Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Địa lí- Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

 a. Giờ GMT và giờ mặt trời khác nhau như thế nào? Cho biết những địa phương nào trên Trái Đất có cùng giờ GMT và giờ mặt trời. Giải thích tại sao?

b. Tại sao ngành công nghiệp dệt - may và công nghiệp thực phẩm phân bố rộng rãi ở nhiều nước?

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Địa lí- Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
y lương thực có hạt
(Nghìn ha)
Trong đó lúa
(Nghìn ha)
Sản lượng 
lương thực có hạt
(Nghìn tấn)
Trong đó lúa
(Nghìn tấn)
2000
8 399
7 666
34 539
32 530
2005
8 383
7 329
39 622
35 833
2007
8 305
7 207
40 247
35 943
2010
8 616
7 489
44 632
40 006
	a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỷ trọng diện tích, sản lượng lúa so với diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt của nước ta giai đoạn 2000 - 2010.
	b. Nhận xét, giải thích tình hình sản xuất lương thực ở nước ta qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ.
Câu 6 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
	a. Nhận xét sự phân bố cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
	b. Giải thích tại sao đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước?
---------- HẾT---------
Họ và tên thí sinh :.......................................................... Số báo danh .....................................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:..........................................................................
Giám thị 2:..........................................................................
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT
Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2014 – 2015
MÔN: Địa lí
Ngày thi 07/10/2014
 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Nôi dung
Điểm
Câu 1
(2,5 điểm)
a. Giờ GMT và giờ Mặt Trời khác nhau như thế nào?
+ Khái niệm: 
- Giờ GMT là giờ quốc tế, hay giờ múi số 0.
- Giờ mặt trời là giờ căn cứ vào độ cao khác nhau của Mặt Trời, các địa phương ở những kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở những độ cao khác nhau.
+ Ý nghĩa:
- Giờ GMT sử dụng cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế...
- Giờ mặt trời sử dụng trong quan trắc thiên văn và tính kinh độ ...
* Những nơi cùng nằm trên kinh tuyến 00 sẽ có cùng giờ mặt trời và giờ GMT.
- Vì kinh tuyến 00 đi qua giữa múi số 0 nên cũng là giờ trung bình của múi số 0 và là giờ GMT.
1,5điểm 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b. Tại sao công nghiệp dệt may và thực phẩm phân bố rộng rãi ở nhiều nước?
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật: Yêu cầu vốn ít, công nghệ kỹ thuật vừa phải, thời gian xây dựng nhanh...
- Cung cấp vật phẩm tiêu dùng thiết yếu hàng ngày cho người dân, nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Nguyên liệu dồi dào có ở nhiều nước...
- Phân bố ở nhiều nước để sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
1,0điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
(4,0 điểm)
a. Giải thích cơ chế hoạt động của gió mùa mùa đông ảnh hưởng đến khí hậu nước ta.
- Mùa đông BBC lục địa Á - Âu bị lạnh hình thành cao áp tâm điểm là Xibia ...
- Trong khi đó NBC là mùa hạ, lục địa Úc bị đốt nóng hình thành hạ áp nối liền với hạ áp xích đạo ...
- Khối khí lạnh Xibia di chuyển xuống phía nam, khi qua Trung Quốc chuyển hướng đông bắc thổi vào Việt Nam mang đến mùa đông lạnh và lạnh vừa cho miền Bắc...
- Từ 160 B trở vào gió Tín phong Đông Bắc chiếm ưu thế mang đến mùa khô cho Nam bộ, Tây Nguyên và mưa vào thu đông cho ven biển Trung Bộ.
1,0điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b. Nêu khái quát sự khác nhau về khí hậu giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích nguyên nhân.
* Nêu khái quát sự khác nhau về khí hậu:
- Khái quát về hai vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc...
- Nêu sự khác nhau về khí hậu:
 + Đông Bắc: 
• Nằm trong tiểu vùng khí hậu Đông Bắc Bộ
• Có mùa đông lạnh đến sớm, kết thúc muộn ; khí hậu có 2 đai cao, đai cận nhiệt đới xuống thấp; lượng mưa phân bố khá đều...
 + Tây Bắc: 
• Khí hậu phân hoá đa dạng nằm trong ba tiểu vùng khí hậu khác nhau (DC).
• Có mùa đông đỡ lạnh, khí hậu có đủ 3 đai cao; lượng mưa trong vùng phân bố không đều, có những trung tâm mưa nhiều, mưa ít vào loại nhất nước.
* Giải thích nguyên nhân: 
 + Đông Bắc:
- Nằm ở vị trí trực tiếp đón gió mùa đông bắc ...
