Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Sinh học - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án)

a) Adrenalin là hoocmon do tủy tuyến thượng thận tiết ra, đổ vào máu, tác dụng lên các cơ quan đích khác nhau trong cơ thể. Với tế bào gan và cơ, nó làm tăng tốc độ phân giải glicogen thành glucôzơ. Nó làm giãn mạch máu cung cấp cho cơ nhưng cũng đồng thời co mạch máu đến các cơ quan tiêu hóa, Giải thích cơ chế nào dẫn đến các đáp ứng khác nhau của các tế bào khác nhau với cùng tín hiệu là adrenalin?

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Sinh học - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT 
Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC- Bài thi thứ hai (ngày thi 08/10/2014)
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 12 câu, trong 02 trang)
Câu 1 (1,5 điểm): 
a) Ở những con bò sau khi kháng bệnh bằng penicilin mà vắt sữa ngay thì trong sữa còn tồn dư kháng sinh. Loại sữa này có thể dùng làm sữa chua được không, vì sao?
b) Trong quá trình chế biến nước mắm từ cá, người ta không loại bỏ ruột cá khi ủ cá và phải đậy kín trong thời gian dài. Với kiến thức sinh học, em hãy giải thích hiện tượng trên.
c) Ở người “không dung nạp lactôzơ” do thiếu lactaza - một enzim phân hủy lactôzơ trong sữa. Kết quả, đôi khi họ bị chuột rút hoặc tiêu chảy sau khi uống sữa. Người này ăn sữa chua có thể chữa khỏi hiện tượng trên không, giải thích.
Câu 2 (1,0 điểm): 
a) Hai virut cúm cùng loại, cùng lây nhiễm vào một tế bào chủ và kết quả xuất hiện một loại virut mới, hãy nêu 2 nguyên nhân để giải thích hiện tượng này?
b) Vì sao vi khuẩn có cấu trúc đơn giản nhưng lại có tốc độ sinh trưởng và sinh sản rất nhanh?
Câu 3 (1,0 điểm): 
a) Nêu các chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào.
b) Cho các tế bào sau ở người: đại thực bào, tế bào tuyến sinh dục, tế bào β - đảo tụy (tế bào nội tiết tuyến tụy). Mỗi tế bào đều có một loại màng nội bào rất phát triển. Cho biết tên gọi và chức năng của loại màng nội bào đó ở mỗi tế bào?
Câu 4 (1,0 điểm): 
a) Adrenalin là hoocmon do tủy tuyến thượng thận tiết ra, đổ vào máu, tác dụng lên các cơ quan đích khác nhau trong cơ thể. Với tế bào gan và cơ, nó làm tăng tốc độ phân giải glicogen thành glucôzơ. Nó làm giãn mạch máu cung cấp cho cơ nhưng cũng đồng thời co mạch máu đến các cơ quan tiêu hóa,Giải thích cơ chế nào dẫn đến các đáp ứng khác nhau của các tế bào khác nhau với cùng tín hiệu là adrenalin?
b) Tại sao ti thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng nhưng chúng lại không có khả năng tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở môi trường ngoại bào? 
Câu 5 (1,5 điểm): 
a) Cho một chậu cây, một máy đo cường độ quang hợp, một dung dịch chất ức chế quang hợp. Có hai nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm để chứng minh vai trò chất ức chế quang hợp.
- Nhóm 1: Cho chất ức chế quang hợp vào chất dinh dưỡng rồi tưới trực tiếp vào rễ cây, sau đó đo cường độ quang hợp.
- Nhóm 2: Phun chất ức chế quang hợp lên bề mặt lá, sau đó đo cường độ quang hợp.
 Hãy cho biết nhóm nào đã thành công, tại sao?
b) Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng nitơ trong đất, điều đó đúng hay sai, giải thích.
Câu 6 (2,0 điểm): 
a) Ở cây có các con đường mất nước nào?
b) Nêu cơ sở sinh lí của sự tạo quả không hạt. Vì sao quả bị côn trùng phá hoại lại mau chín?
c) Có thể coi hạt phấn là giao tử đực không, vì sao? Trong thụ phấn có rất nhiều hạt phấn tham gia, ý nghĩa điều này trong tự nhiên và trong sản xuất?
Câu 7 (2,0 điểm): 
a) Để cấp cứu người bị ngất do ngạt thở người ta không dùng khí ôxi nguyên chất mà lại dùng hỗn hợp khí (5% CO2 và 95% O2), giải thích.
b) Trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà lại không có máu cùng nhóm, khi đó bắt buộc phải truyền máu khác nhóm thì phải tuân theo nguyên tắc gì? Để khắc phục tình trạng truyền máu khi nguồn cung cấp máu có hạn, người ta thay việc truyền máu toàn phần bằng cách nào, giải thích.
