Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia vòng 2 tham dự kì thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2015 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 3: Địa lí tự nhiên Việt Nam (3,0 đ)

a, Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích mối quan hệ giữa địa hình với chế độ mưa ở nước ta.

 b, Nêu biểu hiện chứng tỏ sự phân chia mùa khí hậu ở nước ta rất phức tạp. Giải thích nguyên nhân.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia vòng 2 tham dự kì thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2015 môn Địa lí - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA NĂM HỌC 2014
Môn: Địa Lí 
Thời gian 180 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề có 1 trang)
Câu 1 (3 điểm)
a) Vào những ngày nào ở mọi địa điểm trên Trái Đất và nơi nào trên Trái Đất quanh năm luôn có thời gian ngày, đêm dài bằng nhau? Tại sao?
b) Frông là gì? Tại sao frông không hình thành ở khu vực xích đạo? Giải thích mưa frông và mưa địa hình.
Câu 2 (2 điểm)
a) Cho bảng:
MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ KHU VỰC TẬP TRUNG DÂN CƯ TRÊN THẾ GIỚI
(Đơn vị: người/km²)
Vùng
Mật độ dân số
Vùng
Mật độ dân số
Châu Á gió mùa
250
Đông Nam Mĩ
100
Đông Bắc Bắc Mĩ
 60
Tây Phi 
50
Châu Âu (trừ Nga)
100
Bắc Phi 
49
Vì sao dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực châu Á gió mùa? Nguyên nhân tập trung dân cư ở khu vực này với khu vực Đông Bắc Bắc Mĩ có gì khác nhau?
b) Sự tồn tại và phát triển của giao thông đường sông và cảng biển dựa trên những điều kiện cần thiết nào?
Câu 3 (3 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự hình thành hai mùa khí hậu ở miền Bắc và miền Nam (ranh giới dãy Bạch Mã).
Câu 4 (3 điểm)
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng sông ngòi nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo lãnh thổ.
Câu 5 (3 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô thị của Tây Nguyên với Đồng bằng sông Cửu Long và giải thích. 
b) Tại sao hiện nay, tỉ lệ dân thành thị trong dân số vùng ở Tây Nguyên cao hơn ở Đồng bằng sông Hồng? 
Câu 6 (3 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phát triển ngành chăn nuôi.
Câu 7 (3 điểm)
a) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định và giải thích sự khác nhau về cơ cấu cây trồng, vật nuôi giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
b) Phân tích các tác động chủ yếu của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đến phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.
----------------HẾT----------------
• Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, không được sử dụng các tài liệu khác.
• Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Môn: Địa Lí - Năm 2014
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
Địa lí tự nhiên đại cương
3,0đ
a
Vào những ngày nào ở mọi địa điểm trên Trái Đất và nơi nào trên Trái Đất quanh năm luôn có thời gian ngày, đêm dài bằng nhau? Tại sao?
1,0
- Quanh năm ở Xích đạo và vào các ngày xuân phân, thu phân ở mọi địa điểm trên Trái Đất có thời gian ngày, đêm dài bằng nhau
- Ở Xích đạo, vòng sáng tối luôn giao nhau với trục Trái Đất ở tâm, chia đường xích đạo thành hai phần bằng nhau, một phần được chiếu sáng và một phần khuất trong bóng tối, nên quanh năm đều có ngày và đêm dài bằng nhau.
- Vào ngày thu phân và ngày xuân phân, Mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo, vòng sáng tối trùng với mặt phẳng đi qua trục Trái Đất, tất cả mọi địa điểm trên Trái Đất có thời gian được chiếu sáng và thời gian khuất trong bóng tối bằng nhau nên độ dài ngày đêm bằng nhau.
b
Frông và mưa frông, mưa địa hình
2,0
- Frông là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau. Hai khối khí nằm hai bên frông có sự khác biệt với nhau về tính chất vật lí.