- Hướng địa hình vòng cung mở rộng về phía Bắc -> tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu, ảnh hưởng mạnh đến khí hậu vùng.
- Địa hình đồi núi thấp hơn nên chỉ có 2 đai cao.
 + Tây Bắc: 
- Do ảnh hưởng của vị trí địa lí, kết hợp với độ cao và hướng địa hình các dãy núi làm khí hậu phân hoá phức tạp hơn ...
- Do ảnh hưởng bức chắn dãy Hoàng Liên Sơn, nên chịu ảnh hưởng yếu của gió mùa Đông Bắc.
- Là vùng núi cao nhất nước, nên khí hậu có đủ 3 đai cao.
3,0điểm
0,5 đ 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3 
(3,0 điểm)
a. Phân tích thế manh và hiện trạng phát triển công nghiệp điện lực của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Khái quát vùng TDMNBB
* Thế mạnh: 
- Tiềm năng thuỷ điện (Phân tích)
- Tiềm năng nhiệt điện (Phân tích)
- Ý khác : chính sách, nhu cầu thị trường...
* Hiện trạng:
- Nhiều nhà máy thuỷ điện có công suất lớn, vừa và nhỏ đã và đang được xây dựng trong vùng (DC).
- Những nhà máy nhiệt điện được xây dựng (DC).
* Ý nghĩa của việc phát triển CN điện lực:
+ Tạo động lực thúc đẩy CN khai thác chế biến khoáng sản phát triển...
+ Cung cấp điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân ... 
2,0điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b. Tại sao phát triển vùng CCCCN gắn với công nghiệp chế biến là hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta.
- Gắn nông nghiệp với công nghiệp giúp khai thác tốt thế mạnh của mỗi vùng, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu đến nơi tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm...
- Việc chế biến sản phẩm cây công nghiệp tạo ra nhiều việc làm và nâng cao hiệu quả của sản xuất cây công nghiệp.
- Tạo ra mô hình Nông-Công nghiệp kết hợp, một mô hình kinh tế tiên tiến đem lại hiệu quả cao.
1,0điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 4
 (3,5 điểm)
a. Tại sao nói nước ta đang ở thời kì dân số vàng? Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số vàng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
* Tại sao: Vì cơ cấu dân số nước ta đang trong quá trình già hoá; trong đó độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng; tỷ số phụ thuộc thấp và có xu hướng giảm.
* Ảnh hưởng: 
+ Lực lượng lao động dồi dào tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Tỷ số phụ thuộc thấp làm giảm sức ép đến giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác ...
+ Hạn chế: 
- Tốc độ già hoá nhanh làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp...
- Thiếu lao động, chi phí lớn cho phúc lợi xã hội, nguy cơ giảm dân số trong tương lai ...
1,5điểm
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày và giải thích đặc điểm mạng lưới đô thị của vùng Tây Nguyên.
* Khái quát vùng Tây nguyên ...
* Đặc điểm mạng lưới đô thị: 
+ Mạng lưới đô thị : thưa thớt, phân tán, nhưng phân bố khá đều.
+ Quy mô: Chủ yếu đô thị có quy mô nhỏ và trung bình (DC).
+ Phân cấp đô thị: Loại 2, loại 3 ... (dẫn chứng số lượng mỗi loại đô thị)
+ Chức năng đô thị: Chủ yếu là hành chính, thường là trung tâm tỉnh lỵ, huyện lỵ, còn chức năng công nghiệp hạn chế, mới là những điểm công nghiệp, chưa có trung tâm công nghiệp.
* Giải thích:
- Là miền núi nên thưa dân, mật độ thấp.
- Kinh tế phát triển chậm, chủ yếu là Nông-Lâm nghiệp, chức năng CN còn hạn chế => nên quy mô đô thị nhỏ.
- Cơ sở hạ tầng phát triển kém, nhất là GTVT nên mạng lưới đô thị thưa, phân tán.
2,0điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 5
(5,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ: 
- Xử lí số liệu: Tỷ trọng diện tích sản lượng lúa so với diện tích, sản lượng lương thực có hạt (Đơn vị: %)
Năm
Tỷ trọng sản lượng
Tỷ trọng diện tích
2000
94,2
91,3
2005
90,4
87,4
2007
89,3
86,8
2010
89,6
86,9
- Vẽ biểu đồ cặp cột, mỗi năm có 2 cột. 
Yêu cầu: Tương đối chính xác, có tên biểu đồ, chú giải và các ghi chú cần thiết.
