Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 (Đề dự bị) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 4 ( 2 điểm)
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. Bằng sự hiểu biết của mình, hãy làm rõ :
a . Vì sao nước Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai?
b. Nêu dẫn chứng của sự giàu mạnh đó.
c . Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai?
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ DỰ BỊ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 05 câu, 01 trang) Ngày thi 11 tháng 01 năm 2016 Câu 1 ( 2 điểm) Trình bày quá trình hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917 và cho biết những hoạt động đó nhằm mục đích gì? Câu 2 ( 2 điểm) Trình bày chính sách khai thác về kinh tế của Thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? Tác động của những chính sách đó đối với kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX? Câu 3 ( 2 điểm) Trải qua cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, các dân tộc châu Á đã giành lại độc lập và ngày nay đang ra sức xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội đạt nhiều thành tựu to lớn. Từ sự phát triển nhanh chóng đó, nhiều người dự đoán rằng “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của người châu Á”. Bằng những kiến thức lịch sử đã học em hãy làm rõ dự đoán trên. Câu 4 ( 2 điểm) Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. Bằng sự hiểu biết của mình, hãy làm rõ : a . Vì sao nước Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai? b. Nêu dẫn chứng của sự giàu mạnh đó. c . Vì sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai? Câu 5 ( 2 điểm) a. Trình bày ý nghĩa của cuộc Cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. b. Liên hệ những tác động tích cực, tiêu cực của cuộc Cách mạng khoa học- kĩ thuật đến địa phương em đang sống và đề xuất một số giải pháp khắc phục tác động tiêu cực đó. ------------- Hết------------- SBD: ........................ Họ và tên thí sinh: ...................................................... Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ...................................................... PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ DỰ BỊ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN THI: LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 04 trang) Ngày thi 11 tháng 01 năm 2016 Câu Ý Nội dung Điểm TP Tổng điểm 1 * Hoàn cảnh: - Nguyễn Tất Thành tên thật là Nguyễn Sinh Cung sinh 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An- một vùng quê có truyền thống cách mạng.Vì vậy người sớm có tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước. - Trước cảnh nước mất nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc. Người quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước (5/6/1911). - Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên tàu Latauche Tréville Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) ra đi tìm đường cứu nước. * Quá trình hoạt động: - Từ 1911 đến 1917: Người trải qua các châu lục trên thế giới - Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người tham gia những hoạt động chính trị sôi nổi ngay trên đất Pháp: tham gia nhiều hoạt động trong phong trào công nhân Pháp; Người tham gia Hội những người VN yêu nước tại Pháp, viết báo, truyền đơn, dự mít tinh, tuyên truyền cho cách mạng VN. * Mục đích: - Nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam. Tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, vừa tìm tòi để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. - Những hoạt động đó của Người mới chỉ là bước đầu nhưng là dấu hiệu quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. 0.25 0.75 0.5 1 0.5 0.5 2 2 * Chương trình khai thác + Trong lĩnh vực nông nghiệp : đây là lĩnh vực được Pháp tăng cường bỏ vốn đầu tư nhiều nhất, năm 1927 số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phrăng, tăng gấp nhiều lần so với thời kì trước chiến tranh. + Trong lĩnh vực công nghiệp, Pháp đặc biệt chú trọng vào nghề khai mỏ vì đây là mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu rất lớn. Tuy nhiên Pháp chỉ đầu tư vào những ngành công nghiệp nhẹ, bỏ vốn đầu tư ít mà lại thu hồi vốn nhanh, còn công nghiệp nặng thì rất hạn chế đầu tư. + Thương nghiệp phát triển hơn thời kì trước chiến tranh. Để nắm chặt thị trường VN và Đông Dương tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hoá nhập vào nước ta, đặc biệt là hàng hoá của Trung Quốc và Nhật Bản, Pháp tìm cách chèn ép các tư thương VN. + Về giao thông vận tải cũng được Pháp đầu tư để phát triển thêm phục vụ cho việc vận chuyển tài nguyên khai thác được ở VN đem bán hoặc đưa về Pháp, tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng - Na Sầm, Vinh - Đông Hà + Về tài chính, ngân hàng Đông Dương chính là cơ quan đại diện cho thế lực tư bản tài chính của Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công ty và xí nghiệp lớn, nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương. * Chương trình khai thác bóc lột thuộc địa của Pháp lần thứ hai có tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội VN: + Đối với nền kinh tế, nó làm cho nền kinh tế Vệt Nam phát triển què quặt mất cân đối; nông nghiệp suy giảm, công nghiệp nhẹ phát triển, nhưng công nghiệp nặng lại bị kìm hãm.Nguồn tài nguyên khoáng sản cạn kiệt. Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực + Tích cực: sự phát triển của các đô thị, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng.. 1.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.75 0.5 0.25 2 3 * “Thế kỉ XXI là thế kỉ của Châu Á” - Từ cuối TK XIX hầu hết các nước ở châu Á đều trở thành những nước thuộc địa, nửa thuộc địa và là thị trường chủ yếu của các nước tư bản Âu, Mĩ, chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của chủ nghĩa thực dân. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến cuối những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập. 0.5 2 - Gần suốt nửa sau TK XX, tình hình châu Á lại không ổn định, bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á. 0.25 - Sau khi giành được độc lập các dân tộc châu Á bắt tay vào công cuộc xây dựng kinh tế đạt được nhiều thành tựu. 0.25 - Các nước châu Á đã tăng trưởng nhanh về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. Các nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, các nước trở thành cường quốc công nghiệp (Nhật Bản), có nước trở thành con rồng châu Á (Hàn Quốc, Xin-ga-po). 0.5 - Bên cạnh đó sự nỗ lực vươn lên của Ấn Độ cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận, từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỷ người. 0.25 - Từ những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, hiện nay Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ. => Với những thành tựu trên nhiều người dự đoán “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của người châu Á”. 0.25 4 * Nguyên nhân phát triển kinh tế Mĩ 0.5 2 -Mỹ có lãnh thổ rộng , tài nguyên thiên nhiên phong phú . 0.1 - Nước Mỹ thu được 114 tỉ USD lợi nhuận từ chiến tranh thế giới thứ hai. -Nước Mỹ ở xa chiến trường không bị chiến tranh tàn phá , được yên ổn sản xuất và buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến 0.1 0.1 - Mỹ đã áp dụng các thành tựu KHKT hiện đại để nâng cao năng xuất lao động . 0.1 -Nhà nước có chính sách điều tiết , thúc đẩy kinh tế phát triển . 0.1 * Dẫn chứng 1 -Trong những năm 1945- 1950 , Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (năm 1948 – 56,47%), Sản lương nông nghiệp của Mỹ gấp 2 lần năm nước (Anh-Pháp –Tây Đức –Italia –Nhật Bản ) 0.5 - Mỹ nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng ,và là chủ nợ duy nhất của TG. - Về quân sự :-Mỹ có lực lượng mạnh nhất TG tư bản , và độc quyền vũ khí nguyên tử . 0.5 Vì sao Mỹ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 0.5 -Kinh tế Mỹ phát triển nên có điều kiện đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học ,lại không bị chiến tranh tàn phá ,có điều kiện hòa bình để nghiên cứu khoa học 0.25 - Mĩ có chính sách thu hút các nhà khoa học trên thế giới đến Mỹ sống và làm việc 0.25 5 a. Ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật 0.5 2 - Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật có ý nghĩa to lớn, như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những đổi thay to lớn trong cuộc sống con người. - Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống... 0.25 0.25 b. Liên hệ... tác động, đề xuất giải pháp (Đây chỉ là gợi ý, Giám khảo không máy móc khi chấm bài. Đảm bảo thang điểm cho từng nội dung lớn) 1.5 - Tác động tích cực: Công cụ sản xuất được cải tiến, máy móc ngày càng phục vụ sản xuất tốt hơn, năng suất lao động ngày càng tăng lên; Nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao được đưa vào sản xuất; Thuốc trừ sâu bệnh, phân bón,... năng suất cao, chất lượng tốt; Phương tiện giao thông, vận tải, thông tin liên lạc hiện đại được sử dụng phổ biến.... - Tác động tiêu cực: Môi trường ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi, khí thải công nghiệp, xe ô tô, xe máy... nguồn nước, bầu không khí, đất bị ô nhiễm; Tai nạn giao thông xảy ra nhiều; Trẻ em cận thị nhiều do thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính, ti vi, điện thoại thông minh... - Giải pháp: Các cơ sở sản xuất: cần đảm bảo các tiêu chuẩn về nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường...; Các hộ trồng trọt: sử dụng an toàn các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học tránh lạm dụng...; Mở mang đường xá, tích cực tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho nhân dân địa phương;... 0.5 0.5 0.5 * Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. ------------- Hết-------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_de_du_bi_nam_hoc.doc