- Ở khu vực xích đạo, các khối khí xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam tiếp xúc với nhau đều là các khối khí nóng, ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau; vì thế, chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu.
- Mưa frông: dọc các frông nóng cũng như frông lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa.
- Mưa địa hình: Cùng một sườn núi, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, có mưa; nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm đi nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi, thì sườn đón gió mưa nhiều, còn sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.
2
Địa lí kinh tế - xã hội đại cương
2,0 đ
a
Nguyên nhân dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực châu Á gió mùa. Sự khác nhau về nguyên nhân tập trung dân cư ở khu vực này với khu vực Đông Bắc Bắc Mĩ.
1,5
- Nguyên nhân dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực châu Á gió mùa.
 + Tính chất sản xuất: khu vực trồng lúa nước phát triển từ lâu. Hoạt động này vừa đòi hỏi tập trung lao động lại vừa có thể nuôi được nhiều người trên một đơn vị diện tích đất đai. Những nơi tập trung nhất hoạt động này cũng là những nơi có mức độ tập trung dân cư cao nhất.
+ Lịch sử cư trú: là những nơi cư dân cư trú ổn định từ hàng ngàn năm.
+ Gia tăng dân số: khu vực này luôn duy trì mức sinh khá cao. Trong thế kỉ 20, phần lớn các quốc gia ở đây đều có tỉ lệ gia tăng dân số cao.
+ Điều kiện tự nhiên: điều kiện thuận lợi cho cư trú và sản xuất (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,).
+ Nguyên nhân khác: nơi ít di cư, tập trung nhiều điều kiện hấp dẫn dân cư,
- Sự khác nhau về nguyên nhân của phân bố dân cư ở hai khu vực. 
+ Nguyên nhân tập trung dân cư ở Đông Nam Á: lịch sử cư trú lâu đời và hoạt động sản xuất lúa nước.
+ Nguyên nhân tập trung dân cư ở Đông Bắc Bắc Mĩ: lịch sử nhập cư và các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (đặc biệt công nghiệp).
b
Điều kiện tồn tại và phát triển của giao thông đường sông và cảng biển
0,5
- Sự tồn tại và phát triển của giao thông đường sông 
+ Phải có các dòng sông lớn, có giá trị về vận tải thuỷ (tạo ra các thuỷ đạo tự nhiên). Các hệ thống sông nối với nhau một cách tự nhiên ấy tạo thành lưu vực vận tải.
+ Có các cơ sở kinh tế phân bố dọc theo các dòng sông, hình thành nên các cảng sông.
- Sự tồn tại và phát triển của một cảng biển 
+ Vị trí thuận lợi để xây dựng cảng (có vụng biển, độ sâu, chắn gió bão,...).
+ Có hậu phương cảng và có vùng "tiền cảng" ("đối tác" của cảng).
3
Địa lí tự nhiên Việt Nam (vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên)
3,0 đ
a
Hai mùa khí hậu ở miền Bắc và miền Nam (ranh giới dãy Bạch Mã)
0,5
- Miền Bắc: có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Miền Nam: có một mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
b
Phân tích
2,5
- Nguyên nhân chủ yếu: hoạt động của gió mùa.
0,25
- Gió mùa mùa đông: từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
+ Ở miền Bắc, gió mùa Đông Bắc (từ khối khí lạnh phương Bắc tới) tạo nên một mùa đông lạnh. Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
0,50
+ Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, tạo nên một mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
0,50
- Gió mùa mùa hạ: từ tháng V đến tháng X.
+ Vào đầu mùa hạ, gió tây nam từ vịnh Tây Ben-gan thổi theo hướng tây nam vào nước ta, gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, gây hiệu ứng phơn khô nóng.
0,50
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam) hoạt động mạnh lên. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ gây mưa ở phía bắc.
0,50
+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc.
