Đề thi tham khảo môn GDCD Lớp 12

 Câu 10. Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện xử lí và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài

A. hình sự. B. dân sự

C. hành chính D. kỷ luật.

 Câu 11. Theo sự phân công của lớp, Mai cùng Trang đi học sớm nhất để làm công tác vệ sinh phòng học. Đang mải mê kê lại bàn ghế cho thẳng hàng thì Trang thì thầm với Mai: “ Tớ phát hiện Nam có thư nhắn dấu trong ngăn bàn, bọn mình mở ra đọc xem có phải em nào nhắn tới hay không đi”. Nếu là Mai, em sẽ

A. . từ chối và để Trang xem một mình.

B. cùng Trang xem nhanh thư rồi cất vào nguyên chỗ cũ.

C. cùng Trang xem nhanh thư rồi tiêu hủy để Nam không biết.

D. từ chối và đề nghị Trang cũng không tự ý đọc thư nhắn đó.

 Câu 12. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là

A. bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

B. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

C. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tham khảo môn GDCD Lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ THI THAM KHẢO 
Môn GDCD 12
Thời gian : 50 phút.
Câu 1. Pháp luật có
A. tính cấm đoán.
B. tính bắt nguồn từ thực tế.
C. tính tự giác, tự nguyện.
D. tính quyền lực bắn buộc chung.
 Câu 2. Pháp luật có nguồn gốc từ
A. thực tiễn đời sống xã hội
B. các quan hệ kinh tế
C. các quan hệ chính trị
D. các quan hệ đạo đức
Câu 3. Văn bản qui phạm pháp luật đòi hỏi phải diễn đạt chính xác, một nghĩa. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến .
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức .
D. Tính cẩn thận.
Câu 4. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Điều này thể hiện ở pháp luật mang bản chất
A. giai cấp
B. xã hội
C. chính trị
D. công nhân
 Câu 5. Văn bản nào sau đây không thuộc văn bản quy phạm pháp luật?
A. Bộ luật hình sự.
B. Hiến pháp và luật.
C. Thông tư, Chỉ thị. 
D. Điều lệ Đoàn Thanh niên. 
Câu 6. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm thể hiện hình thức 
A. thi hành pháp luật.	B. sử dụng pháp luật
C. tuân thủ pháp luật.	D. áp dụng pháp luật.
Câu 7. Vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ là vi phạm
A.hình sự	B. dân sự
C.hành chính	D. kỷ luật
Câu 8. Công dân phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận khi không thực hiện đúng hợp đồng vay mượn là thể hiện công dân chịu trách nhiệm
A. dân sự.	B. hình sự.
C. hành chính.	D. kỷ luật.
 Câu 9. Hình thức xử phạt theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước đối với công dân vi phạm các qui tắc quản lý nhà nước là thể hiện trách nhiệm
A dân sự	B. hình sự
C. hành chính	D. kỷ luật
 Câu 10. Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện xử lí và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài
A. hình sự.	 B. dân sự	
C. hành chính	 D. kỷ luật.
 Câu 11. Theo sự phân công của lớp, Mai cùng Trang đi học sớm nhất để làm công tác vệ sinh phòng học. Đang mải mê kê lại bàn ghế cho thẳng hàng thì Trang thì thầm với Mai: “ Tớ phát hiện Nam có thư nhắn dấu trong ngăn bàn, bọn mình mở ra đọc xem có phải em nào nhắn tới hay không đi”. Nếu là Mai, em sẽ 
A. . từ chối và để Trang xem một mình.
B. cùng Trang xem nhanh thư rồi cất vào nguyên chỗ cũ.
C. cùng Trang xem nhanh thư rồi tiêu hủy để Nam không biết.
D. từ chối và đề nghị Trang cũng không tự ý đọc thư nhắn đó.
 Câu 12. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là
A. bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
B. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
C. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 13. Pháp luật qui định trách nhiệm pháp lý áp dụng với công dân phụ thuộc vào
A. tính chất, mức độ, hậu quả, hoàn cảnh vi phạm pháp luật của công dân.
B. địa vị xã hội của người vi phạm pháp luật.
C. tôn giáo của người vi phạm pháp luật.
D. nghề nghiệp của người vi phạm pháp luật.
 Câu 14. Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong quan hệ nào?
A. Mọi mặt trong gia đình. B. Chỉ trong quan hệ lao động
C. Chỉ trong quan hệ kinh tế. D. Chỉ trong quan hệ nhân thân.
