Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 9 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

b. Về nội dung:

Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản đảm bảo các ý sau:

 * Giải thích:

 - Sữa nuôi phần xác: Dòng sữa của mẹ nuôi dưỡng con về thể chất.

 - Hát nuôi phần hồn: Lời ru của mẹ nuôi dưỡng con về tinh thần.

 - Lẽ ở đời: Làm con phải yêu thương và thấm thía công ơn của mẹ.

 - Cả câu thơ: Mẹ nuôi lớn con về cả thể chất và tâm hồn, công lao, nghĩa tình của người mẹ với con là vô cùng to lớn và sâu sắc; làm con phải yêu thương và thấm thía công ơn mẹ.

 * Khẳng định vấn đề: Công lao của người mẹ với con là vô cùng to lớn;.đạo làm con phải yêu thương, biết ơn mẹ là hoàn toàn đúng đắn và mang tính nhân văn cao đẹp.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh môn Ngữ Văn Lớp 9 - Đề 9 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TPHD
V9
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm: 3 câu, 01 trang)
Câu 1. (2,0 điểm)
Cách xây dựng hình ảnh mặt trời (được gạch chân) của các nhà thơ trong hai phần trích sau có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau?
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”?
 Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
 Viễn Phương, Viếng lăng Bác
Câu 2. (3,0 điểm)
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ  mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?
 Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Từ suy ngẫm trên của nhà thơ Nguyễn Duy, em hãy viết một bài văn ngắn về tình yêu và lòng biết ơn mẹ.
Câu 3. (5,0 điểm)
Chiếc lược ngà là tên một truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng đồng thời cũng là một hình ảnh nghệ thuật giàu ý nghĩa của thiên truyện.
	Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh nghệ thuật đó?
................................Hết ..................................
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LỘC
TRƯỜNG THCS QUANG MINH
MÃ ĐỀ: V-04-HSG9-QM-PGDGL
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm 06 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a. Về hình thức:
- Trình bày dưới dạng đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
- Cảm thụ tinh tế, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
- Không mắc lỗi về dùng từ, viết câu, chính tả.
b. Về nội dung:
- Học sinh có nhiều phát hiện, cách viết khác nhau nhưng về cơ bản đảm bảo các ý sau:
* Giống nhau: 
- Hình ảnh “mặt trời” trong hai phần trích trên đều là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng. 
- Đó là những hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, thể hiện sự tinh tế sáng tạo của hai nhà thơ trong lựa chọn xây dựng hình ảnh.
* Khác nhau:
- Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh “mặt trời” chỉ đứa con trên lưng mẹ. Hình ảnh ẩn dụ này đã giúp người đọc thấy được ý nghĩa lớn lao của đứa với cuộc đời người mẹ: con là nguồn sáng ấm áp sưởi ấm tâm hồn mẹ, là hạnh phúc, là niềm tin, là tương lai của cuộc đời mẹ. Qua đó nhà thơ ca ngợi tình yêu con sâu sắc, tha thiết của người mẹ Tà-ôi.
- Trong câu thơ của Viễn Phương, “mặt trời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Hình ảnh ẩn dụ này đã khẳng định được sự lớn lao vĩ đại của Bác, Bác là người đem lại ánh sáng, tự do cho dân tộc, cho mỗi người dân Việt Nam. Qua hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”, nhà thơ vừa ngợi ca công lao to lớn của Bác vừa bày tỏ lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của tác giả nói riêng, nhân dân ta nói chung đối với Bác
0,5
0,75
0,75
Câu 2
(3,0 điểm)
a. Về hình thức:
- Làm đúng kiểu bài Nghị luận xã hội.
- Đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Luận điểm đúng đắn, sang tỏ; luận cứ cụ thể, xác đáng; lập luận chặt chẽ
- Cảm thụ tinh tế, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
- Trình bày sạch sẽ; không mắc lỗi về dùng từ, viết câu, chính tả.
b. Về nội dung:
Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản đảm bảo các ý sau:
 * Giải thích:
 	- Sữa nuôi phần xác: Dòng sữa của mẹ nuôi dưỡng con về thể chất.
 	- Hát nuôi phần hồn: Lời ru của mẹ nuôi dưỡng con về tinh thần.
 - Lẽ ở đời: Làm con phải yêu thương và thấm thía công ơn của mẹ.
	- Cả câu thơ: Mẹ nuôi lớn con về cả thể chất và tâm hồn, công lao, nghĩa tình của người mẹ với con là vô cùng to lớn và sâu sắc; làm con phải yêu thương và thấm thía công ơn mẹ.
 	 * Khẳng định vấn đề: Công lao của người mẹ với con là vô cùng to lớn;.đạo làm con phải yêu thương, biết ơn mẹ là hoàn toàn đúng đắn và mang tính nhân văn cao đẹp. 
 	- Mẹ là người trao cho con cuộc sống, đưa con đến với thế giới này. 
- Mẹ chắt lọc sự sống của thể chất mình cho con và chăm lo cho con bằng tất cả tình yêu và đức hi sinh của mình. 
 	- Tình yêu và sự chăm lo của mẹ cho con bền bỉ, tận tụy không đòi hỏi đền đáp.
 	* Những biểu hiện về tình yêu và lòng biết ơn của con đối với mẹ:
 	- Cảm nhận và thấm thía những khát vọng mẹ gửi gắm ở con.
 	- Cố gắng học tập và rèn luyện để thực hiện những khát vọng ấy của mẹ, xứng đáng với tình yêu và sự hi sinh của mẹ. 