3,0điểm
0,5đ
2,5đ
b. Nhận xét, giải thích
 * Nhận xét:
- Diện tích cây lương thực có hạt và diện tích lúa giai đoạn 2000-2007 giảm. Gần đây lại tăng nhẹ (DC). 
- Sản lượng lương thực có hạt tăng liên tục, trong đó sản lượng lúa cũng tăng nhưng chậm hơn (DC)
- Cơ cấu: Lúa là cây lương thực chính chiếm tỷ trọng cao về cả diện tích và sản lượng nhưng đang có xu hướng giảm (DC)
* Giải thích: 
- Do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và diện tích đất lúa, nên diện tích trồng lúa giai đoạn 2000-2007 giảm, kéo theo diện tích cây lương thực giảm. 
 Gần đây nhờ mở rộng diện tích ngô; đẩy mạnh khai hoang, thâm canh tăng vụ lúa, làm diện tích gieo trồng lúa và cây lương thực có hạt tăng trở lại. 
- Sản lượng lương thực có hạt tăng do tăng diện tích gieo trồng và thâm canh tăng năng suất cây lương thực.
- Do diện tích gieo trồng lúa giảm, sản lượng lúa tăng chậm, nên tỷ trọng diện tích, sản lượng lúa trong cây lương thực giảm.
2,0điểm
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Câu 6 
(2,0 điểm)
a. Nhận xét sự phân bố cây lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
- So với cả nước: Là vùng trồng lúa lớn nhất (Dc: > 90% dt cây luơng thực)
- Lúa trồng ở khắp các tỉnh trong đồng bằng ...
- Các tỉnh có dt trồng lúa lớn nhất là: An giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.
- Các tỉnh có diện tích trồng lúa ít hơn là: Bến Tre, Cà Mau.
1,0điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b. Giải thích: 
- Là đồng bằng châu thổ có dt đất tự nhiên lớn nhất cả nước (Dc).
- Có dt đất nông nghiệp rộng lớn, màu mỡ thích hợp với trồng lúa.
- Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, ổn định ít bị thiên tai thích hợp cho thâm canh tăng năng suất lúa.
- Ý khác: Nguồn nước, chính sách, thị trường, lao động...
1,0điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
-----------Hết-----------
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT 
Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2014 – 2015
MÔN: ĐỊA LÍ
Ngày thi 08/10/2014
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 06 câu, trong 01 trang
Câu 1 (4,0 điểm)
	a. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu.
b. Trong ngày, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất khi nào; trong năm, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất vào tháng nào? Giải thích tại sao?
Câu 2 (1,0 điểm) Giải thích sự khác nhau về phân bố cây lương thực và cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới.
Câu 3 (3,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
	a. Phân tích ảnh hưởng của vị trí và hình thể nước ta đối với vấn đề bảo vệ an ninh, quốc phòng.
	b. Giải thích sự khác nhau về diện tích đất mặn ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
	c. Phân tích tác động của địa hình nước ta đến đặc điểm sông ngòi.
Câu 4 (2,5 điểm)
	a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra nhanh, nhưng trình độ đô thị hoá vẫn thấp.
	b. Tại sao tỷ số giới tính của nước ta thấp, nhưng ở nhóm tuổi mới sinh lại cao?
Câu 5 (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
	a. So sánh hai trung tâm công nghiệp lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng. 
	b. Giải thích tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ?
	c. Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa như thế nào?
Câu 6 (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2003 - 2012 (đơn vị: nghìn ha)
Năm
Chè
Cà phê
Cao su
Hồ tiêu
2003
116,3
510,2
440,8
50,5
2005
122,5
497,4
482,7
49,1
2010
129,9
554,8
748,7
51,3
2012
128,3
623,0
917,9
60,0
	a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2003 - 2012.
	b. Nhận xét, giải thích tốc độ tăng trưởng diện tích các cây công nghiệp trên qua biểu đồ đã vẽ.
	c. Giải thích tại sao cây cà phê trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, còn cây cao su lại trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ?
HẾT
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh ...........................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:..........................................................................
 Giám thị 2:..........................................................................
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT
Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2014 – 2015
MÔN: Địa lí
Ngày thi 08/10/2014
 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(4,0 điểm)
a. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự thay đổi nhiệt độ của không khí ở tầng đối lưu
- Độ cao địa hình: Trong tầng đối lưu càng lên cao nhiệt độ càng giảm trung bình 0,60 C/100m. Do lên cao không khí loãng khả năng giữ nhiệt kém ....
