Đề thi tuyển sinh môn Ngữ Văn Lớp 10 THPT - Ngày thi 6-7-2009 (Buổi sáng) - Năm học 2009-2010 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)
Câu 2 ( 3,0 điểm )
Em hãy trình bày ý kiến của mình về những tác hại của việc hút thuốc lá đối với con người và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 3 ( 5,0 điểm )
Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ( SGK Ngữ văn 9 - Tập 1, NXBGD - 2006 ), nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn là điển hình cho vẻ đẹp của những người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhân vật này.
Sở giáo dục và đào tạo kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt Hải dương năm học: 2009 - 2010 Đề thi chính thức Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Ngày 06 tháng 7 năm 2009 ( buổi sáng ) Đề thi gồm : 01 trang .................................................. Câu 1 ( 2,0 điểm ) Cho câu thơ sau: Kiều càng sắc sảo mặn mà a. Chép lại theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của nhân vật Thuý Kiều. b. Cho biết đoạn thơ vừa chép nằm ở đoạn trích nào? Tác giả là ai? Nêu vị trí đoạn trích và bút pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích đó? Câu 2 ( 3,0 điểm ) Suy nghĩ của em về câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Câu 3 ( 5,0 điểm ) Cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ sau: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ! ( Viễn Phương, Viếng lăng Bác, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD - 2006, trang 58). ...................................... Hết................................... Họ tên thí sinh..........................................Số báo danh................................... Chữ kí của giám thị 1..........................Chữ kí của giám thị 2.......................... Sở giáo dục và đào tạo kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt Hải dương năm học: 2009 - 2010 Đề thi chính thức Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Ngày 08 tháng 7 năm 2009 ( buổi sáng ) Đề thi gồm : 01 trang .................................................. Câu 1 ( 2,0 điểm ) Cho đoạn thơ sau: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. ( Theo SGK Ngữ văn 9 - Tập 2, NXBGD - 2006, trang 70 ) a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Gợi tả cảnh gì? b. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ. Câu 2 ( 3,0 điểm ) Em hãy trình bày ý kiến của mình về những tác hại của việc hút thuốc lá đối với con người và rút ra bài học cho bản thân. Câu 3 ( 5,0 điểm ) Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ( SGK Ngữ văn 9 - Tập 1, NXBGD - 2006 ), nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn là điển hình cho vẻ đẹp của những người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước. Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhân vật này. .................................... Hết................................... Họ tên thí sinh..........................................Số báo danh................................... Chữ kí của giám thị 1..........................Chữ kí của giám thị 2........................ Sở giáo dục và đào tạo kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt Hải dương năm học: 2009 - 2010 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Ngày 06 tháng 7 năm 2009 ( buổi sáng ) .................................................. Hướng dẫn chấm môn ngữ văn I. Yêu cầu chung - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm - Riêng câu 2, cho phép học sinh có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn * Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào Tiêu chuẩn cho điểm để cho các điểm khác, có thể lẻ 0,25 điểm và không làm tròn số. II. Yêu cầu cụ thể Câu 1: a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo: ( 0,5 điểm ) So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thuỷ nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. ( Dẫn theo SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD - 2006, trang 81) b. - Đoạn trích: Chị em Thuý Kiều ( 0,25 điểm ) - Tác giả: Nguyễn Du ( 0,25 điểm ) - Vị trí đoạn trích: Thuộc phần mở đầu tác phẩm Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh Thuý Kiều ( 0,5 điểm ) - Bút pháp nghệ thuật chủ yếu trong đoạn trích: ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người ( 0,5 điểm). ( Nếu học sinh trả lời là ước lệ tượng trưng hoặc bút pháp nghệ thuật cổ điển thì vẫn cho điểm ). Câu 2: a. Yêu cầu + Về hình thức - Viết đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - luận điểm đúng đắn, sáng tỏ. - Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. + Về nội dung: Bài làm có thể trình bày dưới hình thức một bài văn ngắn hoặc một đoạn văn, nhưng cần thể hiện được những nội dung cơ bản như sau: - Giải thích ý nghĩa câu ca dao: Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ. Tình cha, nghĩa mẹ đối với con cái là bền vững, không bao giờ vơi cạn ( học sinh có thể lấy dẫn chứng trong đời sống và trong văn học để minh hoạ ). - Bàn luận: Câu ca dao trên hoàn toàn đúng đắn, giàu tính nhân văn. Bên cạnh đó, câu ca dao còn có hàm ý khuyên con cái phải sống đúng đạo làm con, hiếu thảo đối với cha mẹ. Cho đến tận ngày nay, câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị... - Bài học: Mỗi người cần phải ghi lòng tạc dạ công lao của cha mẹ và phải sống trọn đạo làm con. b. Tiêu chuẩn cho điểm - Điểm 3: Đạt các yêu cầu nêu trên, văn viết mạch lạc, thuyết phục, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 2: Đạt các yêu cầu trên nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể còn một số sai sót. - Điểm 1: Chỉ đạt khoảng một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. Câu 3 a. Yêu cầu về kĩ năng: - Có kĩ năng nghị luận về một đoạn thơ, thể hiện được sự cảm thụ tinh tế. - Bài văn có bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Văn viết trong sáng, có cảm xúc. b. