Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1+2) (Có đáp án)
Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu đề bài, kết cấu, bố cục, diễn đạt mạch lạc, dẫn chứng sát thực có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu được tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn.
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi 07/10/2014 (Thời gian 180 phút không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 02 câu, trong 01 trang. Câu 1 (8,0 điểm): Câu chuyện sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? XÉN LÁ Mẫu đơn là vua các loài hoa. Có anh nhà giàu, mua được một gốc, trồng ở giữa sân. Khi hoa nở, màu đỏ rực rỡ, lá xanh rợp mát. Người nào đi qua trông thấy cũng thốt lên: “Hoa đẹp biết bao!". Anh nhà giàu nghe người ta chỉ khen hoa, mà không thấy nói gì đến cành lá, bèn xén trụi cành lá. Rốt cuộc ai thấy cũng lắc đầu, nhíu mày bỏ đi. Anh nhà giàu hoang mang không hiểu, làu bàu: “Sao hôm qua thì ngợi khen hoa thế, mà hôm nay thấy hoa lại lắc đầu như vậy?” (Theo Trần Tứ Ích - Ngụ ngôn thi thoại – NXB TP Hồ Chí Minh, 2003) Câu 2 (12,0 điểm): Nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động được thể hiện qua một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí khá tinh tế, dựng đối thoại sinh động. (Ngữ văn 12, tập 2, trang 33, NXB Giáo dục, năm 2010) Anh/chị hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân để làm sáng tỏ. .HẾT Họ và tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: ................................ Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1: ........................................................................................... Giám thị 2: ........................................................................................... SỞ GD&ĐT NINH BÌNH HDC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi 07/10/2014 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu 1 (8,0 điểm): 1. Về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu đề bài, kết cấu, bố cục, diễn đạt mạch lạc, dẫn chứng sát thực có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu được tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. 2. Về kiến thức: Có thể có nhiều cách trình bày khác nhau (chấp nhận cả những bài làm bộc lộ quan điểm của riêng) nhưng cần chân thành, hợp lí, chặt chẽ có sức thuyết phục và đảm bảo một số ý cơ bản, quan trọng sau: - Giải thích ý nghĩa của câu chuyện: + Hoa mẫu đơn đỏ rực rỡ chỉ đẹp khi nó gắn bó hài hoà, tự nhiên với lá cây xanh rợp. Xén hết lá, bông hoa trơ trụi, vẻ đẹp không còn. + Anh nhà giàu không hiểu điều đó, nên đã tự mình hủy hoại vẻ đẹp của cây hoa mẫu đơn. + Câu chuyện nói về mối quan hệ gắn bó giữa hoa và lá gợi suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự có ý nghĩa tốt đẹp khi họ sống hòa mình vào cộng đồng, hoà đồng nhưng không hoà tan . - Bàn bạc, mở rộng: + Cái đẹp bao giờ cũng là sự sống hài hoà gắn bó tự nhiên mật thiết giữa bộ phận và toàn thể, cá nhân và cộng đồng trong tương quan đa chiều phức tạpKhông hiểu điều này sẽ dẫn đến những sai lầm, hồ đồ, huỷ hoại cái đẹp, huỷ hoại sự sống. + Cái đẹp là sự tổng hoà các yếu tố bộ phận và toàn thể, chúng có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi một yếu tố bộ phận có những chức năng riêng, có những đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp khác nhau, soi chiếu, lan toả trong nhau, vì nhau. Để vun trồng, giữ gìn và cảm nhận được cái đẹp một cách đầy đủ phải thấu triệt điều ấy. Phải có hiểu biết sâu sắc, tinh tế, cái nhìn toàn diện về cuộc sống, tránh cách ứng xử đơn giản, một chiều, thô bạolàm tổn thương, mất đi cái đẹp , tinh chất của sự sống. + Trước một sự vật hiện tượng trong đời sống cần phải khách quan công bằng tỉnh táo, nhìn nhận một cách toàn diện. Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến đúng đắn của người khác nhưng cũng phải có chính kiến, quan điểm, lập trường của mình, tránh sự hồ đồ chạy theo đông, tránh bảo thủ mê muội, cố chấp. - Bài học thiết thực và chân thành của người viết. 3.Thang điểm: 1 Điểm 8: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ. Điểm 6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi. Điểm 4: Đáp ứng khoảng một nửa yêu câu trên, còn mắc khá nhiều lỗi. Điểm 2: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi. Điểm 0: Lạc đề. Câu 2 (12,0 điểm). 