Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án)

Câu 3 (5,0 điểm).

Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ Văn 9, tập 2).

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên môn Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn
Ngày thi: 11/6/2014
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 03 câu trong 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm). 
Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
Câu 2 (3,0 điểm).
Trình bày suy nghĩ của em về lời dạy của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. 
Câu 3 (5,0 điểm). 
Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ Văn 9, tập 2). 
-----------HẾT----------
Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:..................................
Họ và tên, chữ ký:
Giám thị 1:.........................................................................................
Giám thị 2:.........................................................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn - Ngày thi 11/6/2014 
 (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang)
Câu 1 (2,0 điểm).
- Chỉ ra được biện pháp tu từ sử dụng trong hai câu thơ: 
+ Nhân hóa: 	(1,0 điểm)
- Hiệu quả nghệ thuật: 
+ Biện pháp nhân hóa sử dụng đắt giá khiến vật vô tri vô giác mang nỗi buồn sầu tủi, bẽ bàng của ông đồ thời tàn/suy. (1,0 điểm) 
Câu 2 (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết một bài nghị luận xã hội đúng và trúng theo yêu cầu của đề bài. 
- Bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt lưu loát, không mắc các loại lỗi. 
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giải thích: 
+ Học là quá trình con người tiếp thu, trau dồi và biến kho tri thức chung thành tri thức của chính mình, gắn với rèn luyện kĩ năng trong công việc, cuộc sống. 
+ Điệp từ “học” nhấn mạnh mỗi người cần học hỏi không ngừng, tích cực, chủ động, học trong suốt cuộc đời.
+ Lời dạy đề cao tầm quan trọng của việc học, coi đó là cách để mỗi người rèn luyện, nâng cao trình độ, hoàn thiện bản thân. 
* Bàn luận: Mỗi người phải không ngừng học tập vì:
+Vốn tri thức của loài người là vô hạn, hiểu biết của mỗi người là hữu hạn, nếu không thường xuyên học hỏi sẽ lạc hậu, tụt hậu.
+ Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa tri thức mọi ngành phát triển với tốc độ cực nhanh, đòi hỏi con người phải chủ động, tích cực tiếp thu có hiệu quả, nhạy bén những tri thức có ích, có giá trị; từ đó biết sống và làm việc tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng ngày càng cao và phong phú của cá nhân, gia đình, xã hội.
+ Thực tế có người lười nhác, ỷ lại, bằng lòng với vốn hiểu biết mình đang có nên sống thụ động, dần dần trở nên dốt nát, họ sẽ thành vật cản sự phát triển của cá nhân, xã hội.
+ Để thực hiện tốt lời dạy của Lê-nin, mỗi người cần phải: Biết cách học thông minh và sáng tạo. Học ở nhiều nơi (trường, sách vở, đời sống,), nhiều người (học thầy, học bạn, học người đi trước có hiểu biết, có kinh nghiệm, học lẫn nhau,), học có kế hoạch, tự giác, biết áp dụng có hiệu quả cao điều học được vào thực tiễn, học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn.
3. Thang điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, còn một vài lỗi rất nhỏ.
- Điểm 2: Đáp ứng được khoảng 2/3 các yêu cầu trên, còn một số lỗi nhỏ.
- Điểm 1: Viết sơ sài, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 3 (5,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức văn học, kết hợp các thao tác nghị luận để làm một bài nghị luận văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề bài. 
- Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc các loại lỗi.
2. Yều cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và lí giải khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Hoàn cảnh của nhân vật Phương Định: 
Là người con gái Hà Nội. Cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư, sống bên mẹ trong căn buồng nhỏ ở đường phố yên tĩnh, trong những ngày thanh bình trước chiến tranh. Kỉ niệm ấy vừa là niềm khao khát vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong tàn khốc của chiến tranh. 
- Những vẻ đẹp của Phương Định:
+ Vốn là nữ sinh Hà Nội hồn nhiên vô tư lự, cô gái nhạy cảm, hay mơ mộng. Đậm nữ tính của những cô gái mới lớn (nhạy cảm, quan tâm đến hình thức, biết và tự hào về vể đẹp ngoại hình...kín đáo, không hay biểu lộ tình cảm...)
 + Vào chiến trường đã ba năm, cô cùng đồng đội phải đối mặt hằng ngày với thử thách, hiểm nguy nhưng cô không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và mơ ước về tương lai (mơ mộng, thích hát) 
+ Một cô gái dũng cảm, gan dạ, lạc quan, có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao. 
+ Một cô gái biết yêu mến, trân trọng tình đồng đội, đồng chí, nhất là tình yêu và niềm cảm phục dành cho tất cả những chiến sĩ mà cô gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. 
+ Vẻ đẹp Phương Định là vẻ đẹp những cô gái thanh niên xung phong, cũng là vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ, nhưng cũng có những nét riêng (thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát), (có thể so sánh với nhân vật khác). 
+ Cách nhìn, cách thể hiện con người của Lê Minh Khuê thiên về cái tốt đẹp trong sáng, cao thượng, anh hùng, đó là xu hướng chung của văn học Việt Nam thời kì chiến tranh, nhưng không rơi vào tình trạng minh họa giản đơn. 
- Nghệ thuật: 
+ Cốt truyện khá đơn giản, tạo dựng rõ nét khung cảnh và không khí ác liệt của chiến tranh ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. 
+ Kể ở ngôi thứ nhất, đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Phương Định, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật cụ thể, sinh động
+ Am hiểu và miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, chân thực tinh tế, sắc sảo khiến nhân vật hiện lên với một thế giới nội tâm phong phú, trong sáng, nhưng không phức tạp.
+ Ngôn ngữ và giọng điệu tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung giàu nữ tính phù hợp với nhân vật... 
3. Thang điểm:
 - Điểm 5: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo trong cấu trúc bài, có hiểu biết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thấu đáo, cách bày tỏ chân thành, có cảm xúc, còn một vài lỗi nhỏ.
 - Điểm 4: Đáp ứng khá tốt những yêu cầu trên, có sự hiểu biết và lập luận chặt chẽ, diễn đạt có cảm xúc, có mắc một số lỗi. 
 - Điểm 3: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, có thể thiếu ý hoặc một vài chỗ chưa hoàn thiện.
 - Điểm 2: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại.
 - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. 
Lưu ý chung: 
 - Có thể thưởng điểm cho những bài viết có ý tứ độc đáo, sáng tạo khi bài làm chưa đạt tối đa.
 - Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25. 

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_ngu_van_nam_hoc_201.doc
Bài giảng liên quan