0,25
4
Địa lí tự nhiên Việt Nam (phân hoá tự nhiên)
3,0 đ
Sự phân hoá theo lãnh thổ của sông ngòi nước ta 
- Hệ thống sông ngòi Bắc Bộ 
+ Nhiều lưu vực lớn, sông dài và hợp lưu của nhiều dòng chảy (dẫn chứng, đặc biệt là hệ thống sông Hồng).
+ Lượng dòng chảy tiếp nhận từ bên ngoài lãnh thổ tương đối lớn (chứng minh).
+ Hướng sông chủ yếu: tây bắc - đông nam (dẫn chứng) ; một số sông chảy giữa các cánh cung núi (dẫn chứng).
+ Chế độ nước thất thường, mùa lũ kéo dài 5 tháng, cao nhất vào tháng VIII. Lũ tập trung nhanh và kéo dài.
1,0
- Hệ thống sông ngòi Trung Bộ
+ Sông nhỏ, ngắn, dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ, độc lập. 
+ Hầu hết lưu vực nằm trên lãnh thổ nước ta.
+ Hướng chủ yếu : tây bắc - đông nam, một số sông: tây - đông (dẫn chứng).
+ Lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi có mưa lớn và bão. Mùa lũ tập trung vào các tháng từ IX - XII, có lũ Tiểu mãn.
1,0
- Hệ thống sông ngòi Tây Nguyên và Nam Bộ
+ Mạng lưới dày đặc, có hai hệ thống sông lớn: Cửu Long, Đồng Nai.
+ Lượng nước tiếp nhận từ bên ngoài vào rất lớn, đặc biệt là sông Cửu Long.
+ Hướng chủ yếu: tây bắc - đông nam, một số sông ở Tây Nguyên chảy theo hướng đông - tây đưa nước vào sông Mê Công (dẫn chứng).
+ Chế độ nước theo mùa, nhưng điều hoà hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ. Lũ bắt đầu từ tháng IV, đỉnh lũ vào tháng IX, X; dòng chảy trong mùa kiệt rất nhỏ do ở đây có một mùa khô sâu sắc.
1,0
5
Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (dân cư, xã hội)
3,0đ
a
So sánh mạng lưới đô thị của Tây Nguyên với Đồng bằng sông Cửu Long và giải thích. 
2.5
- Giống nhau và khác nhau của mạng lưới đô thị ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long về: quy mô (dân số), phân cấp, chức năng và phân bố mạng lưới đô thị. (Dẫn chứng cụ thể theo Atlát Địa lí Việt Nam).
1,5
- Giải thích:
+ Quy mô, phân cấp,: liên quan đến trình độ phát triển kinh tế (cao hay thấp, nhanh hay chậm), tính chất nền kinh tế (kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp hay kinh tế công nghiệp là chủ yếu). (Diễn giải).
+ Phân bố: liên quan đến tự nhiên (địa hình, đất, nước,.) và kinh tế - xã hội (phát triển kinh tế, giao thông, lịch sử phát triển,.). (Diễn giải).
1,0
b
Tỉ lệ dân thành thị trong dân số ở Tây Nguyên cao hơn Đồng bằng sông Hồng
0,5
- Do cơ cấu dân số: Tây nguyên có tỉ lệ người nhập cư cao. Xu hướng chung ở nước ta là những người nhập cư thường tập trung ở đô thị. Đó là những nơi dễ kiếm việc làm, có điều kiện sống tốt và dễ liên lạc với quê hương. Ở Đồng bằng sông Hồng, dân nông thôn là dân bản địa, tâm lí gắn bó với quê hương có vai trò rất quan trọng.
- Do kinh tế: ngành kinh tế thu hút nhiều lao động nhất ở Đồng bằng sông Hồng vẫn là hoạt động nông nghiệp, nên dân cư nông thôn đông. Tỉ lệ sinh của nông thôn cao hơn thành thị khiến tỉ lệ dân đô thị tăng chậm.
6
Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (các ngành kinh tế)
3,0đ
a
Phân tích sự phát triển ngành chăn nuôi.