Câu 8 (2,5 điểm): 
a) Một tế bào thần kinh có điện thế nghỉ là -70mV. Có hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Tế bào thần kinh tăng tính thấm đối với Ca2+ (biết rằng nồng độ Ca2+ở dịch ngoại bào cao hơn dịch nội bào).
- Trường hợp 2: Bơm Na-K của nơron hoạt động yếu đi (do rối loạn chuyển hóa).
Điện thế nghỉ sẽ giữ nguyên hay thay đổi trong mỗi trường hợp, giải thích. 
b) Một phụ nữ bị rối loạn chức năng vỏ tuyến trên thận, dẫn đến tăng đáng kể hoocmôn sinh dục nam trong máu. Chu kì kinh nguyệt của bệnh nhân đó có điều gì bất thường không, giải thích. 
c) Chất RU486 phong bế thụ thể của progesteron, nếu đưa chất RU486 vào cơ thể phụ nữ ngay sau khi hợp tử làm tổ ở tử cung thì có ảnh hưởng đến phát triển của phôi không, giải thích. Nếu đưa kháng thể chống lại HCG vào tháng đầu mang thai ở phụ nữ thì gây ra hậu quả gì, tại sao?
Câu 9 (1,5 điểm):
a) Xét 2 phân tử với cấu trúc đa phân: 1 chuỗi polynucleotit và 1 chuỗi polypeptit. Nếu số lượng đơn phân trong mỗi chuỗi là như nhau thì số kiểu chuỗi theo lý thuyết khác nhau về thành phần, trình tự sắp xếp các đơn phân có thể có là bao nhiêu? Từ đó rút ra nhận xét gì?
b) Mai và Lan tranh luận nhau: Mai cho rằng 2 trẻ sinh đôi cùng trứng nam giống nhau hơn 2 trẻ sinh đôi cùng trứng nữ; Lan lại khẳng định 2 trẻ sinh đôi cùng trứng nữ giống nhau hơn 2 trẻ sinh đôi cùng trứng nam. Bằng kiến thức sinh học em hãy cho biết ý kiến của mình và giải thích.
Câu 10 (2,0 điểm):
a) Người ta tiến hành phép lai ở một loài động vật: P: ♀ Mắt đỏ x ♂ Mắt trắng, thế hệ F1 và F2 đều thu được 100% cá thể mắt đỏ. Kết quả trên có thể giải thích theo các quy luật di truyền nào? Bằng cách nào có thể khẳng định được sự di truyền của tính trạng tuân theo quy luật di truyền đó?
b) Quá trình chuyển hóa trong tế bào ở một sinh vật lưỡng bội có các thành phần như sau: gen G1 mã hóa enzym E1 chuyển hóa cơ chất A thành sản phẩm B, alen đột biến g1 tạo enzym e1 bị hỏng nên hoạt tính chỉ còn 46% so với E1. Gen G2 mã hóa enzym E2 chuyển hóa sản phẩm trung gian B thành sản phẩm C, alen đột biến g2 mã hóa enzym e2 bị hỏng nên hoạt tính chỉ còn 36% so với E2. Nếu thế hệ xuất phát có kiểu gen G1G1g2g2 và g1g1G2G2 thì tỷ lệ % các cá thể con ở đời F2 có nồng độ chất trung gian B cao nhất là bao nhiêu? Biết hai gen quy định tổng hợp hai enzym phân li độc lập và sự hoạt hóa của các alen trội, lặn là như nhau.
Câu 11 (2,0 điểm): 
a) Xét một quần thể động vật ngẫu phối trong tự nhiên, thế hệ thứ nhất ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số các alen q(a)=0,4; p(A)=0,6. Thế hệ thứ tư của quần thể này có cấu trúc 0,57AA:0,06Aa :0,37aa. Hãy giải thích điều đã xảy ra với quần thể trên và nguyên nhân dẫn đến điều đó? Nếu quá trình này tiếp tục diễn ra qua rất nhiều thế hệ thì kết quả quần thể trên sẽ thế nào?
b) Vì sao đa số các quần thể sinh vật trong tự nhiên luôn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên nhưng nguồn biến dị di truyền của quần thể vẫn rất đa dạng mà không cạn kiệt?
Câu 12 (2,0 điểm):
a) Diễn thế nguyên sinh có quan hệ như thế nào với ổ sinh thái và chu kì sống của sinh vật?
b) Người ta thống kê được ở Kenia sản lượng thịt trung bình của đại gia súc có sừng trên 1km2 đồng cỏ là 28 tạ/năm, trong khi đó trên savan tự nhiên của Tanzania sản lượng thịt trung bình của thú có guốc hoang dã trên cùng đơn vị diện tích và đơn vị thời gian đạt tới 65 đến 120 tạ/năm. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên.
-------HẾT-------
Họ và tên thí sinh :................................................................................................. Số báo danh .............................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:...............................................................................
 Giám thị 2:...............................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2.doc
  • docHDC VONG 2(14-15).doc