Câu 15. Để giao kết hợp đồng lao động anh A căn cứ vào nguyên tắc
A. tự do, tự nguyện bình đẳng, không trái pháp luật.
B. tự do, dân chủ, công bằng tiến bộ.
C. tự do, tích cực chủ động, tự quyết.
D. tự do, tự giác, trách nhiệm tận tình.
 Câu 16. Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động?
A. Là cở sở để người sử dụng lao động quản lí tốt người lao động. B. Hợp đồng là cơ sở buộc người sử dụng lao động buộc phải trả công cho người lao động.
C. Hợp đồng lao động là cơ sở đảm bảo người lao động có việc làm.
D. Hợp đồng lao động là cơ sở pháp lý để hai bên thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
Câu 17. Quan điểm nào sau đây đúng với bình đẳng giữa vợ, chồng trong quan hệ tài sản?
A. Người nào là lao động chính trong gia đình mới có quyền lựa chọn mua nhà ở đâu.
B. Người chồng là lao động chính trong gia đình mới có quyền có tài sản riêng.
C. Chỉ người vợ mới có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình và quyền đặt tên cho con. 
D. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng, tài sản có trước thời kỳ hôn nhân, được tặng, cho, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Câu 18. Nhận thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều ưu thế về công nghệ sản xuất, nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước cũng thúc đẩy ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất . Việc làm trên thể hiện các doanh nghiệp bình đẳng về
A. tự chủ kinh doanh để nâng cao khả năng cạnh tranh.
B. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
D. nghĩa vụ trong kinh doanh.
Câu 19. Ở địa phương A chỉ cho phép các doanh nghiệp nhà nước hoạt động và cấm các doanh nghiệp tư nhân, các cửa hàng buôn bán nhỏ. Địa phương đó đã vi phạm
A. quyền bình đẳng trong lao động.
B. quyền bình đẳng trong sản xuất và tiêu dùng.
C. quyền bình đẳng trong kinh doanh.
D. quyền bình đẳng trong lựa chọn việc làm.
Câu 20. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, chủng tộc, màu da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển được hiểu là quyền bình đẳng giữa các
A. dân tộc. B. tôn giáo. C. công dân. D.cá nhân.
Câu 21. Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Công dân bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo trong hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật.
B. Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng tôn giáo khác.
C. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo theo qui định của pháp luật. 
D. Công dân có quyền không theo bất kỳ một tôn giáo nào.
Câu 22. Việc Quốc hội tổ chức cho nhân dân cả nước tham gia thảo luận, góp ý cho Dự thảo Luật đất đai thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào trong thực tế?
A. Chính trị. B. Đất đai. 
C. Văn hóa. D.Truyền thống .
Câu 23. "Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang." là nói đến
A. quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. 
C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
Câu 24. Nhận định nào sau đây là đún qui định pháp luật?
 A. Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
B. Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.
C. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có lệnh bắt của Toà án hoặc của Viện kiểm sát
D. Công an có thể bắt người nếu nghi ngờ người đó vi phạm pháp luật.
Câu 25. Hành vi của người nào sau đây là vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe ?
A. Anh A điều khiển xe gắn máy đến ngã ba thiếu quan sát đã gây tai nạn làm chị H bị gãy chân.
B. Người sử dụng lao động có hành vi đánh đập người làm thuê.
C. Cán bộ thẩm vấn đánh chết người bị tạm giam do người đó không chịu khai, nhận tội.
D. Do bị anh T xúc phạm, anh K đã với luôn xà beng gần đó đập vào đầu anh T, làm anh T bị thương.
Câu 26. Hành vi nào sau đây xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Công dân khám chỗ ở của người khác khi phát hiện tại nơi ở của người đó có người phạm tội lẩn tránh.
