Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 101 đến 110

1. Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học

- Cừu: đần độn, sợ hãi, thụ động, không biết trốn tránh nguy hiểm.

- Chó sói: là tên bạo chúa đáng ghét, sống gây hại, chết vô dụng.

-> Nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng bằng ngòi bút chính xác.

=> Cách nhìn nhận về tập tính của động vật dưới con mắt của nhà vạn vật học.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 17/11/2023 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 101 đến 110, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
HỌC TRỰC TUYẾN NGỮ VĂN 9
TUẦN 22 (03/2/2020-08/02/2020)
Tiết 101
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Vd: văn bản Bệnh lề mề - sgk/20
- Bàn luận về bệnh lề mề, một hiện tượng đời sống.
- Biểu hiện:
+ Sai hẹn khi đi họp, hội thảo
+ Không coi trọng người khác
-> Biểu hiện của bệnh lề mề rất phong phú, đa dạng.
- Nguyên nhân:
+ Thiếu tôn trọng người khác.
- Qúy thời gian của mình, không tôn trọng thời gian người khác.
+ Không có trách nhiệm đối với công việc chung.
- Tác hại:
+ Gây hại cho tập thể
+ Làm phiền mọi người
+ Mất thì giờ
+ Tạo ra tập quán không tốt.
2. Ghi nhớ: (SGK/21)
II. Luỵên tập:
1. Thảo luận: Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt, đáng biểu dương,...
- Bảo vệ môi trường, giúp đỡ bạn trong giờ học, chấp hành tốt luật giao thông,...
2. Một cuộc điều tra...sgk/21.
- Đây là hiện tượng đáng viết một bài văn nghị luận, vì nó là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay trong giới trẻ, cần viết một bài văn nghị luận phê bình.
Tiết 102 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ
MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
* Đề bài: SGK/22
- Đề cập đến những sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Yêu cầu người viết trình bày nhận xét, suy nghĩ, nêu ý kiến...
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
* Đề bài (SGK/23).	
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
a/ Tìm hiểu đề:	
- Thể loại: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Nội dung: sự việc người tốt, việc tốt.
- Yêu cầu: nêu suy nghĩ về hiện tựợng ấy.
b/ Tìm ý:
- Phạm Văn Nghĩa là học sinh lớp 7, trường THCS Bắc Sơn, Gò Vấp
- Là người thương yêu mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc trồng trọt. 
- Là người biết kết hợp học và hành (thụ phấn cho bắp).
- Nghĩa còn là người biết sáng tạo, làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt.
- Học tập bạn Nghĩa là học yêu cha mẹ, học lao động, học cách kết hợp học với hành, học sáng tạo – làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn.
2. Lập dàn bài
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
3. Viết bài
4. Đọc và sửa chữa lỗi
* Ghi nhớ: SGK/24
II. Luyện tập
 Lập dàn bài cho đề 4 sgk/22
Tiết 103: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần Tập làm văn)
I. Nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình
 - Suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình với các hình thức thích hợp: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
II. Cách làm bài
- Đối với sự việc, hiện tượng được chọn phải có dẫn chứng như là một sự việc, hiện tượng của xã hội nói chung cần được quan tâm.
- Nhận định chỗ đúng, không nói qúa, không giảm nhẹ.
- Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối xuất phát từ lập trường tiến bộ của xã hội, không vì lợi ích cá nhân.
III. Lập dàn bài
Đề:	 Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi
- Mở bài: Giới thiệu về sự việc, hiện tượng
- Thân bài:
+ Thực tế biểu hiện của hiện tượng, nguyên nhân, kết quả/ hậu quả
+ Nhận định, đánh giá về hiện tượng.
- Kết bài: Khẳng định, phê phán, rút ra bài học cho bản thân.
Tiết 104: CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
 - Vũ Khoan -
I. Đọc – hiểu chú thích
1. Tác giả
