Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Đề 2 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 3 :

Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta? Nêu giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn lao động nước ta?

Câu 4:

 a. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển nông nghiệp ở nước ta.

 b. Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Đề 2 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD& ĐT TPHD
Đ2
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
MÔN : ĐỊA LÍ 
Thời gian làm bài :150 phút
(Đề bài gồm 5 câu 1 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Cho biết giờ địa phương, giờ khu vực ở địa điểm A (800Tây) và địa điểm B (1050 Đông) chênh nhau mấy giờ?
2. Trong các vĩ độ sau: 66033’B, 750B, 850B, 900B; ở vĩ độ nào có một ngày dài suốt 24 giờ? Hãy giải thích?
Câu 2 (2,0 ®iÓm):
 Sông ngòi nước ta phản ánh rõ nét đặc ®iÓm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Dựa vào kiến thức đã họ,c em hãy chứng minh cho đặc điểm trên.
Câu 3 ( 1,0 điểm):
Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta? Nêu giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn lao động nước ta?
Câu 4 (3 điểm):
	a. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển nông nghiệp ở nước ta.
	b. Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
Câu 5 (2 điểm):
Cho bảng số liệu sau: 
Diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn 1985 – 2008.
( Đơn vị: nghìn ha )
Năm
1985
1990
1995
2000
2008
Cả nước
180,2
221,5
278,4
413,8
631,5
Đông Nam Bộ
56,8
72,0
213,2
272,5
395,0
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ và cả nước.
b. Nhận xét về tình hình sản xuất cao su của Đông Nam Bộ và vai trò của vùng Đông Nam Bộ đối với cả nước trong sản xuất cao su.
----------------- Hết ------------------
PHÒNG GD& ĐT TPHD
Đ2
HƯỚNG DẪN CHẤM
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
MÔN: ĐỊA LÍ
( Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2 điểm)
1. Tính chênh lệch giờ địa phương, giờ khu vực ở địa điểm A (800Tây) và địa điểm B (1050 Đông): (1.0 điểm) 
- Giờ địa phương : 
+ Hai địa điểm A và B cách nhau: 105 + 80 = 185 kinh tuyến
+ Giờ địa phương của hai kinh tuyến liền nhau chênh nhau 4’. Vậy giờ địa phương của địa điểm A và B chênh nhau: 4’x 185 = 12 giờ 20’
- Giờ khu vực: 
+ Địa điểm A ở múi giờ số 19, còn địa điểm B ở múi giờ số 7
+ Giờ khu vực của A và B chênh nhau 12 giờ
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
2. Vĩ độ nào có một ngày dài suốt 24 giờ, giải thích. (1.0 điểm) 
66033’B có một ngày dài suốt 24 giờ
Vì:
- Trái đất tự quay quanh trục, trục Trái Đất luôn nghiêng 66033’ và không đổi hướng khi chuyển động quanh Mặt Trời.
- Vào ngày 22 tháng 6:
+ Tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23027’B và tạo thành tiếp tuyến với bề mặt Trái Đất tại vĩ tuyến 66033’
+ Ở bán cầu bắc, đường phân chia sáng tối nằm ở phía sau trục Trái Đất và cắt bề mặt Trái Đất tại vĩ tuyến 66033’B
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
2
(2 ®iÓm)
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, quanh năm không đóng băng.
 + Có khoảng 2360 sông ( chiều dài trên 10 km , có dòng chảy thường xuyên)
+ Dọc bờ biển khoảng 20 km có một của sông lớn .
+ Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.
- Sông nhiều nước, giàu phù sa:
+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước nhận từ ngoài lãnh thổ).
+ Tổng lượng cát bùn hàng năm do sông ngòi nước ta vận chuyển ra biển Đông là 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa:
+ Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.
+ Tính thất thường trong chế độ mưa cũng quy định tính thất thường trong chế độ dòng chảy.
0,75 điểm
0,75 điểm 
