Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Lịch sử - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Trình bày những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930. Từ những hoạt động trên của Nguyễn Ái Quốc, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

doc5 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Lịch sử - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2019 - 2020
Bài thi môn chuyên: LỊCH SỬ
Ngày thi: 05/6/2019
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 04 câu, trong 01 trang
Câu 1 (2,5 điểm) 
Trình bày những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930. Từ những hoạt động trên của Nguyễn Ái Quốc, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 2 (2,0 điểm)
	Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"?
Câu 3 (2,5 điểm)
Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) và chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có những điểm gì giống và khác nhau?
Câu 4 (3,0 điểm)
Phân tích những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai và biểu hiện của những biến đổi đó ở Việt Nam. 
-----HẾT-----
Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:...................................
Họ và tên, chữ ký:
Cán bộ coi thi thứ nhất:.....................................................................
Cán bộ coi thi thứ hai:.......................................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2019 - 2020
Bài thi môn chuyên: LỊCH SỬ
Ngày thi: 05/6/2019
 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
I. Hướng dẫn chung
1. Nếu thí sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án mà đúng vẫn cho điểm đủ từng phần như hướng dẫn; thang điểm chi tiết do Ban chấm thi thống nhất.
2. Tuyệt đối không làm tròn điểm. 
II. Hướng dẫn chi tiết
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,5 điểm)
Trình bày những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930. Từ những hoạt động trên của Nguyễn Ái Quốc, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
a. Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930. (2,0 điểm)
- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản. 
0.25
- Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
0.25
- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, ra báo Người cùng khổ, viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
0.25
- Từ năm 1923 đến cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản và trình bày tham luận
0.25
- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản báo Thanh niên, mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ. 
0.25
- Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp và in thành cuốn Đường cách mệnh (1927), đã vạch ra những phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
0.25
- Đầu năm 1930, trước tình hình ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, với tư cách phái viên Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập, chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
0.25
- Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua, trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
0.25
b. Từ những hoạt động trên của Nguyễn Ái Quốc, em rút ra được những bài học gì cho bản thân? (0,5 điểm)
- Thí sinh dựa vào những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930 để rút ra bài học cho bản thân.
- Yêu cầu lập luận chặt chẽ.
- Gợi ý:
+ Ra sức học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức tốt
0.25
+ Vượt lên mọi khó khăn để đạt được kết quả cao trong học tập, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ
0.25
2
(2,0 điểm)
Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"? (2,0 điểm)
- Về chính trị, quân sự: 
+ Chính quyền cách mạng vừa được thành lập còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu, lại phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và nội phản.
0.25
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc là 20 vạn quân Tưởng
0.25
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh đã mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
0.25
+ Trên cả nước vẫn còn hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giápBọn phản động trong nước nhân cơ hội cũng nổi dậy chống phá cách mạng
0.25
- Về kinh tế, tài chính:
+ Kinh tế: chủ yếu là nông nghiệp vốn nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nạn đói đe dọa
0.25
+ Tài chính: ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng, quân Tưởng tung tiền mất giá làm nền tài chính nước ta thêm rối loạn
0.25
- Về văn hóa, xã hội: hơn 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội còn phổ biến
0.25
- Kết luận: những khó khăn trên đây đã đặt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".
0.25
3
(2,5 điểm)
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) và chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có những điểm gì giống và khác nhau?
a. Giống nhau: (1,0 điểm)
- Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
0.25
- Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn do Mĩ chỉ huy, trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh.
0.25
- Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất, giành dân với cách mạng
0.25
- Đều nhằm chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á
0.25
b. Khác nhau: (1,5 điểm)
- Âm mưu cơ bản: Trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là “dùng người Việt đánh người Việt”; trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là tạo ưu thế về binh lực và hỏa lực đè bẹp chủ lực của ta giành lại thế chủ động trên chiến trường
0.25
- Lực lượng chủ yếu:
+ Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt": Sử dụng quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu do cố vấn Mĩ chỉ huy.
0.25
+ Chiến lược "Chiến tranh cục bộ": Sử dụng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ đóng vai trò chủ yếu.
0.25
- Vai trò của Mĩ: Trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" Mĩ đóng vai trò cố vấn chỉ huy; trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" Mĩ trực tiếp tham chiến.
0.25
- Thủ đoạn cơ bản: Trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là dồn dân lập “ấp chiến lược”, thực hiện chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”Trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" Mĩ sử dụng chiến thuật hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”
0.25
- Quy mô chiến tranh: Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" diễn ra chủ yếu ở miền Nam; chiến lược "Chiến tranh cục bộ" Mĩ vừa tiến hành ở miền Nam kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc.
0.25
4
(3,0 điểm)
Phân tích những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai và biểu hiện của những biến đổi đó ở Việt Nam. 
a. Phân tích những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. (2,25 điểm)
* Biến đổi thứ nhất: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
0.25
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Nam Á đều bị phát xít Nhật chiếm đóng
0.25
- Tháng 8/1945, lợi dụng thời cơ phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh. Nhiều nước đã tuyên bố độc lập hay giải phóng phần lớn lãnh thổ: In-đô-nê-xi-a (8/1945); Việt Nam (9/1945); Lào (10/1945)
0.25
- Ngay sau đó, các nước đế quốc Âu - Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân Đông Nam Á lại phải cầm súng tiến hành cuộc kháng chiến. Trải qua quá trình đấu tranh kiên cường, đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á đã lần lượt giành được độc lập như Philippin, Miến Điện, Mã Lai...
0.25
- Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối SEATO nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực. Tuy nhiên, đến nay tất cả các nước đều giành được độc lập. Đây là biến đổi đầu tiên của khu vực Đông Nam Á.
0.25
* Biến đổi thứ hai: 
- Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kì xây dựng đất nước, phát triển kinh tế.
0.25
- Các nước đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, phúc lợi xã hội được bảo đảm.
0.25
* Biến đổi thứ ba: 
- Trong quá trình xây dựng đất nước, phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á đã hợp tác với nhau thành lập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1967.
0.25
- Đến nay ASEAN đã kết nạp 10 nước thành viên, trở thành tổ chức có uy tín trong khu vực và trên thế giới.
0.25
b. Biểu hiện của những biến đổi đó ở Việt Nam (0,75 điểm)
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển, năm 1945 Việt Nam giành được độc lập, sau đó tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mĩ, đến năm 1975 giành thắng lợi hoàn toàn.
0.25
- Sau khi giành độc lập, Việt Nam bước vào thời kì xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, đạt được nhiều thành tựu
0.25
- Năm 1995, Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN
0.25
Tổng điểm
10.0
--------Hết--------

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_lich_su_nam_hoc_2019_20.doc
Bài giảng liên quan