Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1 (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận ngắn, trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em tâm đắc nhất từ ngữ liệu trong phần đọc hiểu trên.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018-2019
Môn: Ngữ văn
Ngày thi: 13/3/2019
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 06 câu trong 02 trang 
Phần I: Đọc hiểu (6,0 điểm)
	 Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi 
Những người mẹ cả đời gồng mình giữa núi rác nuôi con học Y dược, Kiến trúc
Những ngày đầu tháng 3 năm 2019, giữa cái nắng “cháy da cháy thịt” của dải đất miền Trung, chúng tôi có mặt tại bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) để tận mắt chứng kiến những người phụ nữ với vóc dáng nhỏ bé, chạy tới chạy lui, hì hục đào bới khắp nơi, để chỉ mong nhặt nhạnh được thứ gì đó bán được.
Trong cuộc sống thường ngày, rác được cho là dơ bẩn, hôi thối và là những thứ bỏ đi. Thế nhưng đối với những người làm nghề bới rác tại bãi rác Khánh Sơn thì rác là nguồn thu nhập để nuôi sống gia đình, rác là học phí của các con và thậm chí rác là mạng sống. Đặc biệt, đối với những người mẹ làm nghề bới rác trang trải học phí cho các con thì rác là cả một giấc mơ về tương lai tươi sáng của các con.
Giữa trưa, dưới cái nắng gần 30 độ, với đôi gánh trên vai, người phụ nữ với thân hình gầy guộc chậm chậm bước về phía bãi tập kết phế liệu: kéo khẩu trang, quệt tay ngang mắt lau mồ hôi, tranh thủ tháo đôi bao tay, ghé mua bịch nước mía uống vội chờ xe rác vào bãi. Tiếp chuyện chúng tôi bà Phan Thị Thương (52 tuổi), bà Thương bắt đầu công việc đào bới tại bãi rác lúc 4 giờ sáng và kết thúc lúc 19 giờ. “Tôi cũng như những người khác làm nghề bới rác ở đây chủ yếu là đào tìm bao nilông, nhựa, chai lọ, sắt vụn nói chung tất cả thứ gì có thể bán được; gần 30 năm làm nghề, nay mũi họng không hít được mùi nữa rồi. Mà không phải mình tôi, ai ở đây cũng vậy”- bà Thương cười tâm sự. Bãi rác này là nơi kiếm kế sinh nhai của hơn 300 người, hằng ngày bất kể ban ngày hay ban đêm, đều có sẵn nhiều người chờ những chuyến xe rác từ khắp nơi đổ về. Họ chờ để lao vào đào bới, tìm các loại phế liệu lẫn lộn rác thải để mưu sinh, trong đó hầu hết là phụ nữ
Vì cuộc sống, những người phụ nữ hi sinh từng ngày, từng giờ, dốc hết sức kiếm tiền trong bầu không khí ô nhiễm. Mùi đặc trưng của bãi rác đã ngấm sâu vào da thịt của họ, đeo đẳng theo chân từng người về nhà. Dẫu biết khi mưu sinh ở bãi rác, bệnh tật sẽ đeo bám họ nhưng vì tương lai con cái, những người mẹ này đã phải chấp nhận sống, chết cùng rác./.
(Theo https://thanhnien.vn/doi-song/nhung-nguoi-me-ca-doi-gong-minh-giua-nui-rac-nuoi-con-hoc-y-duoc-kien-truc-08/3/2019)
Câu 1: Vì sao tác giả lại khẳng định: “rác là học phí”; “rác là mạng sống”; “rác là cả một giấc mơ về tương lai tươi sáng”?
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu văn: “Mùi đặc trưng của bãi rác đã ngấm sâu vào da thịt của họ, đeo đẳng theo chân từng người về nhà.”
Câu 3: Em hãy đặt nhan đề khác cho văn bản trên. 
Câu 4: “Dẫu biết khi mưu sinh ở bãi rác, bệnh tật sẽ đeo bám họ”, nhưng theo em, để thắp sáng ước mơ cho con, người mẹ có nên đánh đổi sức khỏe của mình như vậy không? Vì sao?
Phần II: Tạo lập văn bản (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm) 
Viết bài văn nghị luận ngắn, trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em tâm đắc nhất từ ngữ liệu trong phần đọc hiểu trên.
