Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Đề 1 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 3:
Tại sao nói việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta ?
Câu 4:
a) Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm?
b) Tại sao nói công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
PGD&ĐT TP HẢI DƯƠNG D1 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 150phút Đề này gồm 5 câu, 1 trang Câu 1 (2,0 điểm) Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí? Vì sao ở vùng cực ít mưa? Câu 2 (2,0 điểm) Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? Giải thích nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm trên? Câu 3 (1,0 điểm) Câu 3 ( 1,0 điểm ) Tại sao nói việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta ? Câu 4 ( 3,0 điểm) Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Tại sao nói công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? Câu 5 (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ trong nước. (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 Đông Nam Bộ 55,2 56,0 Cả nước 100 100 Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ trong cả nước. Nêu nhận xét và giải thích vì sao Đông Nam Bộ lại chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất công nghiệp của cả nước. -----------------Hết--------------- PGD&ĐT TP HẢI DƯƠNG A1 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9 MÔN: ĐỊA LÍ ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (2,0 điểm) a: Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí: (1,5 điểm) - Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Do càng lên vĩ độ cao góc chiếu ánh sáng của Mặt trời với mặt đất (góc nhập xạ) càng nhỏ. 0,75 - Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt năm càng tăng. Do càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng càng lớn. ở vĩ độ cao mùa hạ đã có góc chiếu sáng lớn lại có thời gian chiếu sáng dài. Mùa đông góc chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu sáng lại ít dần. 0,75 b: Ở vùng cực ít mưa: (0,5 điểm) - Khu vực khí áp cao, không có gió thổi đến. - Dòng biển lạnh hoạt động, nhiệt độ không khí thấp, không khí không bốc lên được. 0,5 2 (2,0 điểm) a. Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta:(1,0 điểm) - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước: Phần lớn là sông ngắn, dốc... 0,25 - Sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa: Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt... 0,25 - Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là TB-ĐN và hướng vùng cung: Các sông ở Tây Bắc, Trung Bộ và một phần của Nam Bộ có hướng TB-ĐN, các sông ở Đông Bắc có hướng vòng cung. 0,25 - Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn: Hàng năm sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa 0,25 b. Nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm trên là do: (1,0 điểm) - Địa hình nước ta ¾ là đồi núi, có độ dốc lớn, mưa nhiều tập trung theo mùa...; lãnh thổ hẹp ngang..., vị trí ven biển... 0,25 - Sông ngòi nước ta có hai hướng chính như vậy là vì đó là hai hướng chính của địa hình nước ta. Hướng của địa hình quyết định hướng của sông ngòi. 0,25 - Sông ngòi nước ta có nhiều nước là do chảy trong vùng có lượng mưa nhiều, còn sông có chế độ nước theo mùa vì khí hậu nước ta có một mùa khô và một mùa mưa. 0,25 - Do nước ta có địa hình dốc lớn, mưa nhiều nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. 0,25 3 (1,0 điểm) - Việc làm đang là vấn đề gay gắt lớn ở nước ta.(1,0 điểm) - Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh, hàng năm tăng > 1 triệu lao động nhưng chất lượng lực lượng lao động thấp trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, tạo sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. 0,25 + Ở nông thôn do đặc điểm sản xuất mùa vụ của nông nghiệp và sự phát triển nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tình trạng thiếu việc làm lớn (năm 2003 tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước là 22,3%) 0,25 - Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao 6% 0,25 - Đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây đã tăng cao, số việc làm không tăng kịp. 0,25 4 ( 3,0 điểm) a. Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm : (1,0 điểm) - Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao và có tác động mạnh tới các ngành kinh tế khác. 1,0 b. Nói công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì: ( 2,0 điểm) - Ngành chế biến lương thực, thực phẩm có thế mạnh lâu dài: nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đa dạng từ trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản (dẫn chứng) 0,5 - Là ngành mang lại hiệu quả cao vê kinh tế - xã hội: + Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu giá trị toàn ngành công nghiệp: 24,4%. + Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực (gạo, thuỷ sản,...) mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. + Cơ cấu ngành đa dạng và đã định hình nhiều trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. + Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động 0,25 0,25 0,25 0,25 - Là ngành có tác động mạnh tới các ngành kinh tế khác: Thúc đẩy sự phát triển và hình thành các vùng chuyên canh cây CN, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản. Đẩy mạnh phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngoại thương... 0,5 5 (2,0 điểm) - Vẽ biểu đồ: (1,0 điểm) + Yêu cầu: vẽ biểu 2 đồ tròn có bán kính khác nhau, đẹp, tương đối chính xác về tỉ lệ, tên biểu đồ, bảng chú giải rõ ràng 1,0 - Nhận xét và giải thích (1,0 điểm) - Trong thời kì 2000-2005: + Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ trong cả nước tăng, cho thấy tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ cao hơn các vùng còn lại. + Đông Nam Bộ luôn chiếm hơn ½ giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước,. - Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước do có nhiều lợi thế:Vị trí địa lí thuận lợi.. Nguồn nguyên nhiên liệu phong phú.nguồn lao động đông và năng động, thu hút nhiều tay nghề giỏi,cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phát triển tương đối đồng bộ,thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước,Thị trường. 0,5 0,25 0,25 0,5 -----------------Hết----------------
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_de_1_phong_gddt_hai_du.doc