 	- Thương yêu và biết ơn mẹ bằng những việc làm cụ thể hàng ngày.
 	 * Bàn luận mở rộng:
 	 - Dân tộc ta có truyền thống coi trọng tình yêu và sự biết ơn của con với mẹ: nhiều câu ca dao, tục ngữ khẳng định điều này...và các nhà văn, nhà thơ hiện đại đó tiếp tục nguồn cảm hứng vô tận ấy.
 	- Phê phán những thái độ vô ơn, vô cảm trước tình yêu và sự hi sinh của mẹ, có những thái độ, việc làm sai trái với mẹ.
0,5
1,0
1,0
0,5
 Câu 3
 (5,0 điểm)
* Tiêu chí về nội dung các phần bài viết:
Mở bài: 
Yêu cầu: 
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và đoạn trích “Chiếc lược ngà”.
- Khái quát những thành công về nghệ thuật, nội dung của đoạn trích.
- Giới thiệu hình tượng chiếc lược ngà và ý nghĩa của hình tượng này trong tác phẩm.
Biểu điểm:
- Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận hay, ấn tượng.
- Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận nhưng chưa hay, chưa ấn tượng, còn mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt.
- Không đạt (0 điểm): Không mở bài hoặc lạc đề, không đạt được yêu cầu nào.
Thân bài: 
Yêu cầu: 
Cần trình bày được các ý:
- “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động về tình cảm cha con, tình đồng chí, đồng đội trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Truyện thành công trong việc sáng tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là xây dựng hình tượng nghệ thuật. 
 - Chiếc lược ngà là một hình ảnh nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm. Tuy chỉ là một kỉ vật đơn sơ nhưng lại những tình cảm thiêng liêng cao đẹp như: tình cảm cha con, tình đồng đội cảm động trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh và có ý nghĩa sâu sắc với mỗi nhân vật trong câu chuyện. 
 Với nhân vật ông Sáu:
	+ Chiếc lược ngà ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, được ông Sáu dồn hết tâm lực để làm trong những ngày tháng hoạt động ở chiến khu.
	+ Chiếc lược ngà là sản phẩm nghệ thuật của ông, là món quà- kỉ vật duy nhất ông Sáu dành tặng cho con.
	+ Chiếc lược ngà kết tinh tình yêu thương, lòng mong nhớ và cả niềm ân hận của ông Sáu với con; là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị mà sâu sắc, kì diệu.
 Với bé Thu:
	+ Chiếc lược ngà là kỉ vật, là món quà vô giá mà Thu nhận được từ người cha thân yêu.	
+ Kỉ vật ấy gợi nhắc Thu luôn nhớ đến người cha đã anh dũng hi sinh, là niềm tự hào của cô về người cha; nó tiếp thêm sức mạnh cho Thu trên con đường hoạt động cách mạng để trở thành một cô giao liên dũng cảm.
 Với ông Ba:
	+ Chiếc lược ngà là kỉ vật duy nhất người đồng đội đã trao cho ông trước lúc hi sinh.
	+ Chiếc lược ngà là minh chứng cảm động cho tình đồng chí, đồng đội trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, là sợi dây vô hình kết nối tình cảm của ông với bé Thu, giúp ông trở thành người cha thứ hai của em.
	- Truyện xây dựng được các tình huống tự nhiên, bất ngờ mà hợp lí; nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc đặc biệt là việc xây dựng hình tượng nghệ thuật chiếc lượng ngà.
 - Chiếc lược ngà là hình ảnh nghệ thuật đặc sắc nhất của thiên truyện, góp phần toả sáng chủ đề của tác phẩm, có sức lay động tâm hồn người đọc.
Biểu điểm:
- Mức tối đa (3,0 điểm): Học sinh biết cách triển khai và làm sáng tỏ vấn đề, luận điểm một cách khéo léo; không mắc lỗi.
- Mức chưa tối đa (2,5 điểm): Học sinh biết cách giải quyết vấn đề nghị luận nhưng chưa hay, chưa ấn tượng, còn mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt, chính tả. (Giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thẻ của học sinh để đánh giá theo các thang điểm: 2,75- 2,5 - 2,25- 2,0 -1,75- 1,5- 1,25- 1,0- 0,75- 0,5 - 0,25)
- Không đạt (0 điểm): Không mở bài hoặc lạc đề, không đạt được yêu cầu nào.
	Kết bài :
	Yêu cầu:
	- Khẳng định ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà.
	- Đánh giá tác giả, đoạn trích truyện.
	- Liên hệ, nêu bài học nhận thức
Biểu điểm:
- Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách kết luận vấn đề; trình bày vấn đề khéo léo, tạo được dư âm cho người đọc, không mắc lỗi.
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách kết bài nhưng chưa hay, chưa ấn tượng, còn mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt, chính tả. 
- Không đạt (0 điểm): Không kết bài hoặc không đạt được yêu cầu nào.
* Các tiêu chí khác:
Hình thức (0,25 điểm): 
- Mức tối đa: Bài viết đủ bố cục ba phần; các luận điểm được triển khai, trình bày chặt chẽ và hợp lí; khng mắc lỗi về dùng từ, viết câu, diễn đạt, chính tả.
- Mức không đạt: Bài viết không hoàn thiện về bố cục, mắc nhiều loại lỗi.
Biểu điểm:
Sáng tạo (0,75 điểm):
	- Mức tối đa: Học sinh có được những kiến giải riêng, thuyết phục; thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt, linh hoạt trong cách triển khai luận điểm, viết câu. 
	- Mức chưa tối đa: (0,5- 0,25 điểm): Bài viết có sự sáng tạo nhưng chưa nhiều.
	- Mức không đạt: Bài viết không có sự sáng tạo nào.
0,5
3,0
0,5
1,0
................................Hết ..................................

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_lop_9_de_9_phong_g.doc