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đại thể có các ý cơ bản sau: - Cảm xúc bao trùm trong toàn bộ đoạn thơ là niềm xúc động, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi đau xót của nhà thơ và cũng là của nhân dân ta đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. - Khi vừa đến lăng Bác, nhà thơ đã xúc động trước hình ảnh hàng tre - một hình ảnh thân thuộc mà bao năm đã in hằn trong tiềm thức của người Việt Nam, hình ảnh đã trở thành biểu tượng của dân tộc. Một tình cảm ấm áp, thân thương và tự hào trào dâng trong lòng người. - Tấm lòng thành kính, biết ơn với Bác thể hiện qua hệ thống hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ: mặt trời, dòng người, tràng hoa... - Niềm xúc động trước tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và nỗi đau xót trước sự ra đi của Người được diễn tả chính xác và tinh tế bằng các hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ biểu cảm... c. Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 5: Đạt các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 3: Đạt các yêu cầu như trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể còn một số sai sót, diễn đạt tương đối tốt. - Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. Sở giáo dục và đào tạo hải Dương Sở giáo dục và đào tạo kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt Hải dương năm học: 2009 - 2010 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Ngày 08 tháng 7 năm 2009 ( buổi sáng ) .................................................. Hướng dẫn chấm môn ngữ văn I. Yêu cầu chung - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm - Riêng câu 2, cho phép học sinh có thể trình bày dưới dạng một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn * Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào Tiêu chuẩn cho điểm để cho các điểm khác, có thể lẻ 0,25 điểm và không làm tròn số. II. Yêu cầu cụ thể Câu 1: a. - Bài thơ Sang thu ( 0,25 điểm ). - Gợi tả cảnh thiên nhiên ở thời điểm giao mùa từ hạ sang thu ( 0,25 điểm ) b. Cần trình bày được các ý sau: - Sấm: Tượng trưng cho những tác động, vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời (0,5 điểm ) - Hàng cây đứng tuổi: Tượng trưng cho con người đã từng trải ( 0,5 điểm) - Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời ( 0,5 điểm ) Câu 2: a. Yêu cầu + Về hình thức - Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội. - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ. - Diễn đạt lưu loát, có sức thuyết phục. + Về nội dung: Bài làm có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được hai nội dung cơ bản như sau: - Những tác hại của việc hút thuốc lá: Tác hại nghiêm trọng nhất là đối với sức khoẻ con người, bên cạnh đó gây tốn kém tiền bạc, ngoài ra còn là biểu hiện thiếu văn hoá khi ở nơi công cộng ( học sinh có thể lấy thêm các dẫn chứng trong đời sống thực tế để minh hoạ ). - Bài học: Cần tránh xa thuốc lá, vận động, tuyên truyền mọi người không hút thuốc lá... b. Tiêu chuẩn cho điểm - Điểm 3: Đạt các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 2: Đạt các yêu cầu trên nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể còn một số sai sót. - Điểm 1: Chỉ đạt khoảng một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. Câu 3 a. Yêu cầu về kĩ năng: - Có kĩ năng nghị luận về một tác phẩm truyện, thể hiện được tư duy phân tích chính xác, tinh tế. - Bài văn có bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Văn viết trong sáng, có cảm xúc. b. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đại thể có các ý cơ bản sau: - Đây là nhân vật chính trong truyện, được tập trung khắc hoạ qua cái nhìn và cảm nghĩ của các nhân vật khác, qua sự xuất hiện của anh trong cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư. Anh mang vẻ đẹp tiêu biểu cho những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước. - Vẻ đẹp tiêu biểu nhất ở anh là lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: + Vẻ đẹp này trước hết được thể hiện qua hoàn cảnh sống và làm việc của anh: tự nguyện gắn bó với nơi đỉnh núi cao chỉ có cây cỏ và mây mù. + công việc của anh gian khổ, lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao. + Nhận thức của anh về công việc của mình: cần thiết và có ích cho cuộc sống, cho mọi người; anh coi công việc là niềm vui, là lẽ sống của mình. - Bên cạnh đó, nhân vật còn có nhiều vẻ đẹp đáng quý khác: Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động, biết tìm đến các niềm vui khác như đọc sách, trồng hoa... Anh sống cởi mở, chân thành, quý trọng và quan tâm đến mọi người. Mặc dù công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng anh lại là người rất khiêm tốn. - Nhân vật để lại cho ta bài học thấm thía về ý thức trách nhiệm trước công việc và đối với đất nước. c. Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 5: Đạt các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 3: Đạt các yêu cầu như trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể còn một số sai sót, diễn đạt tương đối tốt. - Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. Sở giáo dục và đào tạo hải Dương
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_mon_ngu_van_lop_10_thpt_ngay_thi_6_7_2009.doc