- Tình hình phát triển :
1,0
+ Cơ cấu: đa dạng chăn nuôi lợn và gia cầm, gia súc ăn cỏ: trâu, bò, ngựa, dê,...). Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi có sự thay đổi từ năm 2000 đến 2007 (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng trong giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước tăng khá vững chắc (dẫn chứng).
b
Điều kiện phát triển
1,0
+ Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn: từ hoa mùa lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thuỷ sản, thức ăn chế biến công nghiệp.
+ Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
c
Sự phát triển và phân bố các ngành chăn nuôi.
1.0
- Lợn và gia cầm
+ Mục đích nuôi: lấy thịt, trứng (riêng đối với gia cầm).
+ Số lượng đàn lợn, gia cầm lớn (dẫn chứng).
+ Phân bố: tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Gia súc ăn cỏ
+ Mục đích nuôi: lấy thịt, sữa, sức kéo,...
+ Số lượng đàn trâu, bò, dê, cừu (dẫn chứng).
+ Phân bố: (nêu tên vùng và một số tỉnh nuôi nhiều trâu, bò, bò sữa).
7
Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (các vùng kinh tế)
3,0đ
a
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
2,25
- Khái quát về Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) .
0,25
- Xác định sự khác nhau
1,0
+ Về cơ cấu cây trồng 
ĐBSCL: các loại cây ưa khí hậu nóng quanh năm, bao gồm cả các loại ưa ngọt, phèn, mặn. (dẫn chứng)
ĐBSH: các loại cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, ít loại cây trồng chịu được phèn mặn hơn ĐBSCL. (dẫn chứng).
+ Về cơ cấu vật nuôi
ĐBSCL: cơ cấu gia súc không cân đối (trâu rất ít ; chủ yếu nuôi bò, lợn), gia cầm nghiêng về loài ưa nước (chủ yếu là vịt).
ĐBSH: cơ cấu gia súc cân đối hơn, gia cầm nghiêng về các loài ưa cạn (chủ yếu là gà) .
- Giải thích
+ Điều kiện tự nhiên (chủ yếu do khí hậu, địa hình, đất, nước)
ĐBSCL: nóng quanh năm, diện tích ngập nước rộng (quanh năm hay theo mùa), chịu ảnh hưởng mạnh của triều mặn trong điều kiện khí hậu có một mùa khô sâu sắc nên có nhiều đất phèn, mặn.
ĐBSH: khí hậu có mùa đông lạnh; địa hình cao được bảo vệ bởi hệ thống đê điều, ít chịu ảnh hưởng của biển nên diện tích đất mặn và phèn không nhiều.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội (chủ yếu là tập quán sản xuất của dân cư và chính sách khai thác nguồn lực)
ĐBSCL: tập quán sản xuất hàng hoá trong điều kiện lãnh thổ với nhiều vùng ngập nước rộng,...khiến chăn nuôi vịt có ưu thế để phát triển hơn.
ĐBSH: đàn trâu phổ biến hơn, liên quan tới vai trò trong sản xuất nông nghiệp trước đây. Chăn nuôi gà được phổ biến rộng rãi, gắn với sản xuất nhỏ quy mô gia đình trong điều kiện đất nông nghiệp chật hẹp.
1,0
b
Tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng
0,75
- Hướng chuyển đổi: từ đất nông nghiệp sang các mục đích khác (quần cư, giao thông, công nghiệp,...).
- Tích cực: đáp ứng các nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Tiêu cực: làm căng thẳng thêm về việc sử dụng đất nông nghiệp (trong điều kiện diện tích đất bình quân nông nghiệp theo đầu người vốn đã quá thấp), về việc làm và các vấn đề xã hội khác,....
* Nếu thí sinh làm không theo đáp án, nhưng đúng thì vẫn cho điểm. Nhưng điểm tối đa toàn bài không quá 20 điểm.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_quoc_gia_vong_2_tham_du_ki_thi_hoc.doc
Bài giảng liên quan