Câu 2 (10,0 điểm)
	Giá trị của chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong việc thể hiện vẻ đẹp con người qua các đoạn văn bản sau:
“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
(Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”,
Phạm Tiến Duật, SGK Ngữ văn 9, tr131)
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, 
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, 
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới, 
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
(Trích “Đoàn thuyền đánh cá”, 
Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tr140)
...HẾT...
Họ và tên thí sinh :......................................................Số báo danh ..........................................
Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi 1:..........................Cán bộ coi thi 2:.....................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI 
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018-2019
Môn: Ngữ văn - Ngày thi 13/3/2019 
 (Hướng dẫn chấm gồm 06 câu, 04 trang)
Phần
Câu
Nội dung hướng dẫn
Điểm
 Các câu hỏi trong đề thi ra theo hướng mở, thí sinh được quyền trả lời theo ý hiểu của bản thân nhưng cần đảm bảo sức thuyết phục. Giám khảo tham khảo các gợi ý sau để đánh giá, cho điểm.
I
1
(1,5 điểm)
 Tiền kiếm được từ việc nhặt rác có thể trang trải chi phí cuộc sống cho bản thân và cả gia đình, đặc biệt đóng tiền học phí, nuôi các con ăn học; 
 Tiền nhặt rác giúp con người hiện thực hóa được những khát vọng: học hành, có công ăn việc làm, thoát khỏi cảnh nghèo
→ Đồng tiền của mồ hôi, xương máu, có giá trị lớn lao
0,5
0,5
0,5
2
(1,5điểm)
- Biện pháp tu từ: 
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: 
+ Từ khứu giác (mùi đặc trưng của bãi rác) chuyển đổi thành cảm giác, xúc giác (ngấm sâu vào da thịt, đeo đẳng theo chân họ)
- Hiệu quả: 
+ Làm tăng sức gợi hình, biểu cảm;
+ Nhấn mạnh nỗi cơ cực, nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh.
0,25
0,5
0,25
0,5
3
(1,0 điểm)
* Nhan đề ngắn gọn, hàm súc, khái quát ý toàn văn bản, có tính hình tượng, biểu cảm cao.
- Một số nhan đề gợi ý:
+ Rác - hành trình nuôi dưỡng ước mơ;
+ Sự hy sinh thầm lặng!
+ Những tấm lòng cao cả!
+ Nhọc nhằn công cuộc mưu sinh...
* Lưu ý:
- Nhan đề ngắn, khái quát ý toàn văn bản nhưng tính hình tượng, biểu cảm ít cho 0,75 điểm.
- Nhan đề ngắn nhưng không khái quát ý toàn văn bản, hoặc nhan đề quá dài (trên 20 từ) cho 0,25 điểm.
1,0
4
(2,0 điểm)
 Học sinh có thể lựa chọn câu trả lời có hoặc không, nhưng cần có sự lý giải hợp lý, thuyết phục:
* Nếu đồng tình:
- Nhặt rác để kiếm tiền nuôi con ăn học, làm thay đổi cuộc sống cho con → đó là tấm lòng, là mục đích sống của người mẹ, thể hiện tình yêu thương, đức hy sinh cao cả lặng thầm của người mẹ. 
- Nhặt rác (thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại) phát sinh nhiều bệnh tật, trở thành gánh nặng cho gia đình, con cái. Vì vậy, người mẹ cần có biện pháp bảo hộ lao động nghiêm ngặt, chăm lo sức khỏe bản thân.
- Những người con cần hiểu về hoàn cảnh gia đình mình để sống có trách nhiệm, có tình yêu thương.
0,5
1,0
0,5
* Nếu không đồng tình:
- Nhặt rác (thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại) phát sinh nhiều bệnh tật trở thành gánh nặng cho gia đình, con cái, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
- Người mẹ có thể lựa chọn một công việc khác phù hợp với hoàn cảnh bản thân để mưu sinh và lo cho tương lai của con.
- Những người con, cần hiểu về hoàn cảnh gia đình mình để sống có trách nhiệm, có tình yêu thương.
1,0
0,5
0,5
II
1
(4,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội đúng và trúng theo yêu cầu của đề bài. 
