Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Đề 6 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 5 : Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam, hãy: Giải thích về sự giống nhau và khác nhau về tự nhiên trong phát triển sản xuất cây công nghiệp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Đề 6 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
D6
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
 MÔN : ĐỊA LÍ 
Thời gian làm bài: 150 phút 
(Đề này gồm: 5 câu, 1 trang)
Câu 1 ( 2 điểm ) : 
Hãy giải thích tại sao tàu bè đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến 1800 ở giữa khu vực giờ số 12 thì phải chuyển sớm lên 1 ngày còn nếu đi từ Đông sang Tây lại phải chuyển lùi 1 ngày ? 
Câu 2 ( 2 điểm ):
Dựa vào bản đồ “Các miền tự nhiên” trong Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 
a) Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi khu Đông Bắc ? 
b) Nêu ảnh hưởng của địa hình vùng núi khu Đông Bắc tới khí hậu ? 
Câu 3 ( 1 điểm ) : 
Phân tích ảnh hưởng của nguồn lao động nước ta đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ? 
Câu 4 ( 3 điểm ) : 
 Cho bảng số liệu dưới đây: 
 Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta
 (Đơn vị: Nghìn tỉ đồng)
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1990
16.393,5
3.701,0
 572,0
1995
66.793,8
16.168,2
2.545,6
1999
 101.648,0
23.773,2
2.995,0
2001
 101.403,1
25.501,4
3.273,1
2005
 134.754,5
45.225,6
3.362,3
Hãy : a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì 1990 – 2005. 
 b. Nhận xét và giải thích cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong thời kì nói trên ? 
Câu 5 ( 2 điểm ) : 
 Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam, hãy: Giải thích về sự giống nhau và khác nhau về tự nhiên trong phát triển sản xuất cây công nghiệp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ? 
...........................Hết.............................
(Thí sinh được sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam 2009 để làm bài) 
 PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
Đ6
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9 
 MÔN : ĐỊA LÍ 
(Hướng dẫn chấm gồm 3 trang)
Câu 
Đáp án
Điểm
 1
 ( 2 điểm)
*Giải thích :
- Quy ước: Bề mặt Trái Đất chia làm 24 khu vực giờ, giờ giữa hai khu vực cạnh nhau chênh nhau 1 giờ. Vì Trái Đất quay từ Tây sang Đông nên giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía Tây. 
- Do Trái Đất có hình cầu nên giờ gốc số 0 trùng với khu vực giờ số 24. Giả sử giờ ở khu vực gốc là 12 giờ, ngày 01 tháng 01 thì ở khu vực số 24 là 12 giờ, ngày 02 tháng 1. Khu vực giờ số 0 và khu vực giờ số 24 trùng nhau, giờ cũng thống nhất là 12 giờ nhưng thuộc hai ngày khác nhau. Nếu bắt đầu tính giờ ở bất cứ một khu vực nào khác thì tình hình đó vẫn xảy ra. 
- Để tránh sự phiền phức trong vấn đề giao thông quốc tế, người ta quy ước lấy kinh tuyến 1800 ở giữa khu vực giờ số 12 trong Thái Bình Dương là đường chuyển ngày Quốc tế. 
-> Chính vì thế, tàu bè đi từ Tây sang Đông qua đường kinh tuyến 1800 thì phải chuyển sớm lên một ngày, còn nếu đi từ Đông sang Tây thì phải chuyển lùi lại một ngày. 
0,5
0,5
0,5
0,5
 2
(2 điểm)
Dựa vào bản đồ “Các miền tự nhiên” trong tập Átlát, ta thấy: 
a. Giới hạn: Nằm ở tả ngạn sông Hồng, phía Nam giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. 
0,25
b. Đặc điểm địa hình:
- Chủ yếu là đồi núi thấp, thung lũng rộng, các dãy núi hình cánh cung. 
+ Độ cao phổ biến < 1000m chiếm 85% diện tích, cao trên 2000m rất hiếm ( Pu Tha Ca: 2.274m, Tây Côn Lĩnh: 2.419m, Kiều Liêu Ti: 2.402m ) 
+ Các dãy núi hình cánh cung (cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều)
- Hướng nghiêng của địa hình theo hướng TB-ĐN (Lát cắt A-B: Sơn nguyên Đồng Văn cao > 1.500m, xuống đến cánh cung Bắc Sơn chỉ còn 500m).
- Địa hình Cacxtơ phổ biến tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ ( Ba Bể, Tam Thanh, Hạ Long...)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
c. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu: 
- Địa hình thấp, các dãy núi chạy theo hướng vòng cung mở rộng ở phía Bắc, quy tụ về Tam Đảo đã đón gió mùa Đông Bắc về mùa đông, làm cho gió lưu hành lâu trong miền. Chính vì vậy, miền núi khu Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng về mùa đông lạnh nhất cả nước. 