B. Công an khám xét chỗ ở của công dân khi căn cứ ở chỗ của công dân có chứa phương tiện liên quan đến vụ án.
C. Ông A vào nhà ông B sau khi được ông B mở cửa mời vào.
D. Chi Lan vào phòng làm việc của cấp trên để báo cáo công việc theo yêu cầu của cấp trên. 
 Câu 27. Khi có căn cứ tại phòng làm việc của Giám đốc công ty X có chứa các tài liệu liên quan đến việc công ty này làm ăn phi pháp, cơ quan điều tra đã tiến hành khám xét phòng làm việc của giám đốc công ty X theo đúng qui định. Khi thực hiện lệnh khám cần có người chứng kiến là ai?
A. Người làm việc tại công ty X. B. Người dân ở gần công ty X.
C. Người tố cáo. D. Đối tác làm ăn phi pháp của công ty X.
 Câu 28. Nhận thấy có nhiều học sinh còn đi học muộn, Mai viết thư đóng góp ý kiến của mình về hình thức kỷ luật tích cực với những trường hợp đó và gửi vào hòm thư góp ý của nhà trường. Việc làm trên của Mai thể hiện quyền nào?
A. Quyền học tập. B. Tư do tư tưởng.
C.Tự do ngôn luận trực tiếp. D. Tự do ngôn luận gián tiếp. 
 Câu 29. Quyền bầu cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. 
B. Trực tiếp, thẳng thắn, tự do.
C. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện. 
D. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ.
 Câu 30. Thông qua quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, nhân dân thực thi hình thức dân chủ nào?
A. Trực tiếp. B.Gián tiếp.
C. Tập trung. D. Xã hội chủ nghĩa.
Câu 31. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền tố cáo. B. Quyền khiếu nại. 
C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền nhân thân.
Câu 32. Sau khi nhận được vắc - xin phòng bệnh viêm màng não mủ của nhà nước trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, UBND xã B đã thông báo lịch tiêm chủng cho nhân dân biết. Việc làm trên thể hiện loại công việc nào của xã?
A. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. 
B. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
C.Nhũng việc nhân dân thảo luận, chính quyền xã quyết định. 
D. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
Câu 33. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân bị phân biệt đối xử bởi
A. tình trạng pháp lý. 
B. giới tính, dân tộc.
C. trình độ văn hoá. 
D. thời hạn cư trú.
Câu 34. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân? 
A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp. 
C. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền được phát triển.
Câu 35. Quan điểm nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân?
A. Mọi công dân có quyền học từ thấp đến cao, thường xuyên, suốt đời. 
B. Mọi công vào học tại các trường mà không cần tuân theo trình tự, thủ tục nào cả.
C. Không học sinh nào có quyền được nhập học nếu đã quá tuổi. 
D. Chỉ có quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền
Câu 36. Bạn A học các môn khối C để có điều kiện trở thành luật sư là thể hiện quyền học
A. bất cứ ngành nghề nào. 
B. không hạn chế.
C. thường xuyên, suốt đời.
D. mãi mãi.
Câu 37. Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam là 
A. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. B. từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
C. từ 18 đến 27 tuổi. D. từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 38. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế là quyền
A. phát triển văn hóa. 
B. tự do kinh doanh.
C. bảo vệ môi trường. 
D. quốc phòng, an ninh.
Câu 39. Ông B có giấy phép kinh doanh tạp hóa nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra cửa hàng nhà ông đã lập biên bản xử phạt và tịch thu một số hàng hóa không có trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Ông B cho rằng ông có giấy phép đăng ký kinh doanh và việc làm của cơ quan thuế là sai luật. Vậy hành vi của cơ quan thuế là 
A. sai luật. B. đúng luật. C. lạm quyền. D. mưu lợi cá nhân.
Câu 40. Đối tượng nào sau đây không có quyền tự do kinh doanh?
A. Giáo viên. B. Người lao động tự do. 
C. Doanh nhân. D. Sĩ quan .

File đính kèm:

  • docde_thi_tham_khao_mon_gdcd_lop_12.doc
Bài giảng liên quan