- Bài văn có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận, không mắc các loại lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a) Giới thiệu vấn đề nghị luận: Xác định được bài học rút ra từ câu chuyện mà bản thân tâm đắc nhất.
0,25
b) Giải quyết vấn đề nghị luận
3,5
* Những bài học cuộc sống học sinh có thể rút ra:
- Trân trọng tấm lòng yêu thương, đức hi sinh lớn lao cao cả của mẹ.
- Đồng cảm, thấu hiểu nỗi nhọc nhằn cơ cực trong cuộc sống của đấng sinh thành.
- Thành công nào cũng đong đầy những giọt mồ hôi và nước mắt.
- Biết trân trọng những gì mình đang có, đồng cảm với nỗi vất vả của những con người trong xã hội.
- Mỗi nghề nghiệp đều có những giá trị riêng, nếu làm việc hết mình với mục đích cao đẹp thì đều đáng tự hào, trân trọng.
...
* Yêu cầu cụ thể: Trình bày suy nghĩ của cá nhân về bài học
- Giải thích khái niệm (nếu có)
- Vai trò, ý nghĩa của vấn đề đối với cuộc đời mỗi con người.
- Dẫn chứng (chứng minh bằng lí lẽ và thực tế đời sống).
- Bàn luận, mở rộng vấn đề (đưa ra được mặt trái với vấn đề nghị luận)
- Liên hệ bản thân (nhận thức sống → hành động sống)
 0,5
1,5
0,5
0,5
0,5
c) Kết thúc vấn đề nghị luận: Khát quát, nâng cao vấn đề
0,25
2
(10,0điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm một bài nghị luận văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề bài. 
- Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn phong lưu loát, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục, văn viết có cảm xúc, biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận, không mắc các loại lỗi.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận:
- Giới thiệu khái quát về tác giả - tác phẩm
- Nêu vấn đề nghị luận
0,25
2. Giải quyết vấn đề nghị luận
9,5
a. Giải thích 
1,0
- Chi tiết: là tiểu tiết của tác phẩm
- Chi tiết nghệ thuật tiêu biểu là tiểu tiết mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng, là điểm sáng nghệ thuật góp phần làm nên giá trị của tác phẩm.
0,5
0,5
b. Phân tích, chứng minh
6,0
* Các đoạn thơ trong văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: Phạm Tiến Duật sáng tạo những chi tiết nghệ thuật độc đáo để khắc họa vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trên tuyến lửa Trường Sơn:
- Tinh thần dũng cảm kiên cường, thái độ coi thường gian khổ, hiểm nguy: không có kính, ừ thì có bụi/Không có kính, ừ thì ướt áo
→ Ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ cùng phép điệp ngữ thể hiện thái độ bất chấp khó khăn, chấp nhận sự thật hiển nhiên một cách tự nguyện, sẵn sàng.
0,25
0,75
- Tinh thần lạc quan, trẻ trung ngang tàng ngạo nghễ: 
phì phèo châm điếu thuốc/Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
→ Phong thái bình thản trước mưa bom, bão đạn;
→ Đối mặt với khó khăn, với tử thần người lính vẫn cất tiếng cười sảng khoái (tiếng hát át tiếng bom) thể hiện chất lính ngang tàng, ngạo nghễ.
0,25
 0,25
0,5
- Lí tưởng sống và chiến đấu cao đẹp: Không có kính/không có đèn/không có mui xe>< Xe vẫn chạy, chỉ cần có một trái tim
→ Hình ảnh hoán dụ đẹp, nghệ thuật đối lập, tương phản giữa cái không (cơ sở vật chất, trang thiết bị) và cái có (lòng nhiệt huyết cách mạng, trái tim yêu thương rực lửa anh hùng). 
→ Niềm tin tất thắng trở thành sức mạnh nội lực để chiến đấu và chiến thắng quân thù.
0,25
0,5
0,25
- Nghệ thuật: Bút pháp tả thực, ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, điệp ngữ, liệt kê, tương phản đối lập, hoán dụ, giọng thơ mạnh mẽ, hào sảng...
* Các đoạn thơ trong văn bản “Đoàn thuyền đánh cá”: Huy Cận đã xây dựng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc góp phần thể hiện vẻ đẹp của con người lao động mới xã hội chủ nghĩa. 