- Vũ Khoan- nhà hoạt động chính trị, nhiều năm giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
2. Tác phẩm
- Ra đời năm 2001.
3. Đọc:
4. Bố cục: gồm 3 phần
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Điều kiện để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới:
 Là chuẩn bị bản thân con người, vì:
+ Con người là động lực phát triển của lịch sử.
+ Trong nền kinh tế tri thức, vai trò con người càng nổi trội.
-> Cách đặt vấn đề trực tiếp
-. Khẳng định vai trò quan trọng của con người.
2. Bối cảnh của thế giới và những mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước:
- Thế giới: khoa học công nghệ phát triển, sự giao thoa, hội nhập với các nền kinh tế khác.
- Đất nước: giải quyết các nhiệm vụ nặng nề (thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền KT nông nghiệp, đẩy mạnh CNH, HĐH) và phải tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
-> Nhiệm vụ quan trọng cấp bách cần giải quyết ngay.
3. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam:
- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng kém khả năng thực hành.
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ.
- Có tinh thần đoàn kết trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm nhựng đố kị trong làm ăn và trong đời sống.
- Thích ứng nhanh nhưng có nhiều hạn chế trong thói quen, nếp nghĩ.
-> Bằng phép lập luận ( đối chiếu), tác giả phân tích đưa ra lập luận tiêu biểu, bày tỏ thái độ nghiêm túc, phê phán để chỉ ra những hạn chế của đất nước và con người Việt Nam. Cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ ngắn gọn, sâu sắc.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/30
Tiết 105: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (Tiếp theo)
I. Thành phần gọi – đáp
1. Ví dụ: SGK/31.
a, Này,
-> Dùng để gọi
=> Tạo lập cuộc thoại	
b, Thưa ông,
-> Dùng để đáp
=> Duy trì cuộc thoại
- Các từ in đậm trên không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
2. Kết luận: Ghi nhớ (SGK/32)
II. Thành phần phụ chú
1. Ví dụ: SGK/31, 32.
a. Lúc đi, đứa con gái  của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh,
-> Cụm từ in đậm bổ sung cho “đứa con gái đầu lòng của anh”
b. không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, 
-> Cụm từ in đậm chỉ việc diễn ra trong suy nghĩ riêng của tác giả. 
2. Kết luận: Ghi nhớ (SGK/32)
III. Luyện tập
1. Tìm thành phần gọi – đáp trong
- Này : dùng để gọi
- Vâng : dùng để đáp
-> Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên - dưới.
2. Tìm thành phần gọi đáp trong câu
Bầu ơi: Không hướng đến một người hay riêng một đối tượng cụ thể nào, nó có tính chất chung
3, 4.Tìm thành phần phụ chú và cho biết ý nghĩa của chúng.
a/ kể cả anh: giải thích cho cụm từ “mọi người”, chú thích phạm vi bao quát của cụm từ này.
d/ - có ai ngờ : Giải thích cho cụm từ “Cô bé nhà bên”, chú thích sự ngạc nhiên của người nói. 
- thương thương quá đi thôi : Giải thích cho cụm từ “Mắt đen tròn”, chú thích sự xúc động.
ÔN TẬP TUẦN 22 (03/2/2020-08/02/2020)
I. Mục tiêu
- Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.
- Nắm được chương trình địa phương phần Tập làm văn.
- Nắm được đặc điểm, công dụng và nhận biết các thành phần biệt lập
II. Luyện tập
1. Viết đoạn văn ngắn (khoảng một trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có chứa thành phần phụ chú.
2. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8-> 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng xả rác của học sinh hiện nay.
TUẦN 23 (10/2/2020-15/02/2020)
Tiết 106 - 107: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1: Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.
Đề 2: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Em hãy bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Tiết 108	 
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG
THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG -TEN (Trích)
