Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên môn Hóa học - Năm học 2017-2018 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)
1. Cho x gam hỗn hợp gồm CuO, MgO, ZnO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl sinh ra 22,5 gam nước. Tìm khoảng xác định giá trị của x.
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017-2018 Môn chuyên: Hóa học Ngày thi: 3/6/2017. (Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 05 câu trong 02 trang) Câu I (1,5 điểm). 1. Bằng phương pháp hóa học, tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm: CH3COONa, (CH3COO)2Ba, (CH3COO)2Mg. Dụng cụ và hóa chất coi như có đủ. 2. Đốt cháy hoàn toàn FeS2 thu được chất rắn A và khí B. Cho khí B vào dung dịch nước Br2 (vừa đủ) được dung dịch C; cho khí B vào dung dịch KMnO4 (vừa đủ) được dung dịch D. Lần lượt hòa tan chất rắn A vào dung dịch C và dung dịch D. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên. Câu II (1,5 điểm). 1. Cho hỗn hợp A gồm các chất (K2O, Ca(NO3)2, NH4NO3, KHCO3) có số mol bằng nhau và bằng a mol vào nước (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đun nóng đến khi không còn khí thoát ra, thu được dung dịch B. Xác định số mol chất tan có trong dung dịch B. 2. Cho Cl2 tác dụng với 16,2 gam kim loại R (có hóa trị không đổi) thu được 58,8 gam chất rắn D. Cho O2 (dư) tác dụng với chất rắn D đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 63,6 gam chất rắn T. Xác định kim loại R và tính % khối lượng của mỗi chất trong T. Câu III (1,5 điểm). 1. Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ dưới đây: Glucozơ A B C E G 2. Một mẫu vải có chất liệu bằng sợi bông tự nhiên. Nhỏ vào mẫu vải vài giọt dung dịch H2SO4 đặc, tại vị trí tiếp xúc với axit vải bị đen rồi thủng. Nếu thay bằng dung dịch HCl đặc thì sau một thời gian, tại chỗ tiếp xúc với axit vải bị mủn dần rồi thủng. Viết phương trình hóa học và giải thích các hiện tượng trên. Câu IV (3,0 điểm). 1. Cho x gam hỗn hợp gồm CuO, MgO, ZnO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl sinh ra 22,5 gam nước. Tìm khoảng xác định giá trị của x. 2. Đốt cháy hoàn toàn a gam một sunfua kim loại M hoá trị II thu được chất rắn A và khí B. Hoà tan hết A bằng lượng dung dịch H2SO4 20% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 28,07%. Làm lạnh dung dịch này tới nhiệt độ thấp tách ra 23,4375 gam tinh thể T, phần dung dịch bão hoà có nồng độ 21%. a) Xác định kim loại M. b) Xác định công thức tinh thể T với a = 24 gam. 3. Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 0,3 M với V2 lít dung dịch NaOH 0,4 M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1, V2. Biết rằng 0,6 lít dung dịch A hòa tan vừa đủ 0,54 gam Al và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu V (2,5 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí X gồm a gam hiđocacbon A và b gam hiđrocacbon B (mạch hở, trong phân tử chỉ chứa 1 liên kết bội) thu được 35,2 gam CO2 và 16,2 gam nước. Nếu thêm vào V lít X một lượng gam hiđrocacbon A được hỗn hợp khí Y, đốt cháy hoàn toàn Y thu được 48,4 gam CO2 và 23,4 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A và B. 2. Cho 152,4 gam hỗn hợp A gồm 1 rượu đơn chức và 1 axit hữu cơ đơn chức. Chia A thành 3 phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng hết với Na, thu được 11,2 lít H2 (ở đktc). - Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 79,2 gam CO2 và y gam nước. - Phần 3: Thực hiện phản ứng este hóa với hiệu suất 60%. Sau phản ứng thấy có 4,32 gam nước sinh ra. a) Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của các chất trong A và của este. b) Tính y. -----------Hết----------- Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh ............................. Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:................................................. Giám thị 2:.................................................. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC HD CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Hóa học Ngày thi: 3/6/2017. Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Hướng dẫn gồm 05 câu trong 06 trang Câu I (1,5 điểm) . 1. Bằng phương pháp hóa học, tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm: CH3COONa, (CH3COO)2Ba, (CH3COO)2Mg. Dụng cụ và hóa chất coi như có đủ. 2. Đốt cháy hoàn toàn FeS2 thu được chất rắn A và khí B. Cho khí B vào dung dịch nước Br2 (vừa đủ) được dung dịch C; cho khí B vào dung dịch KMnO4 (vừa đủ) được dung dịch D. Lần lượt hòa tan chất rắn A vào dung dịch C và dung dịch D. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên. Câu Ý NỘI DUNG Điểm I 1 Ngâm hỗn hợp trong dung dịch Na2CO3 dư được kết tủa A gồm MgCO3, BaCO3. Dung dịch B gồm CH3COONa, Na2CO3. (CH3COO)2Ba + Na2CO3 BaCO3 + 2CH3COONa (CH3COO)2Mg + Na2CO3 MgCO3 + 2CH3COONa 0,25 Nhiệt phân hoàn toàn A, cho chất rắn vào nước dư, lọc lấy MgO, Cho CH3COOH dư vào phần nước lọc, cô cạn dung dịch sau phản ứng được (CH3COO)2Ba MgCO3 MgO + CO2 BaCO3 BaO + CO2 BaO + H2O Ba(OH)2 Ba(OH)2 + 2CH3COOH (CH3COO)2Ba + 2H2O 0,25 Ngâm MgO trong dung dịch CH3COOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng được (CH3COO)2Mg MgO + 2CH3COOH (CH3COO)2Mg + 2H2O 0,25 Cho CH3COOH dư vào dung dịch B, cô cạn dung dịch sau phản ứng được CH3COONa 2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + CO2 + H2O 0,25 2 4FeS2 + 11 O2 2Fe2O3 + 8SO2 SO2 + 2H2O + Br2 2HBr + H2SO4 0,25 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O Fe2O3 +6HBr 2FeBr3 + 3H2O 0,25 Câu II (1,5 điểm). 1. Cho hỗn hợp A gồm các chất (K2O, Ca(NO3)2, NH4NO3, KHCO3) có số mol bằng nhau và bằng a mol vào nước (dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đun nóng đến khi không còn khí thoát ra, thu được dung dịch B. Xác định số mol chất tan có trong dung dịch B. 2. Cho Cl2 tác dụng với 16,2 gam kim loại R (có hóa trị không đổi) thu được 58,8 gam chất rắn D. Cho O2 (dư) tác dụng với chất rắn D đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 63,6 gam chất rắn T. Xác định kim loại R và tính % khối lượng của mỗi chất trong T. Câu Ý NỘI DUNG Điểm II 1 Đặt số mol các chất trong hỗn hợp là a mol. K2O + H2O 2KOH (số mol KOH là 2a mol). KOH + KHCO3 K2CO3 + H2O a mol a mol a mol 0,25 KOH + NH4NO3 KNO3 + H2O + NH3 a mol a mol amol K2CO3 + Ca(NO3)2 2KNO3 + CaCO3¯ a mol a mol 2a mol 0,25 Suy ra dung dịch B là dung dịch chứa 3a mol KNO3. 0,25 2 2R + nCl2 2RCln (1) = 0,6 mol 4R + nO2 2R2On (2) = 0,15 mol 0,25 Theo (1) và (2) ta có: à n = 3; R là Al 0,25 %Al2O3 = 16% và %AlCl3 = 84%. 0,25 Câu III (1,5 điểm). 1. Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ dưới đây: Glucozơ A B C E G 2. Một mẫu vải có chất liệu bằng sợi bông tự nhiên. Nhỏ vào mẫu vải vài giọt dung dịch H2SO4 đặc, tại vị trí tiếp xúc với axit vải bị đen rồi thủng. Nếu thay bằng dung dịch HCl đặc thì sau một thời gian, tại chỗ tiếp xúc với axit vải bị mủn dần rồi thủng. Viết phương trình hóa học và giải thích các hiện tượng trên. Câu Ý NỘI DUNG Điểm III 1 1) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (A) 2) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O (B) 0,25 3) CH3COOH + NaOH ® CH3COONa + H2O (C) 4) 2CH3COONa + H2SO4 loãng ® 2CH3COOH + Na2SO4 (B) 0,25 5) CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3 (E) 6) 2CH4 C2H2 + 3H2 (G) 0,25 2 Sợi bông có thành phần chính là xenlulozơ: (-C6H10O5-)n hay C6n(H2O)5n - Khi cho H2SO4 đặc vào vải, xenlulozơ bị mất nước thành C (than) C6n(H2O)5n 6nC + 5nH2O 0,25 Sau đó cacbon bị oxi hóa theo phản ứng: C + 2H2SO4 CO2 + 2SO2 + 2H2O 0,25 - Khi cho dung dịch HCl đặc vào mảnh vải thì xảy ra phản ứng thủy phân xenlulozơ tại phần tiếp xúc, do đó mảnh vải bị mủn dần. (- C6H10O5 -)n + nH2OnC6H12O6 (HS giải thích đúng, không viết được PTPƯ tính ½ số điểm) 0,25 Câu IV (3,0 điểm). 1. Cho x gam hỗn hợp gồm CuO, MgO, ZnO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl sinh ra 22,5 gam nước. Tìm khoảng xác định giá trị của x. 2. Đốt cháy hoàn toàn a gam một sunfua kim loại M hoá trị II thu được chất rắn A và khí B. Hoà tan hết A bằng lượng dung dịch H2SO4 20% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 28,07%. Làm lạnh dung dịch này tới nhiệt độ thấp tách ra 23,4375 gam tinh thể T, phần dung dịch bão hoà có nồng độ 21%. a) Xác định kim loại M. b) Xác định công thức tinh thể T với a = 24 gam. 3. Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 0,3 M với V2 lít dung dịch NaOH 0,4 M thu được 0,6 lít dung dịch A. Tính V1, V2. Biết rằng 0,6 lít dung dịch A hòa tan vừa đủ 0,54 gam Al và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu Ý NỘI DUNG Điểm IV 1 PTHH dạng tổng quát: R2On + 2nHCl 2RCln + nH2O Theo PTHH: nO(trong hỗn hợp oxit) = nO(trong ) = = (mol) 0,25 - Khối lượng hỗn hợp oxit là cực tiểu khi tất cả là MgO: nMgO = nO = 1,25 (mol)mhh = mMgO = 1,25.40 = 50 (gam) 0,25 - Khối lượng hỗn hợp oxit là cực đại khi tất cả là ZnO: nZnO = nO = 1,25 (mol)mhh = mZnO = 1,25.81 = 101,25 (gam) 0,25 Vì nếu hỗn hợp toàn là Fe2O3 thì số mol của nó bằng 1/3nO =1/3.1,25 mhh = 1/3.1,25.160 = 66,67 (gam) Vậy giá trị của x nằm trong khoảng: 50 < x < 101,25 (Nếu HS viết PT cụ thể suy ra số mol và lập luận đưa ra kết quả vẫn tính điểm tối đa cho từng phần) 0,25 2 a. Xét 1 mol MS (HS có thể đặt số mol cho đại lượng khác nếu đúng vẫn tính điểm tối đa) 2MS + 3O2 2MO + 2SO2 Mol: 1 1 MO + H2SO4 MSO4 + H2O Mol: 1 1 1 Khối lượng dung dịch H2SO4 = gam Khối lượng dung dịch sau phản ứng = 490 + M+16 = (M+ 506) gam Ta có: 0,25 M = 64 vậy M là Kim loại Cu 0,25 b. Gọi T là CuSO4.xH2O a = 24 gam nCuS = 0,25 mol 2CuS + 3O2 2CuO + 2SO2 Mol: 0,25 0,25 CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O Mol: 0,25 0,25 Khối lượng dung dịch trước khi kết tinh: mddt = 0,25.80 + gam Khối lượng dung dịch sau khi kết tinh mdds = 142,5 – 23,4375 = 119,0625 gam 0,25 Gọi m là khối lượng của CuSO4 còn lại trong dung dịch: Ta có m = 25 gam Vậy khối lượng CuSO4 tách ra = 0,25.160 - 25 = 15 gam mà CuSO4.xH2O ............................CuSO4 (160+ 18x) 160 gam 23,4375 15 gam x= 5 Vậy T là CuSO4.5H2O 0,25 3 Ta có V1 + V2 = 0,6 (1) Số mol H2SO4 là 0,3 V1; số mol