Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Đề 8 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 3: Trình bày những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.

Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học hãy:

a. Nhận xét và giải thích về sự phát triển cây công nghiệp ở nước ta.

b. Trình bày và giải thích sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Đề 8 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
D8
------------------------
ĐỀ THI HSG LỚP 9 
MÔN ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 05 câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy trình bày và giải thích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất?
Câu 2 (2,0 điểm)
Dựa vào At-lát Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học hãy:
a. Xác định vị trí giới hạn, nêu đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc. 
b. Phân tích những ảnh hưởng của dãy Trường Sơn Bắc đến khí hậu và sông ngòi ở Bắc Trung Bộ.
Câu 3 (1,0 điểm) 
Trình bày những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. 
Câu 4 (3,0 điểm)
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học hãy:
a. Nhận xét và giải thích về sự phát triển cây công nghiệp ở nước ta.
b. Trình bày và giải thích sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta.
Câu 5 (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau: 
Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tỉ đồng)
Năm
Tiểu vùng
1995
2000
2002
Tây Bắc
320,5
541,1
696,2
Đông Bắc
6179,2
10657,7
14301,3
	a. Vẽ biểu đồ thích hợp so sánh giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc giai đoạn 1995- 2002.
	b. Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét tình hình sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-----------------Hết------------------
(Thí sinh được sử dụng Átlat Địa lí Việt Nam tái bản, chỉnh lí và bổ sung từ năm 2009 để làm bài)
Họ và tên thí sinh: .....
Chữ kí giám thị 1:.............
Số báo danh:..
Chữ kí giám thị 2:............
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
Đ8
------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9
MÔN: ĐỊA LÍ
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
CÂU
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
ĐIỂM
1
(2,0 điểm
+ Vĩ độ:
- Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về hai cực, biên độ nhiệt tăng dần từ xích đạo về hai cực. 
- Vì: Khu vực xích đạo quanh năm có góc nhập xạ lớn, nhiệt độ cao; càng xa xích đạo góc nhập xạ càng nhỏ nhiệt độ thấp
0.25
0.25
+ Lục địa và đại dương:
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
- Biên độ nhiệt ở lục địa lớn, đại dương nhỏ.
- Vì: Lục địa hấp và toả nhiệt nhanh, đại dương hấp và toả nhiệt chậm.
- Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng, lạnh 
0,25
0,25
0,25
0,25
+ Địa hình:
- Nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Vì càng lên cao không khí càng loãng nhiệt độ giảm.
- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng của sườn núi.
- Sườn núi đón tia sáng của Mặt trời (sườn đón nắng) có góc nhập xạ lớn, nhiệt độ cao; ngược lại sườn núi khuất tia sáng Mặt trời có góc nhập xạ nhỏ, nhiệt độ thấp
0,25
0,25
2
(2,0 điểm)
* Vị trí: 
- Từ phía nam sông Cả đến dãy núi Bạch Mã, dài khoảng 600 km.
0.25
* Đặc điểm:
+ Là vùng núi thấp chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, có hai sườn không đối xứng
+ Gồm các dãy song song và so le nhau, cao ở hai đầu và thấp ở giữa.
+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra sát biển chia cắt đồng bằng: dãy Hoành Sơn, Bạch Mã.
0,25
0,25
0,25
* Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu của vùng:
+ Mùa hạ: chắn gió mùa Tây Nam gây ra hiện tượng hiệu ứng phơn làm cho khí hậu của vùng trở nên khô và nóng.
 + Mùa đông: đón gió mùa Đông Bắc thổi qua vịnh Bắc Bộ vào nên có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
 * Ảnh hưởng của địa hình đến mạng lưới sông ngòi của vùng :
 + Phần lớn là các sông nhỏ, ngắn, dốc. Hướng T – Đ, TB - ĐN
 + Thủy chế thất thường: Nước lên nhanh, đột ngột, rút nhanh, thường xẩy ra lũ quét
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,0 điểm)
- Thế mạnh:
+ Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.
+ Lao động có kinh nghiệm trong sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; lao động trẻ, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học- kĩ thuật.
+ Trình độ người lao động đang được nâng cao.
- Hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn; thiếu tác phong công nghiệp
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(3,0 điểm)
a. Nhận xét và giải thích về sự phát triển cây công nghiệp 
+ Nhận xét:
- Nước ta trồng được nhiều loại cây công nghiệp, cả cây hàng năm và cây lâu năm, cả cây nhiệt đới và cây cận nhiệt, ôn đới (dẫn chứng)
- Diện tích trồng cây công nghiệp tăng qua các năm (dẫn chứng)
- Từ năm 2000 đến 2007: diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn (gấp 1.25 lần), cây công nghiệp hàng năm chỉ tăng 1.09 lần
+ Giải thích:
- Nước ta có nhiều điều kiện về địa hình, đất đai, khí hậu ... để phát triển cả cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm
- Diện tích cây công nghiệp tăng do chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của nhà nước, việc đảm bảo an ninh lương thực ...
- Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn do giá trị cao, mở rộng thị trường xuất khẩu...
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
b. Trình bày và giải thích sự phân bố cây công nghiệp 
+ Các loại cây CN lâu năm (chè, cà phê, cao su...) phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du: vì thích hợp với các loại đất feralit, đất phù sa cổ
- Các loại cây CN lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...) phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ: thích hợp khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo 
- Dừa ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long: do thích hợp đất mặn
- Các loại cây CN lâu năm (chè, hồi quế...) chủ yếu phân bố ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Do thích hợp với khí hậu cận nhiệt của vùng, ngoài ra chè còn trồng trên các cao nguyên cao ở Tây Nguyên: do có khí hậu mát mẻ
+ Các loại cây CN hàng năm (mía, lạc, bông thuốc lá...) phân bố ở nhiều nơi (cả trung du, miền núi và đồng bằng)
+ Đã hình thành các vùng chuyên canh cây CN lớn của cả nước
- Đông Nam Bộ: Vùng chuyên canh cây CN lớn nhất cả nước. 
- Tây Nguyên: Vùng chuyên canh cây CN lớn thứ hai cả nước
- Trung du và miền núi Bắc Bộ: Vùng chuyên canh cây CN lớn thứ ba cả nước
- Các vùng khác có quy mô cây CN không lớn
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
5
(2,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ:
- Vẽ biểu đồ cột kép chính xác, có tên biểu đồ, chú giải
(Thiếu tên, thiếu chú giải, khoảng cách năm không đúng tỉ lệ. Thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm)
1.25
b. Nhận xét:
- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng (CM số liệu).
- Cả hai tiểu vùng đều tăng; trong đó Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc (CM số liệu).
- Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc luôn cao hơn
0,25
0,25
0.25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 10,00 điểm
* Chú ý: 
- Nếu thí sinh có cách làm khác nhưng vẫn đảm bảo nội dung thì cho đủ số điểm theo hướng dẫn chấm.
- Các ý có yêu cầu dẫn chứng mà thí sinh không nêu được cụ thể thì chỉ cho 50 % số điểm của ý đó.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_de_8_phong_gddt_hai_du.doc
Bài giảng liên quan