- Hướng sườn: 
+ Sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn; do góc nhập xạ lớn lượng nhiệt nhận được nhiều
+Sườn khuất nắng nhiệt độ thấp hơn; do góc nhập xạ nhỏ lượng nhiệt nhận được ít.
- Độ dốc địa hình:
+Sườn phơi nắng: Độ dốc càng lớn, nhiệt độ càng cao; do góc nhập xạ lớn (ngược lại).
+Sườn khuất nắng: Độ dốc càng lớn, nhiệt độ càng thấp; do góc nhập xạ nhỏ (ngược lại).
- Trong ngày biên độ nhiệt thay đổi theo địa hình:
+ Nơi đất trũng nhiệt độ thay đổi ít hơn; vì nơi đất trũng ban ngày ít gió nhiệt độ cao, ban đêm khí lạnh từ trên cao dồn xuống làm nhiệt độ thấp.
+ Trên mặt các cao nguyên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng; do không khí loãng.
2,0điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
b. Trong ngày, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất vào lúc nào, trong năm, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất vào tháng nào? Giải thích tại sao?
- Trong ngày nhiệt độ cao nhất lúc 13h, thấp nhất lúc 5h.
- Trong năm: 
 + BBC nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 1.
 + NBC nhiệt độ cao nhất vào tháng 1 và thấp nhất vào tháng 7.
*Giải thích:
- Nhiệt độ của không khí chủ yếu do bức xạ nhiệt của mặt đất được mặt trời cung cấp.
- Trong ngày mặt đất nhận được lượng bức xạ Mặt Trời cực đại vào lúc 12h trưa, ban đêm mặt đất bị mất nhiệt và lạnh nhất vào lúc gần sáng, nên nhiệt độ không khí cao nhất lúc 13h và thấp nhất lúc 5h.
- Do tháng 7 là thời kì BBC trúc hẳn về phía Mặt Trời, nên có góc chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài, lượng nhiệt nhận được nhiều; vì vậy BBC tháng 7 có nhiệt độ cao nhất, tháng 1 thấp nhất. 
- Ngược lại tháng 1 là thời kì NBC hướng về phía Mặt Trời, nên có góc chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài, lượng nhiệt nhận được nhiều; vì vậy NBC tháng 1 có nhiệt độ cao nhất, tháng 7 thấp nhất.
2,0điểm
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
(1,0 điểm)
Giải thích sự khác nhau về phân bố cây lương thực và cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới.
 - Khác nhau: 
+ Cây lương thực phân bố rộng khắp các vùng có dân cư sinh sống và có thể trồng được.
+ Cây CN phân bố hẹp hơn, tập trung chủ yếu ở những nơi có điều kiện thuận lợi, đặc bịêt vùng nhiệt đới.
 - Giải thích:
+ Cây lương thực có biên độ sinh thái rộng...., đáp ứng nhu cầu ăn của con người nên phân bố rộng rãi.
+ Cây CN có biên độ sinh thái hẹp..., chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nên phân bố tập trung ở những vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi. 
1,0điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3
(3,5 điểm)
a. Phân tích ảnh hưởng của vị trí và hình thể đối với bảo vệ an ninh, quốc phòng.
- Vị trí: Nằm trong vùng có vị trí địa chính trị quan trọng, kẻ thù hay nhòm ngó và xâm lược, gây khó khăn cho việc bảo vệ an ninh, quốc phòng.
- Lãnh thổ trải rộng qua nhiều độ vĩ, nên đường biên giới trên bộ, trên biển dài -> gây tốn kém cho bảo vệ an ninh biên giới ....
- Lãnh thổ có vùng biển tiếp cận rộng lớn, Biển Đông giàu tiềm năng, chung với nhiều nước, nên phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng.
0,75điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b. Giải thích sự khác nhau về diện tích đất mặn ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Khác nhau: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất mặn lớn, đồng bằng sông Hồng có diện tích đất mặn nhỏ hơn.
- Giải thích: 
+ Đồng bằng sông Cửu Long: 
• Địa hình thấp, vùng biển tiếp cận rộng, đường bờ biển dài, lại chịu tác động mạnh của chế độ thuỷ triều.
 • Mùa khô kéo dài, nước sông kiệt, lại có nhiều cửa sông đổ ra biển tạo điều kiện cho nước biển xâm nhập sâu, ảnh hưởng mạnh, làm diện tích đất mặn lớn.
+ Đồng bằng sông Hồng: 
• Địa hình cao, vùng biển tiếp cận hẹp, đường bờ biển ngắn hơn. 
• Chịu tác động yếu của chế độ thuỷ triều, ít cửa sông đổ ra biển..., nên diện tích đất mặn nhỏ.