NaOH 0,4 V2; số mol Al là 0,02 mol. TH1: H2SO4 dư: H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O 0,2V2 mol 0,4V2 mol 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 0,02 mol 0,03 mol 0,25 Ta có 0,3V1 – 0,2V2 = 0,03. Kết hợp với (1), giải ra ta được V1 = V2 = 0,3 lít 0,25 TH2: NaOH dư: H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O 0,3V1 mol 0,6V1 mol 2Al + 2H2O + 2NaOH 2NaAlO2 + 3H2 0,02 mol 0,02 mol 0,25 Ta có 0,4V2 – 0,6V1 = 0,02. Kết hợp với (1), giải ra ta được V1 =0,22 lít, V2 = 0,38 lít 0,25 Câu V (2,5 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí X gồm a gam hiđocacbon A và b gam hiđrocacbon B (mạch hở, trong phân tử chỉ chứa 1 liên kết bội) thu được 35,2 gam CO2 và 16,2 gam nước. Nếu thêm vào V lít X một lượng gam hiđrocacbon A được hỗn hợp khí Y, đốt cháy hoàn toàn Y thu được 48,4 gam CO2 và 23,4 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A và B. 2. Cho 152,4 gam hỗn hợp A gồm 1 rượu đơn chức và 1 axit hữu cơ đơn chức. Chia A thành 3 phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng hết với Na, thu được 11,2 lít H2 (ở đktc). - Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 79,2 gam CO2 và y gam nước. - Phần 3: Thực hiện phản ứng este hóa với hiệu suất 60%. Sau phản ứng thấy có 4,32 gam nước sinh ra. a) Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của các chất trong A và của este. b) Tính y. Câu Ý NỘI DUNG Điểm V 1 Khi đốt X: Khi đốt Y: Khi đốt gam A thì: , Vậy A là hiđrocacbon có công thức tổng quát dạng CnH2n+2. với n nguyên dương 0,25 Đặt số mol của A trong gam là x mol thì ; Vậy trong hỗn hợp X: nA = 0,2 mol Phản ứng đốt cháy của A: 0,25 công thức phân tử của A là C3H8 0,25 Trong X: và B chỉ có 1 liên kết bội, mạch hở nên B là hiđrocacbon có công thức tổng quát CmH2m-2 với m nguyên dương. 0,25 Ta có phản ứng cháy: Đặt y là số mol của CmH2m-2 suy ra my – (m - 1)y = 0,2 – 0,1 y = 0,1 công thức phân tử của A là C2H2 0,25 2 Đặt công thức rượu đơn chức là ROH, axit hữu cơ đơn chức là R’COOH Phần 1: 2ROH + 2Na 2RONa + H2 (1) 2R’COOH + 2Na 2R’COONa + H2 (2) theo (1), (2): n = 2.n = 2. = 1 mol 0,25 Phần 3: ROH + R’COOH R’COOR + H2O (3) nếu H pư (3) = 100% theo (3): 0,25 Gọi n, m tương ứng là số nguyên tử C trong rượu đơn chức, axit hữu cơ đơn chức: Trường hợp 1: Theo bảo toàn nguyên tố C ta có: 0,4n + 0,6m = n= = 1,8 => 2n + 3m = 9 => n = 3; m = 1 => A gồm C3HtO 0,2 mol và HCOOH 0,3 mol Mặt khác: = (12.3 + t + 16).0,4 + 46.0,6 = = 50,8 => t = 6 Vậy CTPT, CTCT các chất trong A: C3H6O (CH2=CH-CH2-OH) HCOOH CTCT của este: HCOO-CH2-CH=CH2 0,25 Trường hợp 2: Làm tương tự ta có: 3n + 2m = 9 n = 1, m = 3 (loại vì điều kiện ) 0,25 b. Tính y: C3H6O 3 H2O 0,4 1,2 HCOOH H2O 0,6 0,6 y = (1,2 + 0,6). 18 = 32,4 gam 0,25 Ghi chú: - Trong các bài toán hóa học, nếu không viết điều kiện phản ứng hoặc không cân bằng phương trình hoặc cả hai thì cứ 4 lỗi trừ 0,25 điểm. - Trong bài toán nếu phương trình sai hoặc cân bằng phương trình sai mà phương trình ấy có liên quan đến kết quả tính toán thì không cho điểm phần sau có liên quan. - Trong các bài định tính nếu phương trình thiếu điều kiện hoặc không cân bằng hoặc cả hai thì trừ nửa số điểm của phương trình. - Học sinh làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. -----------Hết-----------
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_hoa_hoc_nam_hoc_201.doc