0,5
3
1 (điểm)
a. Ảnh hưởng tích cực: 
+ Nước ta có nguồn lao động dồi dào. Năm 2003, có 41.3 triệu lao động chiếm 51.1% dân số. Hàng năm lại được bổ sung thêm trên 1 triệu lao động. Đây là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành kinh tế và xuất khẩu lao động thu ngoại tệ. 
+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển mạnh nông – lâm – thủy sản. 
+ Người lao động Việt Nam cần cù, sáng tạo.
+ Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật là điều kiện thuận lợi để tiếp thu những thành tựu của nhân loại làm giàu cho đất nước.
+ Giá nhân công rẻ là một trong những điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tạo thêm nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động. Đồng thời góp phần phát triển đất nước. 
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
b. Ảnh hưởng tiêu cực : 
+ Thừa lao động dẫn đến thất nghiệp, các tệ nạn xã hội gây sức ép đến vấn đề giải quyết việc làm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 
+ Trình độ lao động còn thấp lại tập trung chủ yếu ở nông thôn vì thế khó khăn trong việc tiếp thu khoa học – kĩ thuật. 
+ Tính kỉ luật trong lao động không cao, thể lực hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động. Đặc biệt làm giảm lòng tin của các nước đối tác khi nhập khẩu lao động Việt Nam . 
0,1
0,1
0,1
0,1
4
3 (điểm)
a. Xử lí số liệu (%):
 Bảng số liệu:
 Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta (%)
Năm
Tổng số 
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1990
100
79,3
17,9
2,8
1995
100
78,1
18,9
3,0
1999
100
79,2
18,5
2,3
2001
100
77,9
19,6
2,5
2005
100
73,5
24,7
1,8
0,5
- Vẽ biểu đồ miền ( 3 miền )
+ Vẽ khung biểu đồ (Hình chữ nhật). Trục tung thể hiện đơn vị %. Trục hoành thể hiện các năm, khoảng cách các năm không đều nhau. 
+ Vẽ biểu đồ đảm bảo ba yêu cầu: Khoa học, trực quan, thẩm mĩ. 
+ Biểu đồ có đầy đủ tên, bảng chú giải. 
1,0
b. Nhận xét :
- Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉ trọng các ngành là không đều nhau: Ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, tỉ trọng chăn nuôi và dịch vụ còn nhỏ, nhất là dịch vụ (Dẫn số liệu cụ thể) 
- Cơ cấu nông nghiệp có sự thay đổi: Hướng chung là tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng trồng trọt và dịch vụ. (Dẫn số liệu cụ thể).
- Sự thay đổi khác nhau theo thời gian (Dẫn số liệu cụ thể) 
( * Lưu ý : Học sinh lấy số liệu năm trước so với năm sau để thấy tăng, giảm bao nhiêu hoặc học sinh chỉ so năm 2005 với 1990 vẫn cho điểm. )
0,25
0,25
0,25
*Giải thích :
- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn do đây là ngành truyền thống trong nông nghiệp, hơn thế nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành trồng trọt, nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu. 
- Hiện nay ngành chăn nuôi đang được đầu tư , phát triển rất mạnh mẽ nên tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng. 
- Riêng dịch vụ có tỉ trọng chưa ổn định vì nông nghiệp nước ta chuyển từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. 
0,25
0,25
0,25
5
(2 điểm)
* Giống nhau :
- Cả hai vùng đều có nhiều điều kiện tự nhiên giống nhau: 
+ Địa hình: Đều có mặt bằng khá rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.
+ Đất đai: Có đất đỏ badan màu mỡ, phân bố khá tập trung rất thuận lợi phát triển các cây công nghiệp có giá trị như cà phê, cao su, hồ tiêu ... 
+ Khí hậu: Đều có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, lạc ... 
+ Nguồn nước: Khá dồi dào, kể cả nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm có giá trị trong việc cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên cành cây công nghiệp. 
+ Khó khăn: Một số thiên tai tự nhiên hay xảy ra như lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho sản xuất. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
*Khác nhau :
- Đông Nam Bộ có địa hình thấp hơn, điều kiện sản xuất thuận lợi hơn, không bị ảnh hưởng bởi độ cao địa hình vì có địa hình đồi lượn sóng, thấp dưới 200m. Còn Tây Nguyên là những cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500-600m, chịu ảnh hưởng của địa hình nên ở các cao nguyên cao trồng được các cây công nghiệp cận nhiệt. 
- Đất đai: Đông Nam Bộ còn có đất xám với diện tích lớn thích hợp với việc phát triển một số cây công nghiệp như: Điều, cọ dầu, lạc, mía, đậu tương. Còn Tây Nguyên có diện tích đất đỏ badan lớn hơn nên thuận lợi phát triển cây cà phê với quy mô lớn hơn.
0,25
0,25
------------- Hết ----------------

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_de_6_phong_gddt_hai_du.doc
Bài giảng liên quan