1,5điểm
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
c. Phân tích tác động của địa hình nước ta đến đặc điểm sông ngòi.
- Hướng địa hình các dãy núi quy định hướng chảy của sông ngòi : địa hình có 2 hướng chính, nên sông ngòi cũng có 2 hướng chảy chính là Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung (DC).
- Địa hình có sự tương phản giữa đồng bằng với miền núi, nên chế độ nước sông có sự thay đổi đột ngột khi chảy từ miền núi xuống đồng bằng.
- Miền núi có địa hình già được trẻ lại, bị chia cắt mạnh, nên chế độ nước sông có sự phân hoá khác nhau (DC : đoạn sông già, đoạn sông trẻ ...)
- Vùng đồng bằng địa hình bằng phẳng, sông chảy chậm, lòng sông mở rộng
- Nơi các dãy núi chạy lan ra sát biển, sông ngòi thường nhỏ, ngắn và dốc...
1,25điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 4
(2,5điểm)
a. Chứng minh quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra nhanh, nhưng trình độ đô thị hoá vẫn thấp.
- Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, biểu hiện: 
 + Tỷ lệ dân thành thị tăng nhanh...
 + Đô thị tăng cả về số lượng và quy mô...
 + Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện...
- Trình độ đô thị hoá thấp, biểu hiện:
 + Tỷ lệ dân thành thị thấp...
 + Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực ...
 + Quy mô : đô thị lớn không nhiều, chủ yếu là đô thị vừa và nhỏ.
1,5 điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b. Tại sao tỷ số giới tính ở nước ta thấp, nhưng nhóm tuổi mới sinh lại cao? 
* Tỷ số giới tính nước ta thấp do:
- Hậu quả của chiến tranh kéo dài đã cướp đi sinh mạng của nhiều nam giới ở độ tuổi trưởng thành.
- Nam giới phải làm những công việc nặng nhọc..., ít thích nghi với điều kiện bảo tồn sự sống, nên tuổi thọ thấp hơn nữ giới. Vì vậy tỷ lệ giới tính nước ta thấp 
* Ở nhóm tuổi mới sinh tỷ lệ giới tính cao là do: 
- Ảnh hưởng của phong tục tập quán và tâm lí xã hội...
- Do sự can thiệp của khoa học và y tế đối với giới tính của thai nhi ...
1,0 điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 5
(4,0 điểm)
a. So sánh hai trung tâm công nghiệp lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng..
- Xác định 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng là: Hà Nội, Hải Phòng
 * Giống nhau: 
+ Quy mô: Đều là 2 trung tâm CN lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với vùng và cả nước.
+ Cơ cấu ngành đa dạng, trong đó có nhiều ngành truyền thống, trọng điểm kỹ thuật cao.
+ Có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí, dân cư lao động, cơ sở hạ tầng ..., để phát triển công nghiệp
 * Khác nhau:
- Quy mô: Hà Nội có quy mô lớn hơn, Hải Phòng có quy mô nhỏ hơn (DC).
- Cơ cấu ngành: Hà Nội có cơ cấu ngành đa dạng hơn, Hải Phòng có cơ cấu ngành kém đa dạng hơn (Dc).
- Điều kiện phát triển: 
 + Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế văn hoá khoa học kỹ thuật và đầu mối giao thông lớn của cả nước, nên có nhiều lợi thế đối với phát triển công nghiệp. 
 + Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất ở phía bắc, nên có lợi thế hơn trong giao lưu với bên ngoài để phát triển công nghiệp.
2,0điểm
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b. Công nghiệp chế biến LT-TP tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ vì:
- Nguồn nguyên liệu dồi dào cả ở trong và ngoài vùng (DC)
- Thị trường tiêu thụ rộng, do dân cư tập trung đông, có nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp lớn.
- Cơ sở hạ tầng-vật chất kỹ thuật phát triển và hoàn thiện nhất cả nước.
- Ý khác: Lao động dồi dào có khả năng thu hút mạnh từ vùng khác tới, chính sách ...
1,0điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
c. Ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.
- Đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết các vấn đề việc làm, nâng cao CLCS, ... cho ngừơi dân trong vùng.
- Thúc đẩy kinh tế vùng phát triển theo hướng CNH - HĐH.
- Khẳng định chủ quyền đối với vùng biển, đảo và thềm lục địa của đất nước.
1,0điểm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 6
(5,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ:
- Xử lí số liệu: Tốc độ tăng trưởng diện t

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_dia_li_nam_hoc_201.doc
Bài giảng liên quan