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, kiến thức phong phú, chính xác, diễn đạt mạch lạc, viết có cảm xúc, không mắc lỗi các loại. 2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày bằng những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Giải thích nhận định: - Nhận định chỉ ra những thành công cơ bản, quan trọng nhất của Vợ nhặt về nội dung và nghệ thuật với tư cách là một truyện ngắn hiện đại thuộc giai đoạn văn học 1945 - 1975 (nội dung nhân đạo, tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí khá tinh tế, dựng đối thoại sinh động. - Nội dung nhân đạo của Vợ nhặt thuộc phạm trù chủ nghĩa nhân đạo cách mạng của kiểu tác giả nhà văn – chiến sỹ: tố cáo tội ác của phát xít Nhật, thực dân Pháp và bọn tay sai đã đẩy nhân dân ta từ Quảng Trị ra miền Bắc vào thảm hoạ diệt chủng (nạn đói năm Ất Dậu 1945); đồng thời thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tình thương, phẩm giá, khát khao hạnh phúc, hướng về ánh sáng, sự sống của những người lao động nghèo khổ đã giúp họ vượt qua nạn đói, chiến thắng cái chết. - Nội dung nhân đạo được thể hiện qua nghệ thuật: + Tình huống truyện: một biến cố của đời sống được nhà văn lạ hoá để kí thác, gửi gắm ý đồ nghệ thuật tấc lòng của mình tới độc giả. Với nhà văn sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo là sự đảm bảo quan trọng cho thành công của một truyện ngắn. Với người đọc nắm được tình huống truyện là có được một trong những chiếc chìa khoá quan trọng bậc nhất để mở vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. + Nhân vật, lời kể, cách kể, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại hấp dẫn, sinh động b. Phân tích truyện ngắn Vợ nhặt (chú ý phân tích theo nguyên tắc từ những yếu tố nghệ thuật làm toát lên nội dung). 2 - Tình huống truyện trong Vợ nhặt: Tràng nhặt được vợ. Tình huống có thể coi là một cuộc kì duyên.Tràng lấy vợ khi cả xã hội đang rơi vào thảm hoạ chết đói. Một đám cưới thiếu tất cả những nghi thức tối thiểu nhất, nhưng vẫn cứ là đám cưới bởi có tình thương, sự cưu mang của Tràng với cô vợ nhặt. Tình huống truyện còn có thể coi là một đám cưới nhỏ giữa một đám ma lớn; hoàn cảnh sống muốn bèo bọt hư vô hoá con người, nhưng con người vẫn can đảm vươn lên giữ vững tư cách người, còn có thể coi tình huống này là sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, nó là một bài ca về sự sống không bao giờ chán nản, sự sống luôn mạnh hơn cái chết. Một tình huống thật như bịa vừa buồn vừa vui vừa buồncười - Tình huống truyện đã làm nổi rõ tư cách người của anh cu Tràng (nhà nghèo, ngụ cư, mồ côi, người thô kệchnhưng giàu tình thương, lòng trắc ẩn, biết nâng niu trân trọng hạnh phúc của vợ, của mình) - Tình huống cho thấy cô vợ nhặt vốn là một cô gái tử tế, chăm chỉ giàu lòng tự trọng chỉ vì sắp chết đói mà trở nên trơ tráo, chao chát trỏng lỏn mất cả nữ tính nhưng đó chỉ là hoàn cảnh xô đẩy. Khi đã thoát chết thì tư cách người, bản tính của một phụ nữ lao động, một người vợ, người con dâu hiền thảo lại trở về. - Tình huống còn cho thấy bà cụ Tứ, một người mẹ lao động nghèo nhân hậu, ngạc nhiên khi con nhặt được vợ và khi đã hiểu ra cơ sự thì buồn, vui, tủi, thương con, thương dâu và động viên các con tin vào tương lai tốt đẹp của cuộc sống. - Nghệ thuật trần thuật khá sinh động, hấp dẫn: ngôn ngữ người kể truyện, ngôn ngữ nhân vật (đối thoại, độc thoại) tự nhiên phù hợp với tâm lí nhân vật, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người lao động nghèo Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, tài tình (diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ khi đón nhận nàng dâu mới, diễn biến tâm lí của người dân xóm ngụ cư) c. Đánh giá, khẳng định: - Truyện ngắn Vợ nhặt là một tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc bởi là kết quả của những quan sát, trải nghiệm đời sống, tình thương yêu, niềm tin ở con nguời và tài năng của chính nhà văn. 3. Thang điểm: - Điểm 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể. - Điểm 8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện. - Điểm 6: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc lỗi các loại. - Điểm 4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi. - Điểm 2: Bài viết quá sơ sài, có nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. Lưu ý: Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25. ------------------------HẾT------------------------ 3 SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi 08/10/2014 (Thời gian 180 phút không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 02 câu, trong 01 trang. Câu 1 (8,0 điểm): Suy nghĩ của anh (chị) về câu ca dao: Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn Câu 2 (12,0 điểm): Cá tính sáng tạo được giải phóng, hàng loạt tiếng thơ trẻ trung và tài năng ra đời với màu sắc, giọng điệu khác nhau. (Ngữ văn 11, tập 1, trang 68, NXB Giáo dục, năm 2002) Bình luận và làm rõ nhận định trên qua việc phân tích ba bài thơ của ba tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ mới (1932- 1945). HẾT Họ và tên thí sinh: ....................................................... Số báo danh: ................................ Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1: ........................................................................................... Giám thị 2: ........................................................................................... SỞ GD&ĐT NINH BÌNH HDC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi 08/10/2014 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu 1 (8.0 điểm): 1.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng theo yêu cầu của đề bài. Bài viết có kết cấu bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi. 2.Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo các ý chính sau: - Giải thích nội dung ý nghĩa câu ca dao: Những gì thuộc về mình, gần gũi, quen thuộc với mình đều tốt, đều đúng, đều đáng tin cậy và có giá trị; những gì xa lạ với mình, những gì của người đều không tốt, không có giá trị, không đáng tin cậy. - Bình luận: + Câu ca dao thể hiện tâm lí tiểu nông của người xưa kì thị, dị ứng, coi thường những gì xa lạ, cảnh giác thái quá trước cái mới, xuất phát từ tâm lí khép kín, “đóng cửa” một cách cực đoan của nếp suy nghĩ, ứng xử tiểu nông, tiểu kỷ con đẻ của mặt trái của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước cổ truyền lạc hậu. + Thái độ đúng đắn khoa học thấu cận nhân tình là phải thấy được cái hay, cái dở của mình và của người. Cái hay của mình thì gìn giữ phát huy, cái dở thì khắc phục. Thận trọng bình tĩnh đón nhận cái mới tốt đẹp tích cực, tiến bộ của người khi nó phù hợp với mình, với xu thế tiến bộ của văn hóa văn minh, ngăn chặn, không tiếp thu cái dở của người. + Đây là bài học không chỉ cho mỗi cá nhân mà cho tất cả các cộng đồng lớn nhỏ trên thế giới trong thời đại nối mạng, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hòa nhập mà không hòa tan, để mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, quốc gia không đánh mất đi bản sắc văn hóa của mình, độc đáo trong sự đa dạng, phong phú. 3. Thang điểm: Điểm 8: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ. Điểm 6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi. Điểm 4: Đáp ứng khoảng một nửa yêu câu trên, còn mắc khá nhiều lỗi. Điểm 2: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi. Điểm 0: Lạc đề. Câu 2 (12.0 điểm): 1.Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề. 1 - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, kiến thức phong phú, chính xác, diễn đạt mạch lạc, viết có cảm xúc, không mắc lỗi các loại. 2.Yêu cầu về kiến thức: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản cần đảm bảo những ý sau: a. Giải thích nhận định: - Cá tính sáng tạo của nhà văn là những nét riêng biệt độc đáo qui định thế giới tinh thần và làm nên bản sắc riêng trong thế giới nghệ thuật của nhà văn đó. - Cá tính sáng tạo là hạt nhân quyết định sự phát triển của văn học. Đó cũng là nguyên nhân tạo nên một thời đại trong thi ca Việt Nam mà đỉnh cao là phong trào thơ mới lãng mạn 1932 – 1945. b. Bình luận: - Đây là một nhận định đúng. Nó chỉ ra nguyên nhân cơ bản, quan trọng của cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam khi có sự thức tỉnh mạnh mẽ của cái tôi cá nhân, cá thể do cuộc giao lưu văn hóa ngoài ý muốn của lịch sử. - Kết quả của sự bừng tỉnh này là hàng loạt các tài năng thơ với phong cách độc đáo, với các thi phẩm giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật ra đời và có địa vị vững chắc trong lịch sử văn học dân tộc, có đóng góp vào kho tàng văn học thế giới. c. Phân tích chứng minh: - Chưa bao giờ trong lịch sử văn học dân tộc lại xuất hiện cùng một lúc hồn thơ hùng tráng như Huy Thông, rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lưu, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, chân quê như Nguyễn Bính, ảo não như Huy Cận, kì dị như Chế Lan Viên, thiết tha rao rực băn khoăn như Xuân Diệu - Có thể lựa chọn và phân tích bất kì tác giả thơ mới nào và mỗi tác giả chọn phân tích một thi phẩm tiêu biểu, miễn là sự lựa chọn và phân tích hợp lí và đảm bảo các yêu cầu sau: + Về tác giả phải chỉ ra được nét độc đáo trong cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, nét độc đáo trong thế giới nghệ thuật của nhà thơ đó (cũng có thể trình bày bằng góc nhìn tư tưởng, không gian, thời gian nghệ thuật, giọng điệuhay nói như một nhà thơ đó là vân chữ của nhà văn) + Về tác phẩm phải chỉ ra được nét độc đáo của thi phẩm dựa trên đặc trưng về thể loại (cảm hứng, tứ thơ, cái tôi trữ tình, sự vận động của hình tượng thơ, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu). 3. Thang điểm: - Điểm 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể. - Điểm 8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện. - Điểm 6: Đáp ứng khoảng nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc lỗi các loại. - Điểm 4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại. - Điểm 2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. Lưu ý: Có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm. 2 .HẾT
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_20.doc