0,5 điểm 
3
(1 điểm)
* Ưu điểm :
- Dồi dào, tăng nhanh (trung bình mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động)
- Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản và tiểu thủ công nghiệp.
- Có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật.
- Chất lượng ngày càng nâng cao nhờ thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
*Hạn chế:
- Trình độ chuyên môn chưa cao (Qua đào tạo 21.2%, chưa qua đào tạo 78.8%)
- Người lao động yếu về thể lực, hạn chế về sự năng động, tác phong công nghiệp.
* Giải pháp:
- Rèn luyện thể lực, chế độ dinh dưỡng hợp lí; Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông.
- Đào tạo chuyên môn hóa ngành nghề
0.5 điểm
0,25 điểm
0.25 điểm
4
(3 điểm)
a. ( 2,25 điểm )
* Thuận lợi: 
- Tài nguyên đất: khá đa dạng với 2 nhóm đất chính là đất phù sa và đất feralít. Đất phù sa tập trung ở đồng bằng với diện tích 3 triệu ha, rất thích hợp cho việc trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralít với diện tích 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du, rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng và chăn nuôi gia súc lớn.
- Tài nguyên khí hậu: nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cơ sở cho cây trồng, vật nuôi có thể phát triển quanh năm, dễ dàng thực hiện thâm canh tăng vụ. Khí hậu nước ta lại có sự phân hóa đa dạng, làm cho sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
- Tài nguyên nước: nước ta có mạng lưới sông ngòi, hồ, ao dày đặc; nguồn nước ngầm khá dồi dào. Đây là nguồn nước tưới rất quan trọng. Các sông đều có giá trị đáng kể về thủy lợi, nuôi trồng và khai thác thủy sản.
- Tài nguyên sinh vật: thực vật, động vật phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.
* Khó khăn:
- Tài nguyên đất: diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn còn lớn.
- Tài nguyên khí hậu: nhiều thiên tai ( bão, gió tây khô nóng, rét đậm, rét hại, sương muối...) và sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm gây tổn thất không nhỏ cho nông nghiệp.
- Tài nguyên nước: ở nhiều lưu vực sông lũ lụt gây thiệt hại lớn về mùa màng; về mùa khô thường bị cạn kiệt, thiếu nước tưới.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
b. ( 0,75 điểm )
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với 2 mùa mưa - khô đối lập; mùa mưa gây ngập úng, mùa khô gây hạn hán. Các công trình thủy lợi là giải pháp quan trọng nhất để khắc phục hạn chế này.
- Thủy lợi góp phần vào việc cải tạo những vùng đất xấu (nhiễm phèn, nhiễm mặn...) nhằm mở rộng diện tích đất nông nghiệp. 
- Thủy lợi tạo điều kiện cho việc thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, tạo điều kiện cho thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất, sản lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
5
(2 điểm)
a. ( 1,0 điểm )
- Vẽ biểu đồ cột. Yêu cầu vẽ chính xác, vẽ đủ các năm, mỗi năm 2 cột (một cột thể hiện diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ, một cột thể hiện diện tích gieo trồng cao su của cả nước), khoảng cách năm chính xác, ghi đủ đơn vị các trục, số liệu trên các cột, tên biểu đồ, chú giải.
1,0 điểm
b. ( 1,0 điểm )
- Tình hình sản xuất cao su của Đông Nam Bộ: diện tích trồng cây cao su liên tục tăng ( dẫn chứng ), giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1990 – 1995.
- Vai trò của Đông Nam Bộ đối với cả nước trong sản xuất cao su: Đông Nam Bộ ngày càng có vị trí cao trong sản xuất cao su của nước ta: năm 1985 chiếm 31,5%, năm 2008 chiếm 62,6% diện tích cao su cả nước. Đây là vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta.
0,5điểm
0,5điểm
----------------- Hết ------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_de_2_phong_gddt_hai_du.doc
Bài giảng liên quan