- Tinh thần lao động hào hứng, hăng say, lòng lạc quan, niềm tin yêu cuộc sống: lái gió với buồm trăng/lướt giữa mây cao với biển bằng/Câu hát căng buồm với gió khơi
 → Chi tiết thơ bay bổng, lãng mạn giàu ý nghĩa tượng trưng gợi nét đẹp tâm hồn phóng khoáng ngập tràn niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống. Công việc lao động vốn vất vả, cực nhọc trở thành cuộc du ngoạn trên biển trời quê hương.
0,25
0,75
- Khỏe khoắn mạnh mẽ, giàu kinh nghiệm, tinh thần quả cảm: Dò bụng biển/dàn đan thế trận/kéo xoăn tay chùm cá nặng
→ Khắc họa tư thế làm chủ biển khơi, làm chủ cuộc sống bằng kinh nghiệm, trí tuệ, bản lĩnh.
→ Chi tiết đặc tả “kéo xoăn tay chùm cá nặng” gợi vẻ đẹp vạm vỡ, khỏe khoắn mang sức mạnh nội lực.
0,25
0,5
0,25
- Ý thức sống trách nhiệm, nhiệt huyết cống hiến dựng xây đất nước: kéo lưới kịp trời sáng/Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”
→ Không khí lao động khẩn trương, con người đang căng sức chạy đua cùng thiên nhiên, chạy đua với thời gian để lao động cống hiến dựng xây đất nước. 
0,25
0,75
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu tính tạo hình, biểu cảm, bút pháp miêu tả lãng mạn, giọng điệu sôi nổi, hào hứng...
c. Đánh giá, khái quát nâng cao
2,0
- Phạm Tiến Duật phác họa vẻ đẹp người lính bằng bút pháp tả thực; sáng tạo chi tiết hình ảnh thơ chân thực, độc đáo; ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ; giọng thơ hào sảng, sôi nổi như khúc hùng ca, phù hợp với việc thể hiện vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ.
- Huy Cận khắc họa vẻ đẹp con người lao động mới, bằng bút pháp khoa trương lãng mạn; sáng tạo chi tiết hình ảnh thơ đẹp tráng lệ; âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi như một khúc tráng ca phù hợp trong việc thể hiện vẻ đẹp con người lao động mới xã hội chủ nghĩa. 
- Viết về con người ở hai “mặt trận” khác nhau, hoàn cảnh khác nhau nhưng bằng cảm hứng ngợi ca và thái độ trân trọng, hai nhà thơ đều tập trung khắc họa vẻ đẹp con người ở hai lĩnh vực lao động và chiến đấu. Họ là hình ảnh tiêu biểu cho một thế hệ anh hùng của một thời đại anh hùng.
 - Khẳng định một chân lí lớn lao: Cội nguồn sức mạnh để làm nên chiến thắng, chính là phẩm chất anh hùng, tinh thần quả cảm, ý thức trách, nhiệm lòng nhiệt thành với Tổ quốc. 
0,5
0,5
0,5
0,5
d. Liên hệ mở rộng
 Vẻ đẹp của con người trong lao động và chiến đấu có sức ảnh hưởng và lan tỏa lớn, giúp chúng ta thêm yêu mến, trân trọng, tự hào về đất nước con người Việt Nam, từ đó biết sống đẹp, sống có ý nghĩa.
0,5
3. Kết thúc vấn đề nghị luận:: Khát quát, nâng cao vấn đề 
0,25
Lưu ý: 
* Điểm phần II: 
Câu 1: Học sinh viết chung chung, diễn đạt lủng củng, ý không rõ ràng, cho điểm: 1,0/4,0 điểm
Câu 2: - Nếu học sinh giải thích và phân tích lần lượt chung chung dàn trải các ý trong hai đoạn thơ, không phân chia luận điểm và không có lý luận rõ ràng, cho điểm: 5,0/10 điểm
- Trong phần phân tích, chứng minh nếu học sinh chỉ phân tích thuần túy nội dung mà không chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật trừ 1,0/6,0 điểm.
* Điểm toàn bài: Giám khảo linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm. Cho điểm lẻ đến 0,25. Thưởng 0,5 điểm cho bài làm có tính sáng tạo nếu điểm toàn bài chưa đạt điểm tối đa./.
------Hết------ 

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_mon_ngu_van_nam_hoc_201.doc