Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Vòng 1 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 2 ( 3 điểm):

"Nhạc sĩ Dương Thụ đã có lần tâm sự rằng: Thuở bé phần cơ thể của ông được sống nhiều nhất chính là cái tai. Đêm sâu, các giác quan khác đi ngủ nhưng cái tai vẫn thức nên ông vẫn nghe được tiếng lũ gián so râu trên vách báo giấy bồi, tiếng thạch sùng chắt lưỡi và tiếng lá tre khô xào xạc Dương Thụ nói không phải vì ông là nhạc sĩ mới vậy, mà khả năng đó dành cho tất cả mọi người, trừ những người bị điếc.

Nhưng điếc, theo Dương Thụ cũng có hai loại. Có loại điếc tai ngoài và loại điếc tai trong. Tai trong là cái tai nội tâm, nó nghe được gì đằng sau âm thanh và tiếng động. Điếc tai trong là bệnh điếc thời đại, nó phát sinh từ sự vô cảm, đánh mất mình của con người trong nhốn nháo, ồn ào, gào thét, tranh cướp của cuộc sống. Khuyết tật điếc tai ngoài là một nỗi khổ lớn nhưng khuyết tật điếc tai trong còn khủng khiếp hơn nhiều."

Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra từ câu chuyện của nhạc sĩ Dương Thụ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Vòng 1 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - VÒNG 1
Thời gian làm bài:150 phút
(Đề thi gồm 3 câu, 1 trang)
Câu 1 (2 điểm):
Trong “Làng”, Kim Lân có kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị giặc đốt, đốt nhẵn. Chi tiết này dường như vô lý. Ý kiến của em như thế nào? 
Câu 2 ( 3 điểm):
"Nhạc sĩ Dương Thụ đã có lần tâm sự rằng: Thuở bé phần cơ thể của ông được sống nhiều nhất chính là cái tai. Đêm sâu, các giác quan khác đi ngủ nhưng cái tai vẫn thức nên ông vẫn nghe được tiếng lũ gián so râu trên vách báo giấy bồi, tiếng thạch sùng chắt lưỡi và tiếng lá tre khô xào xạcDương Thụ nói không phải vì ông là nhạc sĩ mới vậy, mà khả năng đó dành cho tất cả mọi người, trừ những người bị điếc.
Nhưng điếc, theo Dương Thụ cũng có hai loại. Có loại điếc tai ngoài và loại điếc tai trong. Tai trong là cái tai nội tâm, nó nghe được gì đằng sau âm thanh và tiếng động. Điếc tai trong là bệnh điếc thời đại, nó phát sinh từ sự vô cảm, đánh mất mình của con người trong nhốn nháo, ồn ào, gào thét, tranh cướp của cuộc sống. Khuyết tật điếc tai ngoài là một nỗi khổ lớn nhưng khuyết tật điếc tai trong còn khủng khiếp hơn nhiều."
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra từ câu chuyện của nhạc sĩ Dương Thụ.
Câu 3 ( 5 điểm):
	Hình tượng người lao động mới trong “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) và “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).
------------- Hết-------------
Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ................................................... 
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: .................................................................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - VÒNG 1
Thời gian làm bài:150 phút
(Hướng dẫn chấm gồm 03 câu, 04 trang)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
1
 Trong “Làng”, chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn  Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “Múa tay lên để khoe” đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng, sung sướng đế tột độ. Tâm trạng này dường như có vẻ không bình thường? 
0,5
2
 Song đặt ông Hai trong hoàn cảnh của “Làng” - làng Dầu đang bị hai tiếng việt gian theo tây - thì ông Hai không vui sướng sao được vì nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quên nỗi đau, sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước. 
1
3
 Niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, hoà quyện trong tình yêu tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng
0,5
2
a. Về kỹ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
3
1
 Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
0,25
2
* Giải thích:
+ Trong cuộc sống không phải ai cũng biết lắng nghe, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của việc nghe. Nhạc sĩ Dương Thụ đã để lại rất nhiều ẩn ý trong việc nghe từ một câu chuyện tưởng như rất đơn giản.
 + Nghe là sự tiếp nhận âm thanh bằng tai (thính giác)-> nghĩa đen
 + Nghe còn hiểu theo nghĩa bóng là không chỉ nghe bằng tai mà nghe bằng cả bộ óc và bằng cả trái tim. Biết lắng nghe phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm sống, vốn văn hoá, tầm nhìn, sự nhạy cảm, độ tinh tuờng...
 Chúng ta không chỉ nghe để tiếp nhận thông tin mà ta còn nghe để cảm nhận, nghe để thấu hiểu, nghe để sẻ chia và nghe để sống hết mình, để hoàn thiện mình...
=> Theo Dương Thụ thì biết nghe cũng là một nghệ thuật sống, cách sống đẹp.
0,75
3
* Đánh giá:
 + Biết lắng nghe là điều kì diệu của cuộc sống (nghe để hiểu, để hành động, để hướng tới giá trị chân, thiện mĩ). Chẳng hạn: nghe được lời của thiên nhiên, đất trời, của cây cối, chim muông...; nghe được âm điệu thơ, văn, nhạc...; nghe được tiếng đồng vọng của trái tim, nghe được cả tiếng lòng của mình...; biết nghe quá khứ vọng về, nghe những gì đang diễn ra ở hiện tại, nghe được cả tương lai; nghe để phân biệt phải trái, hay dở
+ Không biết lắng nghe thì cuộc sống thật vô nghĩa, tẻ nhạt, không có sự cảm thông, chia sẻ, không có sự kết nối yêu thương
( Lấy dẫn chứng minh hoạ)
0,75
4
* Mở rộng, liên hệ bản thân:
+ Trong thực tế, nhiều kẻ sống thực dụng ích kỉ nên dẫu có '' biết nghe'' mà vẫn ''giả điếc''. Nói như Dương Thụ đó là bệnh điếc tai trong. Ta cần phê phán cách sống đó.
 + Mỗi chúng ta hãy biết nghe bằng đôi tai thực của mình, đặc biệt là phải nghe bằng cả trái tim khối óc từ đó mà thấu hiểu cảm thông và có hành động đúng đắn. Với tuổi trẻ ngày nay cần biết lắng nghe âm thanh của cuộc sống... để sống cống hiến có ý nghĩa cho cuộc đời. 
0,75
5
Đánh giá, khẳng định vấn đề
0,5
Chú ý: Nếu bài làm của học sinh đưa ra ý kiến khác nhưng phân tích, lý giải hợp lý, thuyết phục vẫn cho đủ điểm. 
3
1- Về hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận văn học
- Vận dụng được các phép lập luận đã học, nhất là lập luận so sánh đối chiếu. Bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm trình bày mạch lạc, dẫn chứng cụ thể, chính xác, lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục. Bài viết không mắc các lỗi cơ bản.
2-Về nội dung: Bài làm có thể có nhiều cách triển khai khác nhau, nhưng nhìn chung cần đảm bảo một số ý cơ bản sau :
1
4
1
* Giải thích: 
- Cần giải thích rõ bối cảnh lịch sử của các tác phẩm : Sau chiến thắng thực dân Pháp, miền Bắc bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một không khí phấn khởi, hăng say lao động kiến thiết đất nước, làm hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam dấy lên ở khắp nơi. Các tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” và “Lặng lẽ Sa Pa” đều là kết quả của những chuyến thực tế mà tác giả sống trực tiếp, phản ánh không khí lao động và nhất là thể hiện hình ảnh của những con người lao động thời kì này.
- Hình tượng người lao động mới là chỉ những những con người lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong “Đoàn thuyền đánh cá” là hình ảnh những người ngư dân trong cảnh lao động tập thể. Trong “Lặng lẽ Sa Pa” là hình ảnh của những người trí thức khoa học, tiêu biểu là anh thanh niên.
0,5
2
* Luận điểm 1: Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử thách.
1
- Người ngư dân trong “Đoàn thuyền đánh cá” ra khơi vào lúc hoàng hôn khi thiên nhiên vũ trụ chìm vào trạng thái nghỉ ngơi (Phân tích dẫn chứng). Công việc đánh cá trên biển đêm là công việc rất vất vả nặng nhọc và nguy hiểm. Đặc biệt lại phải thi đua với thời gian “kéo lưới kịp trời sáng”.
0,5
- Anh cán bộ khí tượng trong “Lặng lẽ Sa Pa” cũng có hoàn cảnh sống và làm việc gian khó (phân tích dẫn chứng). Công việc () đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, và cả những thử thách (phân tích dẫn chứng cụ thể)
0,5
3
* Luận điểm 2 : Vẻ đẹp của những con người lao động mới.
2
+ Trong điều kiện lao động khắc nghiệt nhưng họ vẫn nhiệt tình hăng say, hoàn thành nhiệm vụ, mang hết sức lực của mình cống hiến cho Tổ quốc.
- Những người ngư dân trong cảnh lao động tập thể, họ ra khơi khí thế khẩn trương, hăm hở: (DC: Ra đậu dặm xa dò bụng biển / Dàn đan thế trận lưới vây giăng); nhiệt tình hăng say (DC : Sao mở kéo lưới kịp trời sáng / Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng ) 
- Với anh thanh niên, công việc tuy lặp lại đơn điệu nhưng không hề nhàm chán, anh vẫn nhiệt tình, say mê, gắn bó, tinh thần trách nhiệm cao. (phân tích lời nói của anh với ông hoạ sĩ)
1
+ Họ còn là những con người sống có lí tưởng, tràn đầy lạc quan, tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong công việc.
- Đánh cá trong đêm đầy vất vả, nguy hiểm, người ngư dân thu về thành quả tốt đẹp (DC); họ ra khơi và trở về trong câu hát (DC) ; họ vui say lao động vì một ngày mai huy hoàng (DC)
- Anh thanh niên sống có lí tưởng (DC) ; suy nghĩ về công việc, về cuộc sống đúng đắn (DC) ; đời sống tinh thần phong phú (DC) ; sống lạc quan yêu đời, tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến (DC).
1
4
*Đánh giá:
Những con người lao động vô danh trong hai tác phẩm, đủ mọi thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, dù ở núi cao hay biển xa họ đều là những con người lao động thầm lặng, nhiệt tình, say mê cống hiến sức lực trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới – XHCN. Họ là điển hình cao đẹp của con người lao động mới trưởng thành trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
0,5
B- BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 5: Bài văn đạt xuất sắc các yêu cầu nêu trên, ý sâu sắc, sáng tạo trong lập luận. Văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc
- Điểm 4: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung, cách lập luận. Diễn đạt lưu loát, còn vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Bài đủ ý, song dẫn chứng còn nghèo, ý chưa sâu, chưa thật sáng tạo trong lập luận. Diễn đạt chưa thật tốt, còn mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Bài chỉ đạt khoảng 2 / 3 các ý nêu trên, song ý còn hời hợt, sơ sài.Lập luận chưa thuyết phục, còn mắc các lỗi cơ bản
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, thiên sang tóm tắt truyện, chưa nêu thành luận điểm. Mắc nhiều lỗi cơ bản.
- Điểm 0: lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
( Giáo viên chấm căn cứ thang điểm cho các điểm lẻ đến 0,25 điểm )./.
* Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
------------- Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_vong_1_nam_hoc_2.doc
Bài giảng liên quan