Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1. (2,5 điểm)

Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930). Theo em, những nhân tố nào dẫn đến sự thành công của hội nghị này?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên Lịch sử - Năm học 2020-2021 - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2020 - 2021
Bài thi môn chuyên: LỊCH SỬ
Ngày thi: 18/7/2020
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 04 câu, trong 01 trang
Câu 1. (2,5 điểm) 
Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930). Theo em, những nhân tố nào dẫn đến sự thành công của hội nghị này? 
Câu 2. (2,0 điểm)
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện trong những tài liệu nào? Phân tích nội dung cơ bản của đường lối đó. 
Câu 3. (2,5 điểm)
	Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam gồm những nội dung cơ bản nào? Những điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pa-ri năm 1973 là gì?
Câu 4. (3,0 điểm)
Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? 
-----HẾT-----
Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:...................................
Họ và tên, chữ ký:
Cán bộ coi thi thứ nhất:.....................................................................
Cán bộ coi thi thứ hai:.......................................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2020- 2021
Bài thi môn chuyên: LỊCH SỬ
Ngày thi: 18/7/2020
 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
1. Nếu thí sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án mà đúng vẫn cho điểm đủ từng phần như hướng dẫn; thang điểm chi tiết do Ban chấm thi thống nhất.
2. Tuyệt đối không làm tròn điểm. 
II. Hướng dẫn chi tiết
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,5 điểm)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930). Theo em, những nhân tố nào dẫn đến sự thành công của hội nghị này? 
a. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
- Hoàn cảnh:
+ Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có một Đảng Cộng sản thống nhất lãnh đạo...
+ Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau gây trở ngại cho cách mạng, yêu cầu phải hợp nhất thành một đảng
 + Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) triệu tập, chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản từ ngày 3 - 2 đến 7 - 2 - 1930.
0.25
0.25
0.25
- Nội dung:
+ Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. 
+ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo mang tính dân tộc và tính giai cấp sâu sắc.
+ Nhân dịp thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã ra Lời kêu gọi.
- Sau hội nghị hợp nhất, ngày 24 - 2 - 1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
0.25
0.25
0.25
0.25
b. Những nhân tố dẫn đến sự thành công của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
- Uy tín và khả năng tổ chức, lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc.
- Các tổ chức cộng sản đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất.
0.25
0.25
0.25
2
(2,0 điểm)
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện trong những tài liệu nào? Phân tích nội dung cơ bản của đường lối đó. 
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện qua những tài liệu cơ bản:
+ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng; + Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh.
0.25
0.25
0.25
- Nội dung: nêu lên tính chất, mục đích, nội dung, phương châm của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
0.25
- Kháng chiến toàn dân: là huy động toàn dân tham gia kháng chiến với phương châm mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài. Ta phải kháng chiến toàn dân vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, cuộc kháng chiến chống Pháp nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, đem lại quyền lợi cho nhân dân nên phải huy động toàn dân tham gia kháng chiến. Đây cũng là truyền thống chống ngoại xâm của cha ông ta.
0.25
- Kháng chiến toàn diện: là kháng chiến trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giaotrong đó mặt trận quân sự là chính. Ta phải kháng chiến toàn diện vì thực dân Pháp không chỉ đánh ta về quân sự mà còn đánh ta trên tất cả các mặt. Hơn nữa có kháng chiến toàn diện thì mới huy động được sức mạnh của toàn dân.
0.25
- Kháng chiến trường kì: là kháng chiến lâu dài. Ta phải kháng chiến lâu dài vì khi bắt đầu cuộc kháng chiến so sánh tương quan lực lượng Pháp mạnh hơn ta, Pháp âm mưu đánh nhanh thắng nhanh. Ta chủ trương kháng chiến lâu dài để vừa đánh vừa xây dựng lực lượng. Đây cũng là truyền thống chống ngoại xâm của cha ông ta.
0.25
- Kháng chiến tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: là kháng chiến dựa vào sức mình là chính nhưng cũng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế khi có điều kiện để đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng giành thắng lợi
0.25
3
(2,5 điểm)
Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam gồm những nội dung cơ bản nào? Những điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pa-ri năm 1973 là gì?
a. Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam:
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
0.25
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
0.25
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
0.25
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. 
0.25
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
0.25
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
0.25
b. Những điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pa-ri 1973.
- Đều là sự phản ánh, ghi nhận thắng lợi giành được trên chiến trường của nhân dân Việt Nam.
0.25
- Đều buộc các nước đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
0.25
- Đều là hiệp định đưa đến việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình.
0.25
- Đều buộc các nước đế quốc phải rút quân về nước.
0.25
4
(3,0 điểm)
Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? 
a. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
- Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các nước lớn tránh xung đột trực tiếp, đối đầu nhau. Các cuộc xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, hòa bình giải quyết các tranh chấp.
0.5
- Sự tan rã của Trật tự hai cực Ianta và thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. Nhưng Mĩ lại chủ trương “thế giới đơn cực” để dễ bề chi phối và thống trị thế giới.
0.5
- Sau “chiến tranh lạnh” và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
0.5
- Tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái như ở châu Phi và một số nước ở Trung Á
0.25
- Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.
0.25
b. “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc vì: 
- Thời cơ: 
+ Có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tranh thủ nguồn vốn, học hỏi kinh nghiệm quản lí của các nước, mở rộng thị trường...
+ Có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, giao lưu hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật, mở rộng quan hệ đối ngoại...
0,25
0.25
- Thách thức: 
+ Vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các nước...Đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoa học kĩ thuật nếu không nắm bắt được thời cơ.
+ Đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập dễ bị hòa tan...
0.25
0.25
Tổng điểm
10.0
--------Hết--------

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_lich_su_nam_hoc_2020_20.doc
Bài giảng liên quan