- Hi pô lit ten -
I. Đọc – hiểu chú thích:
1. Tác giả: ( SGK/ 40)
2. Tác phẩm : trích từ chương II, phần 2 của công trình nghiên cứu La Phông-ten, viết năm 1853
a. Đọc:
b. Thể loại: Nghị luận văn chương.
c. Bố cục: gồm hai phần.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học
- Cừu: đần độn, sợ hãi, thụ động, không biết trốn tránh nguy hiểm.
- Chó sói: là tên bạo chúa đáng ghét, sống gây hại, chết vô dụng...
-> Nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng bằng ngòi bút chính xác.
=> Cách nhìn nhận về tập tính của động vật dưới con mắt của nhà vạn vật học.
2. Hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten
a) Hình tượng con cừu:
- Hiền lành, nhút nhát, không hại ai bao giờ
- Chúng còn thân thương và tốt bụng nữa.
=> Vận dụng đặc trưng của thể loại ngụ ngôn, biện pháp nhân hóa.
b) Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn:
- Đói meo và gầy giơ xương.
-> Vừa đáng ghét, vừa đáng thương.
- Ngu ngốc, gian xảo, luôn bắt nạt kẻ yếu.
- Vận dụng đặc trưng của thể loại ngụ ngôn, biện pháp nhân hóa.
=> Ngòi bút phóng khoáng, sáng tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân và cách nghĩ của riêng tác giả.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ ( Sgk/41)
 Tiết 109: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ 
 TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ 
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
1. Ví dụ: sgk/34
 VB “Tri thức là sức mạnh”
- Bàn về giá trị của tri thức khoa học và người tri thức.
- Bố cục: gồm 3 phần.
- Các luận điểm chính: diễn đạt rõ ràng, dứt khoát các ý kiến đưa ra.
- Phép lập luận: chứng minh -> thuyết phục người đọc.
2. Ghi nhớ: SGK/36.
II. Luyện tập
 VB “Thời gian là vàng”
- Thuộc kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Bàn luận về giá trị của thời gian.
- Các luận điểm chính:
+ Thời gian là sự sống.
+ Thời gian là thắng lợi.
+ Thời gian là tiền.
+ Thời gian là tri thức.
- Phép lập luận: phân tích và chứng minh.
Tiết 110: 	LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I. Khái niệm liên kết
1. Ví dụ: SGK/42,43
- Bàn về vấn đề: cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại.
- Nội dung của các câu: đều hướng vào chủ đề của đoạn văn.
-> Trình tự sắp xếp các ý: hợp logic
- Giữa các câu liên kết với nhau bằng các biện pháp:
+ lặp từ ngữ
+ phép liên tưởng
+ phép thế
+ dùng quan hệ từ
+ dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
2. Kết luận: Ghi nhớ (SGK/43)
II. Luyện tập
* Đoạn văn: SGK/44
1. Chủ đề: Khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam, những hạn chế cần khắc phục.
- Nội dung các câu: tập trung vào chủ đề chính.
- Trình tự sắp xếp: hợp lý.
2. Các phép liên kết:
+ đồng nghĩa (sự thông minh, nhạy bén = bản chất trời phú).
+ phép nối (nhưng = ấy là).
+ phép lặp từ ngữ (lỗ hổng, trí thông minh). 
ÔN TẬP TUẦN 23 (10/2/2020-15/02/2020)
I. Mục tiêu
- Viết được bài văn về nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống.
- Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Nắm được mục đích và cách lập luận của nghiên cứu trong bài nghị luận văn chương “aChó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten”.
- Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn; nhận ra và chữa được một số lỗi về liên kết.
II. Luyện tập
1. Lập dàn ý về bài văn những tấm gương vượt lên số phận thành công.
2. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 8-> 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
3. Phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten”.
4. Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng phép liên kết nào.
 Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu.
(Lặng lẽ Sa Pa)
-> Phép liên kết:......................................... 

File đính kèm:

  • docxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_101_den_110.docx