Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
- Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn
TUẦN TỪ NGÀY 22/02/2021 ĐẾN 06/03/2021 BÀI 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA A. NỘI DUNG BÀI HỌC I. Khái niệm: - Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. - Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn - Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. II. Phân loại di sản văn hóa - Di sản văn hóa phi vật thể - Di sản văn hóa vật thể Di tích lịch sử - văn hóa Danh lam thắng cảnh Di vật, cổ vật III. Ý nghĩa: - Nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong cuôg cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quôc. - Phát huy sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. IV. Pháp luật quy định Nghiêm cấm các hành vi: - Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa - Hủy hoại di sản văn hóa - Đào bới, lấn chiếm khu di tích, danh lam thắng cảnh - Mua bán, vận chuyển trái phép các di vật, cổ vật B. LIÊN HỆ VẬN DỤNG, BÀI TẬP Bài tập 1: Em hãy nêu các di sản của Việt Nam được công nhận là di sản văn hóa thế giới. (Nêu ít nhất 5 di sản) - Danh lam thắng cảnh: - Di sản văn hóa: + Di sản văn hóa vật thể + Di sản văn hóa phi vật thể Bài tập 2: Việt Nam đã có những di sản nào được UNESCO xếp loại là di sản văn hóa thế giới? Bài tập 3: Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa? Bài tập 4: Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào. Em đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ? Bài tập 5: Em hãy tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết. Bài tập 6: Hãy tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá. Bài tập 7: Học sinh cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh? (Nêu nhất việc làm) C. DẶN DÒ: - Xem lại phần nội dung bài học, nội dung sách giáo khoa để làm bài tập - Học sinh làm vào trong tập GDCD và nộp bài giáo viên chấm điểm. Câu hỏi nào không trả lời được, các em liên hệ giáo viên sẽ hướng dẫn trả lời.
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_15_bao_ve_di_san_van_hoa.docx