Giáo án Giáo dục quốc phòng 12 - Tiết 31 - Trường THPT Lấp Vò I

- Luôn có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, có ý thức tự giác chấp hành pháp luật, quy chế của nhà trường, đoàn thể. Hăng hái tham gia các hoạt động chung.

- Thực hiện phương châm : Học sinh 03 không.

- Không tham gia thực hiện các hành vi : Vi phạm đạo đức, quy tắc, quy định của nhà trường, đoàn thể, chính quyền và pháp luật.

- Thực hiện tốt các quy tắc khi tham gia giao thông : Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép : giữ gìn trật tự, vệ sinh, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nỗ

- Không tự phát lập và tham gia các tổ chức trái quy định của pháp luật. Cảnh giác, tích cực phòng tránh các tệ nạn xã hội.

- Đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn mọi người tham gia thực hiện các quy tắc, quy định về trật tự, an toàn xã hội gần gũi, động viên giúp đỡ những bạn mắc phải những tệ nạn xã hội.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Giáo án Giáo dục quốc phòng 12 - Tiết 31 - Trường THPT Lấp Vò I, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TRƯỜNG THPT LẤP VÒ I
GIÁO ÁN SỐ :31
 Tuần:31 
 Tiết :31
 Ngày dạy:
 Dạy lớp:12
Bài: TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY:
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/Mục Đích:
 - Hiểu được tầm quan trọng của an ninh quốc gia và một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc.
- Đảm bảo an toàn luyện tập và chấp hành đúng qui định trong học tập.
-Học sinh cần nắm rõ ý nghĩa từng động tác, nắm chắc các nội dung đã học
2/Yêu Cầu :
 - Hiểu được tầm quan trọng của an ninh quốc gia và một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc.
-Đảm bảo an toàn luyện tập và chấp hành đúng qui định trong học tập.
3/ Ý Nghĩa : 
- Hiểu được tầm quan trọng của an ninh quốc gia và một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc.
- Đảm bảo an toàn luyện tập và chấp hành đúng qui định trong học tập.
II/NỘI DUNG: TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC.(tt)
III / THỜI GIAN: 45phút
IV/ TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP: 
1/ Tổ chức:
 + Lên lớp lý thuyết 
 + Trao đổi giáo viên và học sinh ở lớp.
 + Trao đổi mạmh dạn tự tin trình bày ý kiến của mình.
2/ Phương pháp:
 - Người dạy:sử dụng phương pháp giảng giải, minh họa,thông qua tư liệu.
 - Người học: Giờ lên lớp ghi chép đầy đu ûcác nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày, trả lời những vấn đề mà giáo viên đặt ra.
V/ ĐỊA ĐIỂM
 + Sân trường (phòng học nếu có)
VI/ BẢO ĐẢM:
- Người dạy:
 + Giáo án của giáo viên, sổ điểm danh, sổ đầu bài, Sách giáo khoa GDQP.
PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG DẠY:
A/ LÝ THUYẾT:
II/ Học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc
Bảo vệ an ninh quốc gia là trách nhiệm của toàn xã hội, là trách niệm của mọi công dân. Để thực hiện trách nhiệm công dân mỗi học sinh cần thực hiện những vấn đề sau :
1/ Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của học sinh về nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Tích cực học tập nâng cao kiến thức về mọi mặt, nắm được nội dung bài học từ đó xác dịnh rõ nhiệm vụ của mình
Nhận thức được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch thấy được tác động tiêu cực từ thực tế để không ngừng nâng cao trách nhiệm, chủ động, tích cực tam gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2/ Thực hiện tốt nội dung bảo vệ an ninh quốc gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
Luôn có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, có ý thức tự giác chấp hành pháp luật, quy chế của nhà trường, đoàn thể. Hăng hái tham gia các hoạt động chung.
Thực hiện phương châm : Học sinh 03 không.
Không tham gia thực hiện các hành vi : Vi phạm đạo đức, quy tắc, quy định của nhà trường, đoàn thể, chính quyền và pháp luật.
Thực hiện tốt các quy tắc khi tham gia giao thông : Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép : giữ gìn trật tự, vệ sinh, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nỗ
Không tự phát lập và tham gia các tổ chức trái quy định của pháp luật. Cảnh giác, tích cực phòng tránh các tệ nạn xã hội.
Đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn mọi người tham gia thực hiện các quy tắc, quy định về trật tự, an toàn xã hội gần gũi, động viên giúp đỡ những bạn mắc phải những tệ nạn xã hội.
3/ Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phầøn bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác phát hiện và báo cáo kịp thời, đầy đủ chính xác những thông tin về người có dấu hiệu nghi vấn phạm tội ; hoạt động tệ nạn xã hội ; chống đối xuyên tạc chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng Nhà nước.
Chủ động đề phòng, không để bị kẽ xấu kích động, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, gây rối an ninh trật tự
Gần gũi, động viên giúp đỡ những người lầm lỡ, sa ngã đễ giúp họ mau chóng tiến bộ, hòa nhập cộng đồng, kiên quyết không bao che giúp đỡ mà phải kiên quyết cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà trường hoặc gia đình để có biện pháp giải quyết kịp thời, tích cực.
Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, tổ chức cho học sinh tham gia trong những công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Phần 3: KẾT THÚC GIẢNG DẠY
1/ Hệ Thống nội dung đã giảng dạy trong bài 
 - Những vấn đề chung về vấn đề an ninh quốc gia
 - Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia
 - Học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc.
2/ Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu
 - Những vấn đề chung về vấn đề an ninh quốc gia
 - Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia
 - Học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc.
* Nêu vắn tắc 
 - Những vấn đề chung về vấn đề an ninh quốc gia
 - Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia
 - Học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc.
* Củng Cố:
 - GV khái quát lại những nội dung chủ yếu của bài học, nhấn mạnh trọng tâm bài.
 - Kiểm tra đặt câu hỏi gợi ý cho các em nắm chắc bài.
* Dặn Dò
 - Học sinh nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà
 - GV nhận xét đánh giá kết quả buổi học.

File đính kèm:

  • docGDQP12.t31.doc