trung tâm công nghiệp qui mô lớn và rất lớn (DC)
- Các trung tâm công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm ( DC tên ngành CN trọng điểm )
b/ Giải thích : Vùng có công nghiệp phát triển mạnh do có nhiều lợi thế để phát triển CN đó là:
- Có vị trí thuận lợi giúp mở rộng giao lưu với vùng khác, nước khác để cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
- Tài nguyên phong phú: Như dầu khí ở thềm lục địa trữ lượng lớn, diện tích rừng còn khá nhiều, nguồn nguyên liệu nông sản và thủy sản dồi dào cung cấp cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
- Dân cư đông đúc mức sống cao, nên có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn. Lực lượng lao động dồi dào, có chất lượng cao tập trung đông trong các thành phố lớn 
-> giúp phát triển nhiều ngành CN hiện đại.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển tốt 
- Chính sách và khả năng lớn về thu hút các dự án và đầu tư nước ngoài.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ 
Câu 6
3,5 điểm
a/ Sự phân bố các bãi cá, tôm:
- Vùng biển nước ta có nhiều bãi cá, tôm. Chúng phân bố chủ yếu ở ven bờ.
- Tập trung thành 4 ngư trường lớn (DC) -> tạo thuận lợi cho đánh bắt hải ở các tỉnh ven biển.
* Giải thích: Nguồn lợi hải sản của Biển Đông phong phú do:
- Biển nhiệt đới, nông, giàu ô xi và ánh sáng -> giúp nguồn lợi hải sản sinh trưởng và phát triển nhanh.
- Dọc bờ biển có nhiều cửa sông mang nguồn thức ăn phong phú ra biển
- Ven biển có dòng hải lưu gió mùa và dòng nước trồi 
b/ Đặc điểm phân bố các loại đất ở ĐBSCL
- Đất phù sa sông phân bố 
- Đất mặn phân bố 
- Đất phèn phân bố 
- Đất cát biển phân bố 
- Đất xám phù sa cổ và đất khác phân bố 
* Giải thích diện tích đất mặn, phèn chiếm diện tích lớn do:
- Vị trí 3 mặt giáp biển với đường bờ biển dài > 700 km
- Địa hình thấp trung bình 2-3m 
- Khí hậu có 2 mùa mưa và khô sâu sắc tạo điều kiện cho xâm nhập mặn và bốc phèn trong mùa khô.
- Chế độ bán nhật triều và có nhiều cửa sông từ đổ ra biển.
0,5 đ
0,75 đ
1,25 đ
 1,0 đ

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_dia_li_lan_1_nam_h.doc
Bài giảng liên quan